Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Tác động của phong cách lãnh đạo Nhật Bản đến kết quả thực hiện công việc của nhân viên các công ty phần mềm Nhật Bản tại Việt Nam
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
LÊ HOÀNG
TÁC ĐỘNG CỦA PHONG CÁCH LÃNH
ĐẠO NHẬT BẢN ĐẾN KẾT QUẢ THỰC
HIỆN CÔNG VIỆC CỦA NHÂN VIÊN CÁC
CÔNG TY PHẦN MỀM NHẬT BẢN TẠI
VIỆT NAM
LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN TRỊ KINH DOANH
TP. HỒ CHÍ MINH, Năm 2019
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
LÊ HOÀNG
TÁC ĐỘNG CỦA PHONG CÁCH LÃNH
ĐẠO NHẬT BẢN ĐẾN KẾT QUẢ THỰC
HIỆN CÔNG VIỆC CỦA NHÂN VIÊN CÁC
CÔNG TY PHẦN MỀM NHẬT BẢN TẠI
VIỆT NAM
Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh
Mã số chuyên ngành: 62 34 01 02
LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN TRỊ KINH DOANH
Người hướng dẫn khoa hoc:
PGS.TS. HOÀNG THỊ PHƯƠNG THẢO
TP. HỒ CHÍ MINH, Năm 2019
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan rằng luận văn “Tác động của phong cách lãnh đạo Nhật Bản
đến kết quả thực hiện công việc của nhân viên các công ty phần mềm Nhật Bản
tại Việt Nam” là bài nghiên cứu của chính tôi.
Ngoài trừ những tài liệu tham khảo được trích dẫn trong luận văn này, tôi cam
đoan rằng toàn phần hay những phần nhỏ của luận văn này chưa từng được công bố
hoặc được sử dụng để nhận bằng cấp ở những nơi khác.
Không có sản phẩm/nghiên cứu nào của người khác được sử dụng trong luận
văn này mà không được trích dẫn theo đúng quy định.
Luận văn này chưa bao giờ được nộp để nhận bất kỳ bằng cấp nào tại các
trường đại học hoặc cơ sở đào tạo khác.
TP. Hồ Chí Minh, ngày 15 tháng 10 năm 2019
Tác giả
……………………
ii
LỜI CẢM ƠN
Luận văn được hoàn thành tại Trường Đại học Mở TP. Hồ Chí Minh. Trong
quá trình làm luận văn tôi đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ để hoàn tất luận văn.
Trước tiên tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến cô Hoàng Thị Phương Thảo đã tận
tình hướng dẫn, truyền đạt kiến thức, kinh nghiệm cho tôi trong suốt quá trình thực
hiện luận văn tốt nghiệp này.
Xin gửi lời cảm ơn đến quý thầy cô của Trường Đại học Mở TP. Hồ Chí Minh,
những người đã truyền đạt kiến thức quý báu cho tôi trong thời gian học cao học vừa
qua.
Sau cùng xin gửi lời cảm ơn đến gia đình và các bạn học viên lớp MBA16A
đã động viên, giúp đỡ tôi trong quá trình làm luận luận văn. Đồng thời xin gửi lời
cám ơn đến các anh/chị đáp viên đã nhiệt tình tham gia trả lời câu hỏi khảo sát giúp
tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp này.
TP. Hồ Chí Minh, ngày 15 tháng 10 năm 2019
Tác giả
……………………
iii
TÓM TẮT
Luận văn nghiên cứu “Tác động của phong cách lãnh đạo Nhật Bản đến kết
quả thực hiện công việc của nhân viên các công ty phần mềm Nhật Bản tại Việt Nam”
với mục tiêu phân tích tác động của phong cách lãnh đạo Nhật Bản đến kết quả thực
hiện công việc của nhân viên các công ty phần mềm Nhật Bản tại Việt Nam. Nghiên
cứu được thực hiện qua hai giai đoạn: nghiên cứu sơ bộ và nghiên cứu chính thức.
Nghiên cứu sơ bộ được thực hiện với kỹ thuật thảo luận tay đôi và phỏng vấn thử để
điều chỉnh và bổ sung biến quan sát cho các yếu tố: Sự hấp dẫn bởi phẩm chất của
người lãnh đạo, Sự hấp dẫn bởi hành vi của người lãnh đạo, Sự kích thích trí tuệ, Sự
truyền cảm hứng, Sự quan tâm nhân viên, Thưởng theo thành tích, Quản lý bằng
ngoại lệ - chủ động, Áp lực trong công việc, Kế hoạch trong công việc, Duy trì trong
công việc, Kết quả thực hiện công việc. Nghiên cứu chính thức là nghiên cứu định
lượng với kỹ thuật thu thập dữ liệu là phỏng vấn qua bảng câu hỏi đóng dựa trên quan
điểm, ý kiến đánh giá của những nhân viên lập trình và ban lãnh đạo người Nhật tại
các công ty phần mềm Nhật Bản tại Việt Nam qua bảng câu hỏi khảo sát để kiểm tra
mối quan hệ giữa biến quan sát và biến phụ thuộc trong mô hình nghiên cứu đề xuất.
