Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Tác động của phương tiện truyền thông đối với việc lựa chọn nghề của học sinh trung học phổ thông
PREMIUM
Số trang
131
Kích thước
1.1 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1008

Tác động của phương tiện truyền thông đối với việc lựa chọn nghề của học sinh trung học phổ thông

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

1

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM

VŨ THỊ THANH THỦY

TÁC ĐỘNG CỦA PHƢƠNG TIỆN TRUYỀN THÔNG

ĐỐI VỚI VIỆC CHỌN NGHỀ CỦA HỌC SINH

TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC

THÁI NGUYÊN - 2012

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

2

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM

VŨ THỊ THANH THỦY

TÁC ĐỘNG CỦA PHƢƠNG TIỆN TRUYỀN THÔNG

ĐỐI VỚI VIỆC CHỌN NGHỀ CỦA HỌC SINH

TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

CHUYÊN NGÀNH: GIÁO DỤC HỌC

MÃ SỐ: 60.14.01

LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: GS.TSKH NGUYỄN VĂN HỘ

THÁI NGUYÊN - 2012

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

3

LỜI CẢM ƠN!

Tác giả xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo trong khoa Sau Đại

học, khoa Tâm lý - Giáo dục trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên

đã tạo điều kiện, giúp đỡ tác giả hoàn thành cuốn luận văn này.

Đặc biệt, tác giả xin chân thành cảm ơn GS. TSKH Nguyễn Văn Hộ,

thầy giáo đã giảng dạy và trực tiếp hướng dẫn tác giả trong suốt quá trình

nghiên cứu và hoàn thành luận văn.

Tác giả cũng xin gửi lời cảm ơn tới Ban giám hiệu, các thầy, cô giáo và

các em HS lớp 12 (khoá 2009 - 2012) các trường THPT Gang Thép, THPT

Trại Cau, THPT Lê Hồng Phong tỉnh Thái Nguyên, đã tạo mọi điều kiện thuận

lợi cho tác giả điều tra, khảo sát, nghiên cứu và hoàn thành luận văn.

Dù đã có nhiều cố gắng, nhưng chắc chắn luận văn sẽ không tránh khỏi

những thiếu sót và hạn chế, kính mong quý thầy (cô), các nhà khoa học, các

bạn học viên và những người quan tâm đóng góp ý kiến để tác giả có thể làm

tốt hơn trong những nghiên cứu về lĩnh vực này trong thời gian tới./.

Thái Nguyên, tháng 9 năm 2012

Vũ Thị Thanh Thuỷ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

4

MỤC LỤC

Trang

Mở đầu................................................................................................. 1

Chƣơng 1: Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu

1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề

1.1.1. Sơ lược về lịch sử nghiên cứu vấn đề trên thế giới…………..... 5

1.1.2. Các nghiên cứu ở Việt Nam………………………………….... 7

1.2. Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu

1.2.1. Một số khái niệm cơ bản

1.2.1.1. Nghề nghiệp và định hướng nghề nghiệp…………………..... 10

1.2.1.2. Sự phù hợp nghề……………………………………………... 14

1.2.1.3. Lựa chọn nghề và những tính chất của nó…………………... 16

1.2.1.4. Thông tin, truyền thông và truyền thông đại chúng…………. 18

1.2.1.5. Phương tiện truyền thông……………………………………. 21

1.2.1.6. Thông tin nghề……………………………………………….. 21

1.2.1.7. Đặc điểm của truyền thông………………………………... 24

1.2.2. Mối quan hệ giữa thông tin và truyền thông………………… 24

1.3 Những yếu tố ảnh hưởng đến sự chọn nghề của HS THPT.

1.3.1. Những đặc điểm cơ bản về tâm lý và nhân cách của HS THPT 25

1.3.2. Tác động của PTTT và xu hướng chọn nghề của HS THPT…... 32

1.4. Những ưu, nhược điểm của PTTT đối với việc chọn nghề

nghiệp của HS THPT……………………………………………....... 33

Chƣơng 2: Thực trạng những tác động của PTTT đối với HS

THPT trong việc lựa chọn nghề nghiệp

2.1. Vài nét về khách thể điều tra………………………………..... 35

2.2. Thực trạng chọn nghề của HS lớp 12 dưới tác động của PTTT

(khảo sát tại tỉnh Thái Nguyên)

