Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Tác động của nhận thức trách nhiệm xã hội doanh nghiệp đến ý định khám chữa bệnh của khách hàng tại các bệnh viện ở Thành Phố Hồ Chí Minh
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
TRƢỜNG ĐẠI HỌC MỞ TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC
NGUYỄN THỊ NGỌC ANH
TÁC ĐỘNG CỦA NHẬN THỨC TRÁCH NHIỆM XÃ
HỘI DOANH NGHIỆP ĐẾN Ý ĐỊNH KHÁM CHỮA
BỆNH CỦA KHÁCH HÀNG TẠI CÁC BỆNH VIỆN Ở
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH
TP. HỒ CHÍ MINH, Năm 2019
1
TRƢỜNG ĐẠI HỌC MỞ TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC
NGUYỄN THỊ NGỌC ANH
TÁC ĐỘNG CỦA NHẬN THỨC TRÁCH NHIỆM XÃ
HỘI DOANH NGHIỆP ĐẾN Ý ĐỊNH KHÁM CHỮA
BỆNH CỦA KHÁCH HÀNG TẠI CÁC BỆNH VIỆN Ở
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Chuyên ngành
Mã số chuyên ngành
: Quản Trị Kinh Doanh
: 60 34 01 02
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học:
TS. VÂN THỊ HỒNG LOAN
TP. HỒ CHÍ MINH, Năm 2019
2
LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan rằng luận văn “Tác động của nhận thức trách nhiệm xã hội doanh
nghiệp đến ý định khám chữa bệnh của khách hàng tại các bệnh viện ở Thành phố Hồ
Chí Minh” là bài nghiên cứu của chính tôi.
Ngoại trừ phần tài liệu đƣợc trích dẫn trong luận văn này, tôi cam đoan rằng toàn
phần hay những phần nhỏ của luân văn này chƣa từng đƣợc công bố hay đƣợc sử dụng để
nhận bằng cấp ở những nới khác.
Không có sản phẩm/ nghiên cứu nào của ngƣời khác đƣợc sử dụng trong luận văn này
mà không đƣợc trích dẫn theo đúng quy định.
Luận văn này chƣa bao giờ đƣợc nộp để nhận bất kỳ bằng cấp nào tại các trƣờng Đại
học hoặc cơ sở đào tạo khác.
TP. Hồ Chí Minh, ngày 01 tháng 07 năm 2019
Ngƣời thực hiện
NGUYỄN THỊ NGỌC ANH
3
LỜI CẢM ƠN
Em xin chân thành cảm ơn TS. Vân Thị Hồng Loan, cùng các quý thầy, cô giảng dạy
tại khoa Đào tại Sau Đại học – Trƣờng Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh đã truyền
đạt kiến thức cũng nhƣ kinh nghiêm triển khai thực tế để em có thể hoàn thành đề tài
“Tác động của nhận thức trách nhiệm xa hội doanh nghiệp đến ý định khám chữa bệnh
của khách hàng tại các bệnh viện ở Thành phố Hồ Chí Minh”
Đồng thời em xin cảm ơn các Anh/Chị học viên đã dành thời gian cung cấp ý kiến
đóng góp hỗ trợ em trong quá trình thực hiện luận văn.
Trong suốt quá trình thực hiện, mặc dù đã trao đổi, tiếp thu ý kiến đóng góp của Quý
Thầy Cô và tham khảo tài liệu ở nhiều nơi song vẫn không tránh khỏi sự sai sót vì vậy em
rất mong những thông tin đóng góp từ Quý Thầy Cô, các Anh/Chị học viên để luận văn
đƣợc hoàn thiện một cách tốt nhất.
Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn tất cả.
TP. Hồ Chí Minh, ngày 01 tháng 07 năm 2019
Ngƣời thực hiện
NGUYỄN THỊ NGỌC ANH
4
TÓM TẮT
Nghiên cứu này đƣợc thực hiện nhằm đo lƣờng nhận thức của khách hàng về Trách
nhiệm xã hội của bệnh viện đến ý định khám chữa bệnh tại TP. HCM. Kết quả nghiên
cứu đƣợc phân tích từ dữ liệu thu thập từ 271 khách hàng thông qua bảng câu hỏi đƣợc
gửi bằng thƣ điện tử và khảo sát khách hàng trực tiếp tại các bệnh viện tại Thành phố Hồ
Chí Minh với 3 loại hình bệnh viện sau đây: Bệnh viện công lập, Bệnh viện nƣớc ngoài
và Bệnh viện tƣ nhân.
Sau khi thang đo đƣợc đánh giá sơ bộ theo dữ liệu của nghiên cứu này thông qua
phƣơng pháp độ tin cậy Cronbach‟s Alpha và phân tích yếu tố khám phá EFA, kết quả
mô hình nghiên cứu gồm 20 biến quan sát. Nghiên cứu cũng đã tìm ra mối quan hệ tích
cực của các yếu tố trách nhiệm xã hội đến ý định khám chữa bệnh của khách hàng, trong
đó, nhấn mạnh vai trò trung gian là Hình ảnh bệnh viện. Hình ảnh bệnh viện có tác động
rất mạnh theo hƣớng cùng chiều chiều đến Ý định khám chữa bệnh của khách hàng (hệ
số hồi quy là 0.611).
Kết quả phân tích mô hình cấu trúc tuyến tính cũng cho ra điểm đáng lƣu ý về hệ
thống các bệnh viện tại TP. HCM hiện nay. Mối quan hệ giữa Trách nhiệm đạo đức và
Hình ảnh bệnh viện đạt đƣợc ý nghĩa thống kê và đƣợc chấp nhận đƣa vào mô hình
nghiên cứu (do p < 0.05). Nhƣng ba yếu tố còn lại của CSR là kinh tế, pháp lý, từ thiện bị
bác bỏ ra khỏi mô hình nghiên cứu.