Toàn bộ dữ liệu hồi đáp sẽ được xử lý với sự hỗ trợ của phần mềm SPSS 20.0.
Kết quả kiểm định mô hình, cho thấy tác động phong cách lãnh đạo Nhật Bản
đến kết quả thực hiện công việc của nhân viên các công ty phần mềm Nhật Bản tại
Việt Nam với các thành phần tác động: Sự hấp dẫn bởi phẩm chất của người lãnh
đạo, Sự hấp dẫn bởi hành vi của người lãnh đạo, Sự kích thích trí tuệ, Sự truyền cảm
hứng, Sự quan tâm nhân viên, Thưởng theo thành tích, Quản lý bằng ngoại lệ - chủ
động, Áp lực trong công việc, Kế hoạch trong công việc, Duy trì trong công việc.
Trong đó, nhân tố Sự kích thích trí tuệ có hệ số Beta là 0.336 nên có tầm quan trọng
nhất đối với Kết quả thực hiện công việc của nhân viên. Thứ 2 là nhân tố Áp lực trong
công việc với hệ số Beta là -0.197. Thứ 3 là nhân tố Sự truyền cảm hứng với hệ số
Beta là 0.146. Tiếp theo là các nhân tố lần lượt theo thứ tự Sự quan tâm nhân viên,
Sự hấp dẫn bởi phẩm chất của người lãnh đạo, Thưởng theo thành tích, Sự hấp dẫn
bởi hành vi của người lãnh đạo, Kế hoạch trong công việc, Duy trì trong công việc,
iv
Quản lý bằng ngoại lệ - chủ động với hệ số Beta là 0.143; 0.134; 0.130; 0.125; 0.116;
0.115; 0.098.
Kết quả cho thấy việc xây dựng mô hình là phù hợp, giả thuyết được chấp
nhận tương đồng với nghiên cứu trước Trần Viết Hoàng Nguyên (2014), Koopmans
và cộng sự (2013), Bass và Avolio (2004). Tuy nhiên, với tập dữ liệu mẫu của nghiên
cứu này thì vẫn chưa đo lường được hết những biến thiên của biến kết quả thực hiện
công việc của nhân viên các công ty phần mềm Nhật Bản tại Việt Nam.
v
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN....................................................................................................2
LỜI CẢM ƠN .........................................................................................................ii
TÓM TẮT............................................................................................................. iii
MỤC LỤC ..............................................................................................................v
DANH MỤC CÁC HÌNH, SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ..........................................................ix
DANH MỤC BẢNG...............................................................................................x
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ................................................................................xii
Chương 1: GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU.................................................................1
1.1 Lý do nghiên cứu.........................................................................................1
1.2 Tổng quan tình hình nghiên cứu ..................................................................4
1.3 Mục tiêu nghiên cứu....................................................................................5
1.4 Câu hỏi nghiên cứu......................................................................................6
1.5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu................................................................6
1.6 Phương pháp nghiên cứu .............................................................................7
1.7 Ý nghĩa nghiên cứu .....................................................................................8
1.8 Bố cục của nghiên cứu ................................................................................8
Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU..............................10
2.1 Cơ sở lý thuyết ..........................................................................................10
2.1.1 Khái niệm về phong cách lãnh đạo, phong cách lãnh đạo Nhật Bản....10
2.1.2 Phong cách lãnh đạo ...........................................................................10
2.1.3 Phong cách lãnh đạo Nhật Bản ...........................................................11
2.2 Cách tiếp cận trong nghiên cứu về phong cách lãnh đạo Nhật Bản ............13
vi
2.2.1 Thang đo phong cách lãnh đạo............................................................14
2.3 Kết quả thực hiện công việc ......................................................................17
2.3.1 Khái niệm kết quả thực hiện công việc ...............................................17
2.3.2 Đo lường kết quả thực hiện công việc.................................................19
2.4 Các nghiên cứu có liên quan......................................................................21
2.4.1 Nghiên cứu trên thế giới .....................................................................21
2.4.2 Nghiên cứu trong nước .......................................................................24
2.5 Mô hình đề xuất và giả thuyết ...................................................................27
2.5.1 Sự hấp dẫn bởi phẩm chất của người lãnh đạo ....................................29
2.5.2 Sự hấp dẫn bởi hành vi của người lãnh đạo.........................................30
2.5.3 Sự kích thích trí tuệ.............................................................................30
2.5.4 Sự truyền cảm hứng............................................................................31
2.5.5 Sự quan tâm nhân viên........................................................................31
2.5.6 Thưởng theo thành tích.......................................................................32
2.5.7 Quản lý bằng ngoại lệ - chủ động........................................................33
2.5.8 Áp lực trong công việc........................................................................34
2.5.9 Kế hoạch trong công việc ...................................................................35
2.5.10 Duy trì trong công việc .......................................................................35
2.6 Tóm tắt chương 2 ......................................................................................37
Chương 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................................................39
3.1 Thiết kế nghiên cứu...................................................................................39
