Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

T
PREMIUM
Số trang
91
Kích thước
2.1 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1335

Tác động của PCI đến hoạt động thành lập doanh nghiệp mới tại các địa phương ở Việt Nam giai đoạn 2010 - 2014

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

iii

TÓM TẮT

Đề tài này đề cập đến vấn đề xác định mối quan hệ tác động giữa chỉ số PCI tổng

thể, các chỉ số PCI thành phần và lượng doanh nghiệp thành lập mới tại các địa phương.

Qua đó đánh giá mức độ ảnh hưởng của chỉ số PCI tổng thể và các chỉ số PCI thành

phần đến lượng doanh nghiệp thành lập mới tại các tỉnh thành của Việt Nam. Nghiên

cứu sử dụng 2 mô hình hồi quy với biến phụ thuộc là lượng doanh nghiệp thành lập

mới. Các biến giải thích đối với mô hình thứ nhất là chỉ số PCI tổng thể, giá trị GDP,

lực lượng lao động, tỉnh trọng điểm. Trong mô hình thứ hai, các biến độc lập bao gồm:

9 chỉ số PCI thành phần và các biến kiểm soát: giá trị GDP, lực lượng lao động, tỉnh

trọng điểm.

Thông qua công cụ phần mềm Excel, SPSS, Stata với dữ liệu bảng thu thập từ 63

tỉnh thành trong cả nước từ năm 2010 đến năm 2014. Kết quả hồi quy của mô hình 1

cho thấy PCI có tác động tích cực đến lượng doanh nghiệp thành lập mới. Tuy không

phải tất cả các chỉ số thành phần đều có tác động, nhưng kết quả hồi quy của mô hình 2

cũng cho thấy có sự tác động của 5 chỉ số PCI thành phần đến lượng doanh nghiệp

thành lập mới tại các tỉnh thành của nước ta từ năm 2010 đến 2014. Trong đó, các chỉ

số: chi phí gia nhập thị trường, tính minh bạch và tiếp cận thông tin, dịch vụ hỗ trợ

doanh nghiệp, đào tạo lao động có tác động tích cực, riêng chỉ số tính năng động và tiên

phong của lãnh đạo tỉnh có xu hướng tác động trái chiều nhưng mức ảnh hưởng rất thấp.

Các chỉ số PCI thành phần còn lại: tiếp cận đất đai, chi phí thời gian, chi phí không

chính thức, thiết chế pháp lý và biến kiểm soát tỉnh trọng điểm không ảnh hưởng đến

hoạt động thành lập doanh nghiệp mới trong giai đoạn này. Có thể hiểu rằng các chính

sách hỗ trợ của chính quyền địa phương thông qua các chỉ số này các năm qua chưa

phát huy tác dụng, hoặc những yếu tố trên chưa phải là vấn đề cần quan tâm khi quyết

định thành lập doanh nghiệp.

Đồng thời kết quả nghiên cứu cũng cho thấy giá trị GDP của địa phương có tác

động dương (+) và góp phần làm tăng lượng doanh nghiêp thành lập mới. Vì thế, đây

cũng là nhân tố có ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế của các tỉnh thành.

Từ kết quả nghiên cứu, đề tài đưa ra một số khuyến nghị liên quan đến cải thiện

chỉ số PCI và các chỉ số PCI thành phần chiếm trọng số cao và có tác động tích cực đến

lượng doanh nghiệp thành lập mới.

iv

MỤC LỤC

Trang

LỜI CAM ĐOAN.............................................................................................. ............i

LỜI CẢM ƠN................................................................................................................ii

TÓM TẮT.....................................................................................................................iii

MỤC LỤC.....................................................................................................................iv

DANH MỤC HÌNH VÀ ĐỒ THỊ................................................................................vi

DANH MỤC BẢNG ...................................................................................................vii

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT.................................................................................viii

CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU .........................................................................................1

1.1. Đặt vấn đề và lý do nghiên cứu......................................................................1

1.2. Mụ n n ứ .......................................................................................2

1.3. C n n ứ .........................................................................................3

1.4. P ƣơn p áp n n ứu ...............................................................................3

1.5. Đố ƣợng và phạm vi nghiên cứu .................................................................3

1.5.1. Đối tượng nghiên cứu................................................................................3

1.5.2. Phạm vi nghiên cứu ...................................................................................3

1.6. Ý n ĩa ủa đề tài nghiên cứu........................................................................4

