Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Tác động của niềm tin xã hội đến tăng trưởng kinh tế
PREMIUM
Số trang
78
Kích thước
1.3 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1605

Tác động của niềm tin xã hội đến tăng trưởng kinh tế

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LÊ VĂN THÀNH

TÁC ĐỘNG CỦA NIỀM TIN XÃ HỘI ĐẾN

TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ HỌC

TP. Hồ Chí Minh, Năm 2015

iii

TÓM TẮT

Từ năm 1993, sau khi Putnam công bố tác phẩm “Tạo nền dân chủ” chứng

minh vốn xã hội nói chung, niềm tin xã hội nói riêng có thể giải thích sự khác nhau

về biểu hiện của nền kinh tế giữa các vùng của nước Ý, ngày càng có nhiều tác

phẩm, công trình nghiên cứu của nhiều tác giả khác nhau nghiên cứu về mối quan

hệ này. Tầm quan trọng của niềm tin xã hội đối với tăng trưởng kinh tế ngày càng

thu hút nhiều sự quan tâm từ các nhà khoa học, học giả, nhà hoạch định chính sách

phát triển với các câu hỏi: niềm tin xã hội tác động đến tăng trưởng kinh tế như thế

nào? Những yếu tố nào tác động đến niềm tin xã hội? (Bjørnskov, 2006a). Với sự

quan tâm đó, tác giả đã thực hiện Luận văn này nhằm nghiên cứu tác động của niềm

tin xã hội đến tăng trưởng kinh tế và các kênh truyền dẫn qua đó niềm tin xã hội tác

động đến tăng trưởng kinh tế. Trong phần đầu tác giả đã xây dựng mô hình nghiên

cứu, mô tả các biến trong mô hình và cách đo lường, thu thập dữ liệu. Kế tiếp, tác

giả đã sử dụng phần mềm Stata hỗ trợ phân tích định lượng, ước lượng mô hình

nghiên cứu bằng phương pháp ước lượng bình phương tối thiểu thông thường, mô

hình các ảnh hưởng cố định, mô hình các ảnh hưởng ngẫu nhiên và mô hình hồi quy

hai giai đoạn, dựa trên bộ dữ liệu của các quốc gia được công bố rộng rãi do

Chương trình Khảo sát các Giá trị Thế giới (Word Values Survey - WVS) và Ngân

hàng Thế giới (World Bank - WB) thực hiện. Kết quả chứng minh niềm tin xã hội

có tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế (đo lường bằng GDP bình quân đầu

người). Xem xét sâu hơn bằng việc phân nhóm dữ liệu nghiên cứu, kết quả cho thấy

niềm tin xã hội tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế của nhóm các quốc gia

phát triển, còn đối với nhóm các quốc gia đang phát triển vẫn chưa có đủ chứng cứ

chứng minh mối quan hệ này. Như vậy, niềm tin xã hội góp phần thúc đẩy phát

triển kinh tế khi quốc gia đã đạt được mức phát triển nhất định với chất lượng thể

chế, hiệu quả bộ máy hành chính ở mức độ nhất định. Tuy nhiên, ngoài các biến

giải thích trong mô hình nghiên cứu, còn có các yếu tố khác tác động đến tăng

trưởng kinh tế, thể hiện qua số dư; những yếu tố này có khả năng tác động đến niềm

tin xã hội, nghĩa là có quan hệ nội sinh (Zak và Knack, 2001; Bjørnskov, 2006a), do

iv

đó cần kiểm soát quan hệ nội sinh này thông qua kỹ thuật hồi quy hai giai đoạn sử

dụng biến công cụ thay thế biến niềm tin xã hội. Kết quả thực hiện hồi quy hai giai

đoạn sử dụng biến công cụ tiếp tục củng cố chứng cứ cho thấy niềm tin xã hội có

tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế.

Ngoài tác động trực tiếp đến tăng trưởng kinh tế, các tác động gián tiếp của

niềm tin xã hội đến tăng trưởng kinh tế thông qua các kênh truyền dẫn cũng được

phân tích. Về mặt lý thuyết, có các kênh truyền dẫn: (1) tác động đến sự hình thành

vốn con người; (2) tác động đến đầu tư; (3) tác động đến thương mại; (4) tác động

đến chất lượng pháp lý; (5) tác động đến hiệu quả bộ máy hành chính. Phân tích hồi

quy tuyến tính bằng mô hình các ảnh hưởng ngẫu nhiên, kết quả chứng minh niềm

tin xã hội tác động tích cực đến hoạt động thương mại, hiệu quả bộ máy hành chính

và chất lượng pháp lý. Chưa có đủ chứng cứ cho rằng niềm tin xã hội có tác động

đến sự hình thành vốn con người và đầu tư.

v

MỤC LỤC

Lời cam đoan .........................................................................................................i

Lời cảm ơn ........................................................................................................... ii

Tóm tắt ................................................................................................................ iii

Mục lục ..................................................................................................................v