2.2.1. Thực trạng nhận thức và sự tác động của các PTTT đến việc

chọn nghề của HS lớp 12 ở tỉnh Thái Nguyên……………………... 36

2.2.2. Ý kiến của GV làm công tác hướng nghiệp về tác động của các

PTTT đối với sự chọn nghề của HS lớp 12 ………………………... 69

2.2.3. Ý kiến của cha, mẹ đối với việc lựa chọn nghề nghiệp của HS

lớp 12 hiện nay………………………………………………………..

76

2.3. Kết luận chương 2......................................................................... 80

Chƣơng 3: Các biện pháp tổ chức hoạt động GDHN cho học sinh

lớp 12 dƣới sự tác động của PTTT

3.1. Những cơ sở có tính nguyên tắc để xây dựng biện pháp……. 82

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

5

3.1.1. Nghiên cứu, xây dựng các biện pháp phải đảm bảo tính mục

đích của GDHN………………………………………………………. 82

3.1.2. Nghiên cứu, xây dựng các biện pháp phải đảm bảo sự phù hợp

với những đặc điểm tâm lý và nhân cách của HS THPT…………... 82

3.1.3. Nghiên cứu, xây dựng các biện pháp phải đảm bảo tính phân

hóa, cá biệt hóa HS trong hoạt động hướng nghiệp…………………. 83

3.1.4. Nghiên cứu, xây dựng các biện pháp phải đảm bảo tính hệ

thống trong hoạt động GDHN………………………………………... 83

3.1.5. Nghiên cứu, xây dựng các biện pháp theo quan điểm tiếp cận

hoạt động và nhân cách……………………………………………. 84

3.1.6. Nghiên cứu, xây dựng các biện pháp phải đảm bảo tính khả

thi............................................................................................................ 84

3.2 Các biện pháp tổ chức hoạt động GDHN cho HS lớp 12 dưới

tác động của các PTTT

3.2.1. Xây dựng bài học có nội dung giới thiệu về những lĩnh vực

nghề nghiệp có sử dụng các PTTT…………………………………… 85

3.2.2. Tổ chức tọa đàm trên lớp với chủ đề “Internet với nghề nghiệp

và lựa chọn nghề nghiệp”……………………………………………. 87

3.2.3. Tổ chức cho HS tìm hiểu thông tin nghề nghiệp qua bản tin,

phóng sự truyền hình hay một đoạn video……………………………. 88

3.2.4. Tổ chức hội nghị để trao đổi với cha mẹ HS về nghề nghiệp

tương lai của con em họ……………………………………………… 89

3.2.5. Lập hồ sơ hướng nghiệp chi tiết cho mỗi HS………………….. 91

3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp………………………………... 93

3.4. Khảo nghiệm các biện pháp

3.4.1. Mục đích khảo nghiệm…………………………………………. 95

3.4.2. Đối tượng khảo nghiệm……………………………………....... 95

3.4.3. Quá trình tiến hành khảo nghiệm…………………………….... 95

3.4.4. Kết quả khảo nghiệm…………………………………………... 95

3.5. Kết luận chương 3........................................................................... 100

Kết luận và khuyến nghị

1. Kết

luận.............................................................................................