1.6.1. Điểm mới của đề tài...................................................................................4

1.6.2. Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu ...................................................................4

1.7. Kết cấu của đề tài............................................................................................5

CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT............................................................................6

2. 1. Các khái niệm có liên quan ...........................................................................6

2.1.1. Doanh nghiệp, doanh nghiệp thành lập mới..............................................6

2.1.2. ng c cạnh t anh ..................................................................................6

2.1.3. Chỉ số n ng c cạnh tranh cấp tỉnh – PCI...............................................7

2. 2. Một số lý thuyết có liên quan ........................................................................8

2.2.1. Kinh tế học thể chế.....................................................................................8

2.2.2. N ng c cạnh tranh.................................................................................10

v

2.2.3. PCI và các chỉ số thành phần của PCI.....................................................17

2.3. Một số nghiên cứu thực nghiệm có liên quan.............................................20

2.4. Mô hình lý thuyế đề xuất.............................................................................26

2.4.1. Tổng hợp các nghiên cứu có liên quan....................................................26

2.4.2. Mô hình lý thuyết đề xuất ........................................................................28

CHƢƠNG 3: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU.........30

3.1. Quy trình nghiên cứu....................................................................................30

3.2. P ƣơn p áp n n ứu..............................................................................33

3.3. Mô hình nghiên cứu thực nghiệm................................................................34

3.3.1. Mô hình nghiên cứu.................................................................................34

3.3.2. Mô tả các biến số trong mô hình..............................................................35

3.3.3. Các giả thuyết nghiên cứu........................................................................42

3.4. Dữ liệu nghiên cứu.........................................................................................48

3.4.1. Nguồn dữ liệu nghiên cứu........................................................................48

3.4.2. Cách lấy dữ liệu.......................................................................................49

3.4.3. Mẫu nghiên cứu.......................................................................................49

CHƢƠNG 4: PHÂN TÍCH KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .........................................50

4.1. Thống kê mô tả các biến trong mô hình nghiên cứu .................................50

4.1.1. Thống kê mô tả giá trị của các biến.........................................................50

4.1.2. Thống kê mô tả các biến theo thời gian...................................................59

4.2. Tƣơn q an ữa các biến trong mô hình nghiên cứu ..............................63

4.3. Lựa chọn mô hình hồi quy ...........................................................................64

4.4. Kết quả hồi quy từ mô hình nghiên cứu .....................................................65

CHƢƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ............................................................74

5.1. Kết luận..........................................................................................................74

5.2. Khuyến nghị chính sách ...............................................................................76

5.3. Những hạn chế của đề à và ƣớng nghiên cứu tiếp theo ........................78

TÀI LIỆU THAM KHẢO..........................................................................................79

PHỤ LỤC.....................................................................................................................86

vi

DANH MỤC HÌNH VÀ ĐỒ THỊ

Hình 1.1. Tình hình doanh nghiệp thành lập mới theo vùng kinh tế trong năm 2013.............1

Hình 2.1. Các yếu tố nền tảng của năng lực cạnh tranh.................................................11

Hình 2.2. Khung phân tích năng lực cạnh tranh của địa phương..................................12

Hình 2.3. Mô hình Kim cương của Michael Porter.......................................................15

Hình 3.1. Sơ đồ quy trình nghiên cứu...........................................................................32

Hình 4.1. Đồ thị thể hiện điểm PCI trung bình của các địa phương (2010-2014)........53

Hình 4.2. Biểu đồ thể hiện điểm của các chỉ số thành phần PCI (2010-2014).............60

Hình 4.3. Biểu đồ thể hiện số lượng doanh nghiệp thành lập mới qua các năm...........61

Hình 4.4. Biểu đồ thể hiện số lượng doanh nghiệp giải thể, ngưng hoạt động qua các

năm..................................................................................................................................62

vii

DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1. Tổng hợp các nghiên cứu thực nghiệm có liên quan.....................................26

Bảng 3.1. Giải thích các biến trong mô hình nghiên cứu 1............................................45

Bảng 3.2. Giải thích các biến trong mô hình nghiên cứu 2............................................46

Bảng 4.1. Thống kê mô tả các biến trong mô hình nghiên cứu.......................................51

Bảng 4.2. Tổng hợp 10 địa phương có lượng doanh nghiêp mới cao qua các năm.......51

