Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Tác động của phân cấp nguồn thu đến tăng trưởng kinh tế - Nghiên cứu trường hợp tại Thành phố Hồ Chí Minh: Luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng / Trần Đức Khánh ; Trần Quốc Thịnh người hướng dẫn khoa học
PREMIUM
Số trang
92
Kích thước
1.3 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1268

Tác động của phân cấp nguồn thu đến tăng trưởng kinh tế - Nghiên cứu trường hợp tại Thành phố Hồ Chí Minh: Luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng / Trần Đức Khánh ; Trần Quốc Thịnh người hướng dẫn khoa học

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH

TRẦN ĐỨC KHÁNH

TÁC ĐỘNG CỦA PHÂN CẤP NGUỒN THU ĐẾN

TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ - NGHIÊN CỨU

TRƯỜNG HỢP TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2019

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH

TRẦN ĐỨC KHÁNH

TÁC ĐỘNG CỦA PHÂN CẤP NGUỒN THU ĐẾN

TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ - NGHIÊN CỨU

TRƯỜNG HỢP TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ

Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng

Mã số: 8 34 02 01

Người hướng dẫn khoa học: TS. Trần Quốc Thịnh

TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2019

TÓM TẮT

-----

Nghiên cứu mối quan hệ có thể xảy ra giữa quá trình phân cấp quản lý ngân

sách và tăng trưởng kinh tế đã mở ra một xu hướng nghiên cứu mới từ nửa cuối những

năm 1990. Đến nay, chủ đề về tác động của phân cấp quản lý ngân sách đến tăng

trưởng kinh tế vẫn là nội dung được tranh luận nhiều trong các nghiên cứu thực

nghiệm cả trong nước lẫn ngoài nước. Qua lược khảo các nghiên cứu liên quan, Luận

văn đã phát hiện ra khe hở nghiên cứu và tiến hành thực hiện nghiên cứu trực tiếp tác

động của phân cấp nguồn thu (là một trong 04 nội dung chính của phân cấp quản lý

ngân sách) đến tăng trưởng kinh tế - Nghiên cứu trường hợp tại Thành phố Hồ Chí

Minh giai đoạn 1999 – 2018. Với kết quả phân tích hồi quy OLS cho thấy phân cấp

nguồn thu có tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế. Ngoài ra, trong quá trình phân

tích, kết quả nghiên cứu còn cho thấy Tỷ lệ tăng trưởng dân số, Độ mở nền kinh tế,

Chi tiêu công, Tỷ giá hối đoái, Tính minh bạch tác động cùng chiều đến tăng trưởng

kinh tế; nhưng Vốn đầu tư xã hội, Mức hỗ trợ tài khóa và Tỷ lệ lạm phát lại có tác

động ngược chiều. Riêng Mức tự chủ tài chính cũng có tác động ngược chiều nhưng

không có ý nghĩa thống kê. Dựa vào kết quả nghiên cứu, Luận văn tiến hành gợi ý

một số chính sách liên quan đến phân cấp nguồn thu để góp phần tăng trưởng kinh tế

cho Thành phố Hồ Chí Minh.

LỜI CAM ĐOAN

-----

Luận văn này chưa từng được trình nộp để lấy học vị thạc sĩ tại bất cứ một

trường đại học nào. Luận văn này là công trình nghiên cứu riêng của tác giả, kết quả

nghiên cứu là trung thực, trong đó không có các nội dung đã được công bố trước đây

hoặc các nội dung do người khác thực hiện ngoại trừ các trích dẫn được dẫn nguồn

đầy đủ trong Luận văn.

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2019

Người thực hiện

Trần Đức Khánh

LỜI CẢM ƠN

-----

Đầu tiên, tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn đến tập thể Ban Giám hiệu Nhà

trường, Khoa Sau Đại học và quý Thầy, Cô của Trường Đại học Ngân hàng Thành

phố Hồ Chí Minh trong suốt thời gian qua đã luôn tạo mọi điều kiện, tận tâm, nhiệt

tình truyền đạt những kiến thức cũng như những kinh nghiệm quý giá trên nhiều vấn

đề, lĩnh vực,… để cung cấp những nền tảng vững chắc cho tôi trong quá trình thực

hiện Luận văn này.

Đặc biệt xin trân trọng gửi lời cảm ơn đến Tiến sĩ Trần Quốc Thịnh, người đã

luôn theo sát, định hướng, góp ý, hướng dẫn tôi từ những ngày đầu được phân công

phụ trách cho đến khi Luận văn hoàn chỉnh và đủ điều kiện để bảo vệ trước Hội đồng

chấm Luận văn.

Đồng thời, xin chân thành cảm ơn đồng chí Bùi Quang Huy - Phó Trưởng

phòng Hành chính sự nghiệp/Sở Tài chính Thành phố Hồ Chí Minh, đồng chí Đại úy

Võ Thành Nhân - Trưởng Ban Tài chính Trường Quân sự/Bộ Tư lệnh Thành phố Hồ

Chí Minh và một số đồng chí có thâm niên công tác nhiều năm trong lĩnh vực Tài

chính đã giải đáp các thắc mắc, giải thích, gợi ý các vấn đề có liên quan trong quá

trình thực hiện Luận văn này.