101

2. Khuyến nghị.......................................................................................

Tài liệu tham khảo

Phụ lục

103

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

6

DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT

Trung học phổ thông THPT

Trung học cơ sở THCS

Giáo viên GV

Học sinh HS

Phương tiện truyền thông PTTT

Giáo dục hướng nghiệp GDHN

Nhà xuất bản NXB

Giáo sư - Tiến sĩ khoa học GS-TSKH

Đại học ĐH

Cao đẳng CĐ

Trung học chuyên nghiệp THCN

Số lượng SL

Trung bình TB

Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá CNH - HĐH

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

7

DANH MỤC CÁC BẢNG SỐ LIỆU

Trang

Bảng 2.1 Nhận thức của HS lớp 12 về mục đích của hoạt động hướng

nghiệp trong trường phổ thông 38

Bảng 2.2 Dự định lựa chọn nghề nghiệp của HS lớp 12 sau khi tốt nghiệp

THPT

39

Bảng 2.3 Mức độ tổ chức các hoạt động hướng nghiệp cho HS lớp 12 ở

các trường THPT

42

Bảng 2.4 Hiểu biết của HS lớp 12 về các PTTT 44

Bảng 2.5 Mức độ cung cấp thông tin nghề cho HS lớp 12 thông qua các

PTTT tại địa phương

45

Bảng 2.6 Lĩnh vực HS lớp 12 quan tâm trên các PTTT 48

Bảng 2.7 Lý do lựa chọn nghề nghiệp của HS lớp 12 51

Bảng 2.8 Mức độ ảnh hưởng của từng PTTT đến việc chọn nghề 54

Bảng 2.9 Mức độ quan tâm của HS lớp 12 đối với những lĩnh vực trên các

PTTT

56

Bảng 2.10 Vai trò của gia đình trong việc lựa chọn nghề nghiệp của HS lớp 12 58

Bảng 2.11 Những vấn đề HS lớp 12 có nhu cầu hoặc hứng thú 60

Bảng 2.12 Những khó khăn HS lớp 12 gặp phải khi lựa chọn nghề nghiệp 63

Bảng 2.13 Yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến việc lựa chọn nghề của HS lớp 12 64