Bảng 4.3. Tổng hợp 10 tỉnh thành đứng đầu bảng xếp hạng PCI (2010-2014).............57

Bảng 4.4. Thống kê mô tả các biến trong mô hình nghiên cứu theo thời gian..............59

Bảng 4.5. Tình hình và kết quả hoạt động của doanh nghiệp theo thời gian.................61

Bảng 4.6. Ma trận tương quan giữa các biến độc lập trong mô hình.............................63

Bảng 4.7. Kết quả hồi quy riêng phần giữa GDP và lao động.......................................64

Bảng 4.8. Kết quả ước lượng của hai mô hình nghiên cứu............................................65

Bảng 4.9. Kiểm định mô hình 1 và mô hình 2...............................................................66

viii

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

DN Doanh nghiệp

PCI Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh

DCI Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp huyện, thành phố

VCCI Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam

USAID Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ

VNCI Dự án sáng kiến cạnh tranh Việt Nam

FDI Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài

NLCT Năng lực cạnh tranh

KTTĐ Kinh tế trọng điểm

GDP Tổng giá trị quốc nội

UBND Ủy ban Nhân dân

1

CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU

1.1. Đặt vấn đề và lý do nghiên cứu

Năm 2005, Việt Nam đã có 136.000 doanh nghiệp được thành lập theo Luật

doanh nghiệp năm 2000. Lượng doanh nghiệp lúc này gấp 6 lần so với 9 năm trước đó.

Số lượng này vào năm 2013 vào khoảng gần 400.000 doanh nghiệp (số liệu từ Tổng

cục Thống kê năm 2014). Cũng vào năm này cả nước có 77.741 doanh nghiệp đăng ký

thành lập mới với số vốn đăng ký 398.681 tỷ đồng, tăng 10,1% về số lượng doanh

nghiệp và giảm 14,7% về số vốn đăng ký so với cùng kỳ năm trước (số liệu từ Cục

quản lý đăng ký kinh doanh năm 2014). Tuy nhiên sự phát triển doanh nghiệp không

đồng đều giữa các địa phương, 60% số doanh nghiệp tập trung ở 11 tỉnh. Cụ thể hơn,

vào năm 2013, tỷ lệ thành lập doanh nghiệp thay đổi mạnh qua các vùng miền (Vũ

Tiến Lộc, 2015).

Hình 1.1. Tình hình doanh nghiệp thành lập mới theo vùng kinh tế trong năm 2013

(Nguồn: Dữ liệu từ Cục quản lý đăng ký kinh doanh năm 2014 và tính toán của tác giả)

Việc doanh nghiệp lựa chọn địa phương nào hay vùng miền nào có thể phụ

thuộc nhiều yếu tố trong đó có những yếu tố mang tính lợi thế tự nhiên như vị trí địa lý

hay đặc điểm môi trường tự nhiên. Điều đáng nói là một số địa phương có sự tương

đồng về địa lý, cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực - các điều kiện cứng để hỗ trợ doanh

29%

4%

14%

3%

40%

10%

Đồng bằng sông Hồng Trung du và miền núi phía bắc

Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung Tây Nguyên

Đông Nam Bộ Đồng bằng sông Cửu Long

2

nghiệp làm ăn, song lại có tốc độ doanh nghiệp phát triển rất khác nhau. Ví dụ như

cùng quanh Hà Nội, khi đó doanh nghiệp ở Vĩnh Phúc, Hưng Yên phát triển tốt trong

khi doanh nghiệp ở Hà Nam lại rất kém. Tương tự khi so sánh Bình Dương với Bình

Phước, Long An... (Vũ Tiến Lộc, 2015). Như vậy sự khác biệt này nằm ở năng lực

điều hành kinh tế của chính quyền địa phương. Năng lực điều hành này sẽ ảnh hưởng

trực tiếp tới môi trường đầu tư của địa phương, và năng lực cạnh tranh của địa phương

lại là một trong những lý do chính để doanh nghiệp lựa chọn địa điểm để đầu tư

(Andele, 2010).

Tại Việt Nam, PCI đã ra đời để đo đếm năng lực cạnh tranh thông qua sự đánh

giá, cho điểm của cộng đồng doanh nghiệp. PCI là công trình nghiên cứu đầu tiên

lượng hóa chỉ số về sự hài lòng của người dân và doanh nghiệp với cấp chính quyền

(Vũ Tiến Lộc, 2015).