3.1.1 Quy trình nghiên cứu ..........................................................................39
3.1.2 Nguồn thông tin cần thu thập..............................................................40
vii
3.2 Nghiên cứu định tính.................................................................................41
3.3 Nghiên cứu định lượng..............................................................................48
3.3.1 Mẫu nghiên cứu..................................................................................48
3.3.2 Phương pháp xử lý số liệu ..................................................................50
3.4 Tóm tắt chương 3 ......................................................................................51
Chương 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ..................................................................52
4.1 Mô tả mẫu .................................................................................................52
4.2 Kiểm định độ tin cậy thang đo...................................................................54
4.3 Kiểm định thang đo thông qua phân tích nhân tố khám phá EFA...............60
4.4 Mô hình nghiên cứu sau khi đánh giá thang đo..........................................65
4.5 Kiểm định mô hình nghiên cứu và các giả thuyết ......................................66
4.5.1 Thống kê mô tả các nhân tố trong mô hình hồi quy.............................66
4.5.2 Phân tích tương quan ..........................................................................67
4.5.3 Phân tích hồi quy................................................................................68
4.5.4 Kiểm định các giả thuyết ....................................................................74
4.6 Kiểm định sự khác biệt..............................................................................78
4.7 Thảo luận các kết quả định lượng..............................................................79
4.8 Tóm tắt chương 4 ......................................................................................80
Chương 5. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ.......................................................81
5.1 Kết luận.....................................................................................................81
5.2 Khuyến nghị..............................................................................................83
5.2.1 Sự kích thích trí tuệ.............................................................................83
5.2.2 Áp lực trong công việc........................................................................85
viii
5.2.3 Sự truyền cảm hứng............................................................................85
5.2.4 Sự quan tâm nhân viên........................................................................86
5.2.5 Sự hấp dẫn bởi phẩm chất của người lãnh đạo ....................................87
5.2.6 Thưởng theo thành tích.......................................................................88
5.2.7 Sự hấp dẫn bởi hành vi của người lãnh đạo.........................................88
5.2.8 Kế hoạch trong công việc ...................................................................89
5.2.9 Duy trì trong công việc .......................................................................90
5.2.10 Quản lý bằng ngoại lệ - chủ động........................................................90
5.3 Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo.....................................................91
TÀI LIỆU THAM KHẢO .....................................................................................93
PHỤ LỤC .............................................................................................................98
ix
DANH MỤC CÁC HÌNH, SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ
Hình 2.1 Mô hình Phong cách lãnh đạo chuyển tác tác động đến kết quả làm việc của
nhân viên .................................................................................................................
Hình 2.2 Mô hình Phong cách lãnh đạo chuyển dạng tác động đến kết quả làm việc
của nhân viên ...........................................................................................................
Hình 2.3 Mô hình Phong cách lãnh đạo phong cách chuyển tác - chuyển dạng và
phong cách lãnh đạo tự do tác động đến kết quả làm việc của nhân viên ..................
Hình 2.4 Mô hình Bizhan và cộng sự (2013) ............................................................
Hình 2.5 Mô hình Cedwyn và công sự (2004) ..........................................................
Hình 2.6 Mô hình Bizhan và cộng sự (2013) ............................................................
Hình 2.7 Mô hình Durga và cộng sự (2011)..............................................................
Hình 2.6 Mô hình nghiên cứu đề xuất.......................................................................
Hình 3.1. Quy trình nghiên cứu ................................................................................
Hình 4.1 Mô hình nghiên cứu ..................................................................................
Hình 4.2. Biểu đồ phần dư chuẩn hóa ......................................................................
x
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1 So sánh Phong cách lãnh đạo phương Tây (hay Phong cách lãnh đạo truyền
thống) với Phong cách lãnh đạo Nhật Bản ................................................................
Bảng 2.2: Các nhân tố thuộc các phong cách lãnh đạo..............................................
Bảng 2.3 Tóm tắt nghiên cứu trước ..........................................................................
Bảng 3.1: Thang đo các thành phần .........................................................................
Bảng 4.1 Thông tin mẫu ...........................................................................................
Bảng 4.2 Bảng kết quả phân tích Cronbach’s Alpha ................................................
Bảng 4.3 Bảng kết quả phân tích EFA các biến độc lập ............................................