Bảng 2.14 Quyết định lựa chọn nghề của HS lớp 12 67

Bảng 2.15 Thực tế và hiệu qủa của việc tổ chức GDHN trong trường THPT

theo sự đánh giá của GV

70

Bảng 2.16 Những yếu tố tác động đến việc chọn nghề của HS lớp 12 theo ý

kiến của GV 71

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

8

Bảng 2.17 Những vấn đề HS lớp 12 quan tâm khi lựa chọn nghề nghiệp

theo ý kiến của GV 73

Bảng 2.18 Ý kiến đánh giá của GV về những thông tin nghề nghiệp trên các

PTTT

74

Bảng 2.19 Mức độ cung cấp thông tin hướng nghiệp của nhà trường trên

các PTTT

75

Bảng 3.1 Đánh giá của chuyên gia về sự phù hợp của những cơ sở có tính

nguyên tắc trong việc nghiên cứu xây dựng các biện pháp

96

Bảng 3.2 Đánh giá của chuyên gia về sự phù hợp của các biện pháp 97

Bảng 3.3 Đánh giá của chuyên gia về mức độ hợp lý của các bước tiến hành

biện pháp

98

Bảng 3.4 Đánh giá của chuyên gia về mức độ khả thi của các biện pháp 99

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

9

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

GDHN và tư vấn học đường là một nhu cầu không thể thiếu của HS, đặc

biệt là đối với HS lớp 12 bậc THPT. HS THPT cần được hướng nghiệp để có

nền tảng vững chắc bước vào tương lai với nghề nghiệp ổn định. Chương trình

GDHN đã được đưa vào học đường cung cấp cho HS các kiến thức cơ bản của

việc lựa chọn ngành nghề, mục đích của GDHN là giúp cho HS với vai trò là

chủ thể trong sự lựa chọn nghề, có ý thức trong việc định hướng đúng khi lựa

chọn nghề dựa trên cơ sở hiểu biết khoa học về nghề nghiệp, về nhu cầu thị

trường lao động xã hội và năng lực, sở trường của bản thân. Hoạt động hướng

nghiệp cho HS THPT không chỉ dừng lại ở mức độ nâng cao nhận thức và sự

hiểu biết kỹ càng hơn về nghề mà còn là quá trình xác lập những điều kiện hiện

thực để đưa các em vào hoạt động trong thế giới nghề nghiệp, tạo ra sự thích

ứng ở mức độ nhất định. Theo điều tra của Viện Khoa học giáo dục, hàng năm

ở nước ta tuyển vào bậc THPT trên 400 nghìn HS, sau khi tốt nghiệp có khoảng

19,7% HS vào học tại các trường Đại học, Cao đẳng, 7,4% vào các trường

trung học chuyên nghiệp và chỉ có 4,9% đi học nghề. Như vậy, mỗi năm nước

ta có 200 - 300 nghìn HS tốt nghiệp PTTH và 50 nghìn HS tốt nghiệp THCS bổ

sung vào lực lượng lao động xã hội mà chưa được hướng nghiệp một cách kỹ

càng. Với số lượng HS bước vào nghề không được hướng nghiệp đúng đắn sẽ

gây lãng phí cho quá trình đào tạo, gây sức ép rất lớn lên các kỳ thi tuyển sinh

đại học hàng năm và gây nên tình trạng mất cân đối nghiêm trọng trong giáo

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

10

dục đào tạo cũng như cơ cấu lao động, làm ảnh hưởng đến nền kinh tế quốc gia

và sức mạnh dân tộc.

Trước thực tế đó, HS phải tự chủ động tìm hiểu nguồn thông tin, tự

đánh giá trên những quy trình đã được học trong các tiết học hướng nghiệp.

Mặc dù sự phát triển như vũ bão về các PTTT hiện nay như: báo chí, phát

thanh truyền hình, truyền hình số, mạng Internet..... thì việc cung cấp thông tin

nghề cho các em không bị bó hẹp trong một không gian nhất định, không chỉ

phụ thuộc vào các nhà trường mà được mở rộng để các em có thể dễ dàng tìm

hiểu về bất cứ lĩnh vực nào mà mình muốn. Tuy nhiên nguồn thông tin chi tiết

hiện tại chưa được cung cấp đầy đủ trên các sách giáo khoa hướng nghiệp, khả

năng tìm kiếm thông tin của HS còn nhiều hạn chế, trong khi các thông tin

hướng nghiệp trên các PTTT chưa tập trung, chưa đầy đủ gây khó khăn cho

GV, HS và phụ huynh HS trong việc tìm hiểu và tư vấn hướng nghiệp cho HS

lớp 12. Do vậy, để tránh những luồng thông tin không chính thống mang lại

những thông tin sai lệch làm ảnh hưởng tới quá trình lựa chọn nghề nghiệp

của các em thì việc tìm ra các biện pháp tổ chức hoạt động GDHN cho HS lớp

12 dưới sự tác động của PTTT là nhiệm vụ hết sức cấp thiết trong giai đoạn

hiện nay. Từ những lý do trên, chúng tôi chọn đề tài "Tác động của PTTT đối

với việc chọn nghề của HS THPT" (Khảo sát tại tỉnh Thái Nguyên).

2. Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở lý luận và thực tiễn, nghiên cứu các tác động của PTTT đối

với việc cung cấp thông tin nghề cho HS, từ đó đề xuất một số biện pháp tổ

chức hoạt động hướng nghiệp cho HS lớp 12 dưới sự tác động của PTTT, giúp

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

11

cho HS có cách tiếp nhận và xử lý tối ưu trước những thông tin do PTTT

mang lại để có những định hướng nghề một cách đúng đắn.

3. Khách thể - Đối tƣợng nghiên cứu

* Khách thể nghiên cứu: Tác động của PTTT đối với sự chọn nghề của

HS THPT.

* Đối tượng nghiên cứu: Các biện pháp tổ chức hoạt động hướng

nghiệp cho HS lớp 12 dưới sự tác động của PTTT, nhằm giúp HS THPT có

cách tiếp nhận và xử lý tối ưu trước những tác động của PTTT mang lại trong

việc chọn nghề.

4. Giả thuyết khoa học

Chất lượng và hiệu quả của công tác GDHN cho HS phụ thuộc vào rất

nhiều yếu tố như: GV, phụ huynh HS, công tác quản lý, lãnh đạo của nhà

trường, sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương…, trong đó phải kể đến đó

là sự phát triển của các PTTT. Vì vậy việc đề xuất được các biện pháp tổ chức

hoạt động hướng nghiệp cho HS lớp 12 dưới sự tác động của PTTT nhằm giúp

các em có thể tiếp nhận và xử lý thông tin do PTTT mang lại một cách phù hợp

sẽ giúp các em có được sự lựa chọn đúng đắn về nghề nghiệp trong tương lai,

góp phần nâng cao chất lượng GDHN trong nhà trường THPT.