Nghiên cứu này nhận thức được tầm quan trọng của chỉ số năng lực cạnh tranh

cấp tỉnh để đánh giá mức độ thuận lợi về môi trường đầu tư, kinh doanh, đánh giá

công tác quản lý và điều hành kinh tế của các tỉnh, thông qua cảm nhận của các doanh

nghiệp dân doanh trên 10 khía cạnh có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của khu vực

kinh tế tư nhân. Đồng thời nghiên cứu này cũng đặt ra một câu hỏi là thực sự môi

trường cạnh tranh của địa phương được đánh giá thông qua chỉ số PCI có tác động tới

môi trường đầu tư của địa phương mà cụ thể ở đây là tác động tới lượng doanh nghiệp

đầu tư mới tại địa phương hay không? Nếu sự tác động này xảy ra thì những thành

phần nào của chỉ số PCI hay nói cách khác thành phần nào thuộc về năng lực cạnh

tranh cấp tỉnh sẽ đóng vai trò quan trọng hơn những thành phần còn lại trong việc thúc

đẩy lượng doanh nghiệp đầu tư mới tại địa phương. Như vậy để làm rõ vấn đề này,

việc lựa chọn và thực hiện đề tài: “Tác động của PCI đến hoạt động thành lập doanh

nghiệp mới tại các địa phương ở Việt Nam giai đoạn 2010 - 2014” là cần thiết.

1.2. ục t u ng n cứu

Với vấn đề nghiên cứu được đặt ra, đề tài này mong muốn đạt các mục tiêu sau:

(i) Đánh giá mức độ tác động của chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI tới

việc đăng ký thành lập doanh nghiệp của các địa phương ở Việt Nam.

(ii) Đánh giá mức độ tác động của các chỉ số thành phần của PCI đến việc đăng

ký thành lập doanh nghiệp của các địa phương ở Việt Nam.

3

(iii) Đưa ra những kết luận và khuyến nghị liên quan đến sự tác động của PCI

và các chỉ số thành phần của PCI đến việc đăng ký thành lập doanh nghiệp mới của

các địa phương ở Việt Nam.

1.3. C u ng n cứu

Để đạt được các mục tiêu nghiên cứu trên, đề tài tập trung vào giải quyết những

câu hỏi nghiên cứu sau:

(i) Chỉ số PCI có tác động như thế nào đến việc đăng ký thành lập doanh

nghiệp mới tại các địa phương ở Việt Nam?

(ii) Trong trường hợp chỉ số PCI tổng thể có tác động thì mức độ tác động của

từng chỉ số thành phần PCI tới việc đăng ký thành lập doanh nghiệp tại các địa phương

là như thế nào?

1.4. P ƣơng p áp ng n cứu

Phương pháp nghiên cứu định lượng được sử dụng để kiểm tra giả thuyết

nghiên cứu đã được đặt ra. Sử dụng mô hình hồi quy dữ liệu bảng kết hợp với kỹ thuật

sử dụng biến công cụ cùng với một số kiểm định cần thiết như kiểm định biến nội

sinh, kiểm định sự phù hợp của tập biến công cụ và kiểm định sự tương quan của biến

công cụ với phần dư.

Ngoài việc sử dụng mô hình hồi quy, đề tài cũng sử dụng các kỹ thuật thống kê

mô tả: bảng tần số và tần suất đối với các biến định tính, giá trị trung bình, giá trị lớn

nhất và nhỏ nhất đối với các biến định lượng để có những đánh giá ban đầu về các biến

trong mô hình.

1.5. Đố tƣợng và phạm vi nghiên cứu

1.5.1. Đối tượng nghiên cứu

Đề tài tập trung nghiên cứu sự tác động của chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh

(PCI) và sự tác động của các chỉ số thành phần của PCI đến số lượng doanh nghiệp

đăng ký thành lập mới kết hợp với yếu tố tác động khác như: giá trị GDP, lực lượng

lao động, tỉnh trọng điểm tại 63 tỉnh thành của Việt Nam.

Đối tượng được khảo sát là doanh nghiệp ngoài nhà nước.

1.5.2. Phạm vi nghiên cứu

Có nhiều yếu tố tác động đến sự hình thành doanh nghiệp mới, tuy nhiên đề tài

chỉ tập trung nghiên cứu một vài yếu tố chủ yếu: chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh,

các chỉ số thành phần của chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh, giá trị GDP của địa

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!