Danh mục hình và đồ thị ................................................................................. viii

Danh mục bảng....................................................................................................ix

Danh mục từ viết tắt ............................................................................................x

Chương 1. GIỚI THIỆU......................................................................................1

1.1. Đặt vấn đề và lý do nghiên cứu.......................................................................1

1.2. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu .....................................................................2

1.2.1. Mục tiêu nghiên cứu ..............................................................................2

1.2.2. Câu hỏi nghiên cứu................................................................................2

1.3. Đối tượng, phạm vi và phương pháp nghiên cứu............................................3

1.3.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................3

1.3.2. Phạm vi nghiên cứu ...............................................................................3

1.3.3. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................3

1.3.4. Giả thuyết nghiên cứu............................................................................4

1.4. Ý nghĩa của nghiên cứu...................................................................................4

1.5. Kết cấu của luận văn .......................................................................................5

Chương 2. TỔNG QUAN LÝ THUYẾT NGHIÊN CỨU ................................6

2.1. Vốn xã hội và niềm tin xã hội.........................................................................6

2.2. Tăng trưởng kinh tế.........................................................................................8

2.2.1. Khái niệm...............................................................................................8

2.2.2. Đo lường tăng trưởng kinh tế ................................................................8

2.3. Lý thuyết về các kênh truyền dẫn ...................................................................9

2.3.1. Tác động sự hình thành vốn con người ...............................................10

2.3.2. Tác động đến quản lý nhà nước ..........................................................10

vi

2.3.3. Tác động đến đầu tư ............................................................................11

2.3.4. Tác động đến thương mại....................................................................11

2.4. Các mô hình tăng trưởng kinh tế...................................................................13

2.4.1. Lý thuyết tăng trưởng tân cổ điển – Mô hình tăng trưởng Solow.......13

2.4.2. Lý thuyết tăng trưởng nội sinh.............................................................15

2.4.3. Mô hình tăng trưởng nội sinh với sự tương hỗ giữa vốn xã hội và

vốn con người ................................................................................................16

2.5. Các mô hình hồi quy dữ liệu bảng ................................................................18

2.5.1. Cách tiếp cận các ảnh hưởng cố định .................................................19

2.5.2. Cách tiếp cận các ảnh hưởng ngẫu nhiên ...........................................22

2.5.3. Lựa chọn giữa Mô hình các ảnh hưởng cố định và Mô hình

các ảnh hưởng ngẫu nhiên ............................................................................24

2.6. Tổng quan các nghiên cứu trước...................................................................25

Chương 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ

DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU ............................................................... 28

3.1. Phương pháp nghiên cứu...............................................................................28

3.2. Thiết kế nghiên cứu.......................................................................................28

3.3. Mô hình và dữ liệu nghiên cứu .....................................................................29

3.3.1. Mô hình nghiên cứu.............................................................................29

3.3.2. Dữ liệu nghiên cứu ..............................................................................30

Chương 4. PHÂN TÍCH KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU......................................34

4.1. Niềm tin xã hội và tăng trưởng kinh tế ........................................................34

4.1.1. Phân tích thống kê mô tả .....................................................................34

4.1.2. Phân tích tương quan ..........................................................................39

4.1.3. Phân tích định lượng ...........................................................................40

4.1.4. So sánh giữa hai nhóm các quốc gia phát triển và đang phát triển....44

4.1.5. Phân tích định lượng sử dụng các biến công cụ .................................46

4.2. Các kênh truyền dẫn......................................................................................48

4.2.1. Tác động đến sự hình thành vốn con người ........................................48

vii

4.2.2. Tác động đến đầu tư ............................................................................51

4.2.3. Tác động đến thương mại....................................................................53

4.2.4. Tác động đến chất lượng pháp lý ........................................................56

4.2.5. Tác động đến hiệu quả bộ máy hành chính.........................................58

Chương 5. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ................................................. 62

5.1. Kết luận .........................................................................................................62

5.2. Khuyến nghị các giải pháp cải thiện tăng trưởng kinh tế thông qua niềm

tin xã hội...............................................................................................................63

5.3. Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo........................................................65

TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................66

PHỤ LỤC............................................................................................................70

viii

DANH MỤC HÌNH VÀ ĐỒ THỊ

Biểu đồ 4.1. Niềm tin xã hội và GDP bình quân đầu người ................................ 34

Biểu đồ 4.2. Niềm tin xã hội và GDP bình quân đầu người sau khi đã bỏ các

dị biệt................................................................................................ 35

Biểu đồ 4.3. Niềm tin xã hội và GDP bình quân đầu người nhóm các quốc gia

phát triển........................................................................................... 36

Biểu dồ 4.4. Niềm tin xã hội và GDP bình quân đầu người nhóm các quốc gia

đang phát triển .................................................................................. 37

Biểu đồ 5.1. Diễn biến của các chỉ số đo lường hiệu quả quản lý nhà nước

của Việt Nam................................................................................... 64

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!