5. Nhiệm vụ nghiên cứu

5.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận về những tác động của PTTT đối với việc

chọn nghề của HS THPT.

5.2. Điều tra, khảo sát thực trạng về những tác động của PTTT bằng

hình ảnh đối với việc chọn nghề của HS lớp 12 (tại tỉnh Thái Nguyên).

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

12

5.3. Đề xuất các biện pháp tổ chức hoạt động hướng nghiệp cho HS

dưới sự tác động của PTTT, giúp HS trong việc tiếp nhận và xử lý thông tin

do các PTTT bằng hình ảnh mang lại trong việc lựa chọn nghề nghiệp.

6. Phạm vi nghiên cứu

Sự phát triển của các PTTT có tác động mạnh mẽ đến việc chọn nghề

của HS THPT hiện nay. Căn cứ vào điều kiện và khả năng thực hiện đề tài,

chúng tôi đi sâu nghiên cứu những tác động của các PTTT đối với việc lựa

chọn nghề của HS tại các trường tiêu biểu cho 3 vùng địa lý (thành phố, vùng

sâu, vùng nông thôn), đó là trường: THPT Gang Thép (thành phố), THPT Trại

Cau (huyện Đồng Hỷ) và THPT Lê Hồng Phong (huyện Phổ Yên) của tỉnh

Thái Nguyên.

7. Phƣơng pháp nghiên cứu

* Nhóm phương pháp lý luận: phân tích, tổng hợp, khái quát hoá, hệ

thống hoá, nghiên cứu lịch sử vấn đề.

* Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn: quan sát, điều tra, khảo

nghiệm xin ý kiến chuyên gia, tổng kết kinh nghiệm.

* Nhóm phương pháp xử lý số liệu: thống kê toán học.

8. Cấu trúc luận văn

Luận văn gồm 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận về vấn đề chọn nghề của HS THPT dưới sự tác động

của phương tiện truyền thông.

Chương 2: Thực trạng những tác động của PTTT đối với HS THPT trong việc

lựa chọn nghề nghiệp.

Chương 3: Các biện pháp tổ chức hoạt động GDHN cho HS lớp 12 dưới sự tác

động của PTTT

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

13

Ngoài ra, luận văn còn có phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục các tài liệu

tham khảo và Phụ lục

CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VẤN ĐỀ CHỌN NGHỀ CỦA HỌC SINH

THPT DƢỚI SỰ TÁC ĐỘNG CỦA PHƢƠNG TIỆN TRUYỀN THÔNG

1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề

Nghề nghiệp là một thành phần quan trọng trong sự phát triển xã hội

cũng như đời sống cá nhân. Sự phong phú, đa dạng, phức tạp của nghề nghiệp

phản ánh trình độ văn minh, đời sống vật chất của con người cũng như xã hội

đó. Vì vậy, xung quanh vấn đề này đã có nhiều tác giả trong và ngoài nước

quan tâm nghiên cứu.

1.1.1. Sơ lƣợc về lịch sử nghiên cứu vấn đề trên thế giới

Những tư tưởng về định hướng nghề nghiệp cho thế hệ trẻ đã có từ thời

cổ đại, tuy nhiên ở dưới dạng rất sơ khai và biểu hiện thông qua việc phân

chia, phân cấp lao động tuỳ thuộc vào địa vị, nguồn gốc xuất thân của mỗi

người trong xã hội. Điều này thể hiện rõ tính áp đặt của giai cấp thống trị và

sự bất bình đẳng trong việc phân công lao động trong xã hội.

Vào thế kỷ thứ XIX trong các tài liệu văn học đã đề cập đến vấn đề

hướng nghiệp cho thanh niên. Ở Pháp, năm 1848 đã xuất bản cuốn "Hướng

dẫn chọn nghề" được xem như là cuốn sách đầu tiên về vấn đề hướng nghiệp.

Nội dung cuốn sách đã đề cập đến sự phát triển đa dạng của các ngành nghề

trong xã hội do sự phát triển của công nghiệp, từ đó đã rút ra kết luận rằng coi

GDHN là một vấn đề quan trọng không thể thiếu khi xã hội ngày càng phát

triển và cũng là nhân tố thúc đẩy xã hội phát triển.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!