Cuối cùng, xin cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp và các học

viên Lớp CH19A đã luôn ủng hộ, động viên tôi trong suốt khóa học vừa qua.

Trân trọng./.

Trần Đức Khánh

Học viên Cao học Khóa 19

Trường Đại học Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh

MỤC LỤC

-----

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ................................................................................ i

DANH MỤC BẢNG................................................................................................. ii

DANH MỤC HÌNH................................................................................................. iii

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI.......................................................................1

1.1. Sự cần thiết của đề tài.........................................................................................1

1.2. Mục tiêu nghiên cứu...........................................................................................3

1.2.1. Mục tiêu tổng quát.....................................................................................3

1.2.2. Mục tiêu cụ thể ..........................................................................................3

1.3. Câu hỏi nghiên cứu.............................................................................................3

1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ......................................................................3

1.4.1. Đối tượng nghiên cứu ................................................................................3

1.4.2. Phạm vi nghiên cứu ...................................................................................3

1.5. Phương pháp nghiên cứu....................................................................................4

1.6. Những đóng góp của đề tài.................................................................................4

1.6.1. Đóng góp về mặt lý thuyết ........................................................................4

1.6.2. Đóng góp về mặt thực tế............................................................................4

1.7. Kết cấu của đề tài ...............................................................................................4

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM .......5

2.1. Các lý thuyết liên quan.......................................................................................5

2.1.1. Phân cấp nguồn thu....................................................................................5

2.1.1.1. Nội dung cơ bản về phân cấp nguồn thu ..........................................5

2.1.1.2. Một số nguyên tắc phân cấp nguồn thu giữa các cấp ngân sách .....9

2.1.1.3. Chỉ tiêu đo lường mức độ phân cấp nguồn thu ..............................11

2.1.2. Tăng trưởng kinh tế .................................................................................12

2.1.2.1. Nội dung cơ bản về tăng trưởng kinh tế .........................................12

2.1.2.2. Phương pháp tính tốc độ tăng trưởng kinh tế .................................12

2.2. Lý thuyết về các mô hình tăng trưởng kinh tế điển hình .................................13

2.2.1. Mô hình tăng trưởng kinh tế cổ điển .......................................................13

2.2.2. Mô hình tăng trưởng kinh tế của Keynes ................................................14

2.2.3. Mô hình tăng trưởng kinh tế Harrod - Domar.........................................14

2.2.4. Mô hình tăng trưởng kinh tế Solow - Swan ............................................15

2.3. Tổng quan các nghiên cứu thực nghiệm...........................................................15

2.3.1. Các nghiên cứu nước ngoài .....................................................................16

2.3.2. Các nghiên cứu trong nước......................................................................19

2.4. Khe hở nghiên cứu ...........................................................................................20

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................................................22

3.1. Quy trình nghiên cứu........................................................................................22

3.2. Phương pháp nghiên cứu..................................................................................23

3.3. Mô hình và nghiên cứu.....................................................................................23

3.3.1. Thiết lập mô hình nghiên cứu..................................................................23

3.3.2. Giả thuyết nghiên cứu..............................................................................28

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN..............................36

4.1. Thực trạng về phân cấp nguồn thu tại Thành phố Hồ Chí Minh .....................36

4.1.1. Một số đặc điểm nổi bật của Thành phố Hồ Chí Minh ...........................36

4.1.2. Thực trạng phân cấp nguồn thu tại Thành phố Hồ Chí Minh..................38

4.2. Kết quả nghiên cứu...........................................................................................41

4.2.1. Thống kê mô tả các biến trong mô hình ..................................................41

4.2.2. Kiểm tra sự tương quan giữa các biến .....................................................43

4.2.3. Kiểm tra đa cộng tuyến............................................................................45

4.2.4. Kiểm tra phương sai sai số thay đổi ........................................................46

4.2.5. Kiểm tra tự tương quan phần dư..............................................................46

4.2.6. Kết quả hồi quy........................................................................................47

4.2.7. Thảo luận kết quả.....................................................................................50

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ GỢI Ý CHÍNH SÁCH........................................57

5.1. Kết luận ............................................................................................................57

5.2. Gợi ý chính sách liên quan đến phân cấp nguồn thu để tăng trưởng kinh tế tại

TP.HCM....................................................................................................................58

5.3. Hạn chế của đề tài.............................................................................................60

5.4. Hướng nghiên cứu tiếp theo .............................................................................61

TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

- i -

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

-----

Chữ viết tắt Nguyên nghĩa

CPTPP Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương

EX Tỷ giá hối đoái

FA Mức tự chủ tài chính

GDP Tổng sản phẩm quốc nội (trong nước)

GE Chi tiêu công

GNP Tổng sản phẩm quốc gia

INF Lạm phát

NSĐP Ngân sách địa phương

NSNN Ngân sách Nhà nước

NSTW Ngân sách Trung ương

OECD Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế

PCTK Phân cấp tài khóa

PGR Tỷ lệ tăng trưởng dân số

PPP Đối tác (hợp tác) công tư

RD Phân cấp nguồn thu

RR Tỷ lệ nguồn thu

SI Vốn đầu tư xã hội

SUBSI Mức hỗ trợ tài khóa

TOP Độ mở nền kinh tế

VCCI Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!