Bảng 4.5: Thống kê mô tả các nhân tố trong mô hình hồi quy .................................
Bảng 4.4 Bảng kết quả phân tích EFA biến phụ thuộc ..............................................
Bảng 4.6 Kết quả phân tích tương quan Pearson.......................................................
Bảng 4.7 Bảng chỉ tiêu đánh giá độ phù hợp của mô hình.........................................
Bảng 4.8 Bảng kiểm định độ phù hợp của mô hình ..................................................
Bảng 4.9 Bảng thông số thống kê của từng biến trong mô hình hồi quy ...................
Bảng 4.10 Kết quả kiểm định mô hình lý thuyết.......................................................
Bảng 4. 10. Kết quả phân tích sự khác biệt ...............................................................
Bảng 5.1 Bảng thống kê mô tả yếu tố Sự kích thích trí tuệ........................................
Bảng 5.2 Bảng thống kê mô tả yếu tố Áp lực trong công việc...................................
Bảng 5.3 Bảng thống kê mô tả yếu tố Sự truyền cảm hứng.......................................
Bảng 5.4 Bảng thống kê mô tả yếu tố Sự quan tâm nhân viên...................................
Bảng 5.5 Bảng thống kê mô tả yếu tố Sự hấp dẫn bởi phẩm chất của người lãnh đạo
Bảng 5.6 Bảng thống kê mô tả yếu tố Thưởng theo thành tích ..................................
xi
Bảng 5.7 Bảng thống kê mô tả yếu tố Sự hấp dẫn bởi hành vi của người lãnh đạo....
Bảng 5.8 Bảng thống kê mô tả yếu tố Kế hoạch trong công việc...............................
Bảng 5.9 Bảng thống kê mô tả yếu tố Duy trì trong công việc ..................................
Bảng 5.10 Bảng thống kê mô tả yếu tố Quản lý bằng ngoại lệ - chủ động.................
xii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
TNHH: Trách nhiệm hữu hạn
Tp. HCM: Thành phố Hồ Chí Minh
1
Chương 1: GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU
Chương 1 tác giả thiệu tổng quan về đề tài. Cụ thể, tác giả nêu lên tính cấp
thiết của đề tài từ đó nêu lên mục tiêu mà đề tài hướng đến, phạm vi nghiên cứu đồng
thời cũng giới thiệu bố cục đề tài.
1.1 Lý do nghiên cứu
Hội nhập kinh tế ngày càng diễn ra sâu rộng tại Việt Nam. Và Nhật Bản là một
trong những quốc gia đã đầu tư vào Việt Nam và sự đóng góp không nhỏ vào sự phát
triển của nền kinh tế nước ta. Bên cạnh những thiết bị kỹ thuật hiện đại, kỹ thuật và
công nghệ sản xuất tiên tiến chính sự du nhập cả phong cách làm việc, phong cách
lãnh đạo người Nhật đã góp phần tạo nên thành công cho các doanh nghiệp Nhật Bản
ở Việt Nam.
Hiện nay sự thay đổi tình hình kinh tế thế giới diễn ra ngày càng phức tạp khó
có quốc gia, tổ chức nào có thể biết để lường trước được sự thay đổi đó, vai trò của
lãnh đạo trở nên quan trọng hơn đối với từng tổ chức cho sự phát triển trong tương
lai của họ. Phong cách lãnh đạo Nhật Bản cũng là một ý tưởng quản lý đã được người
Nhật áp dụng tại các doanh nghiệp Nhật Bản tại rất nhiều quốc gia và mang lại kết
quả tốt cho doanh nghiệp của họ. Điều này khác với những nhà quản lý chỉ biết điều
chỉnh mà họ không làm tròn trách nhiệm là người thay đổi sứ mệnh, cơ cấu và nguồn
lực của tổ chức theo hướng tốt. Mặt khác, các nhà lãnh đạo Nhật Bản hòa mình cùng
với các nhân viên để tạo ra các kết nối làm tăng chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm
không chỉ cho nhân viên cấp dưới, mà còn cho chính bản thân nhà lãnh đạo. Đó chính
là điểm khác biệt giữa phong cách lãnh đạo Nhật Bản với các phong cách lãnh đạo
khác. Và nó đã mang lại kết quả cho doanh nghiệp Nhật Bản dù ở quốc gia nào. Đây
là điều mà các nhà lãnh đạo của các doanh nghiệp cần học hỏi để mang lại thành công
cho doanh nghiệp mình.
Công nghệ thông tin là một ngành ngày càng đóng vai trò quan trọng trong
phát triển kinh tế, xã hội, văn hoá, chính trị và góp phần hình thành con người mới.
Hiến chương Okinawa (tháng 7 năm 2000) khẳng định: "Công nghệ thông tin và