Nghiên cứu còn đƣa ra đƣợc mối quan hệ tích cực giữa Trách nhiệm về đạo đức, Hình
ảnh bệnh viện và Ý định khám chữa bệnh của khách hàng. Ý định của khách hàng bị ảnh
hƣởng đáng kể bởi Hình ảnh bệnh viện và Trách nhiệm về đạo đức là một phần quan
trọng tạo nên Hình ảnh bệnh viện. Vì vậy, có thể nói rằng việc nâng cao Trách nhiệm xã
hội sẽ gián tiếp nâng cao Ý định khám chữa bệnh của khách hàng
5
MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT............................................................................................ 7
DANH MỤC BẢNG BIỂU SƠ ĐỒ .................................................................................. 8
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU .......................................... 11
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU...............................................................................................................11
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ...................................................................................................................12
1.3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU ......................................................................................................................12
1.4 ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU........................................................................................12
1.5 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...........................................................................................................13
Nghiên cứu định tính (sơ bộ): ......................................................................................................................13
Nghiên cứu định định lƣợng (chính thức):...................................................................................................13
1.6 KẾT CẤU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU........................................................................................................13
CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU......................... 15
2.1 TỔNG QUAN VỀ TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI TẠI VIỆT NAM............................................................15
2.2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT..............................................................................................................................17
2.3 TỔNG QUAN VỀ CÁC ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU TRƢỚC...................................................................26
2.4 ĐỀ XUẤT MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU...................................................................................................33
2.5 TÓM TẮT CHƢƠNG 2..........................................................................................................................34
CHƢƠNG 3: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................................................... 36
3.1 XÂY DỰNG THANG ĐO .....................................................................................................................36
3.2 NGHIÊN CỨU ĐỊNH TÍNH (SƠ BỘ) HIỆU CHỈNH THANG ĐO .....................................................38
6
3.3 NGHIÊN CỨU CHÍNH THỨC..............................................................................................................42
3.4 PHƢƠNG PHÁP THU THẬP DỮ LIỆU...............................................................................................43
3.5 PHƢƠNG PHÁP PHÂN TÍCH DỮ LIỆU .............................................................................................44
3.6 TỐM TẮT CHƢƠNG 3..........................................................................................................................47
CHƢƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU...................................................................... 48
CHƢƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ MỘT SỐ HÀM Ý QUẢN TRỊ ................................... 67
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................................... 71
PHỤ LỤC 1 ...................................................................................................................... 74
PHỤ LỤC 2 ...................................................................................................................... 76
PHỤ LỤC 3 ...................................................................................................................... 80
7
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
CSR : Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp
TP. HCM : Thành phố Hồ Chí Minh
EFA : Phân tích nhân tố khám phá
CFA : Phân tích nhân tố khẳng định
SEM : Mô hình cấu trúc tuyến tính
8
DANH MỤC BẢNG BIỂU SƠ ĐỒ
HÌNH 2.1. MÔ HÌNH KIM TỰ THÁP CSR CỦA CARROLL (1991, 1999) ................. 19
HÌNH 2.2. MÔ HÌNH HÀNH VI NGƢỜI TIÊU DÙNG................................................. 21
HÌNH 2.3. NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN HÀNH VI CỦA NGƢỜI TIÊU
DÙNG................................................................................................................................ 22
HÌNH 2.4. THUYẾT HÀNH ĐỘNG HỢP LÝ – TRA..................................................... 25
HÌNH 2.5. THUYẾT HÀNH VI CÓ KẾ HOẠCH - TPB ................................................ 26
HÌNH 2.6. MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU CỦA LIN VÀ CỘNG SỰ, 2011......................... 27
HÌNH 2.7 MỐI QUAN HỆ GIỮA CSR, CHẤT LƢỢNG DỊCH VỤ, HÌNH ẢNH CÔNG
TY VÀ Ý ĐỊNH MUA HÀNG (HUANG VÀ CỘNG SỰ, 2014).................................... 28
HÌNH 2.8. MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU CỦA NGUYỄN PHAN THANH NHÃ, LÊ THỊ
THANH XUÂN, 2014....................................................................................................... 29
HÌNH 2.9. MÔ HÌNH CỦA HOÀNG THU THỦY THỦY (2016).................................. 31
BẢNG 2.1. TÓM TẮT CÁC NGHIÊN CỨU VỀ CSR VÀ HÀNH VI CỦA NGƢỜI
TIÊU DÙNG...................................................................................................................... 32
HÌNH 2.10. MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ NGHỊ .......................................................... 34
BẢNG 3.1. CÁC THANG ĐO ĐƢỢC SỬ DỤNG TRONG NGHIÊN CỨU ................. 36
BẢNG 3.2. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU HIỆU CHỈNH THANG ĐO .............................. 39
9
BẢNG 3.4. TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ MÔ HÌNH CẤU TRÚC TUYẾN TÍNH SEM........ 47
BẢNG 4.2. HỆ SỐ CRONBACH‟S ALPHA CỦA THANG ĐO TRÁCH NHIỆM XÃ
HỘI .................................................................................................................................... 51
BẢNG 4.3. HỆ SỐ CRONBACH‟S ALPHA CỦA THANG ĐO HÌNH ẢNH BỆNH
VIỆN.................................................................................................................................. 53
BẢNG 4.4. HỆ SỐ CRONBACH‟S ALPHA CỦA THANG ĐO Ý ĐỊNH CỦA KHÁCH
HÀNG................................................................................................................................ 53
BẢNG 4.5. KẾT QUẢ PHÂN TÍCH NHÂN TỐ EFA ĐỐI VỚI TẤT CẢ THANG ĐO54
HÌNH 4.1. KẾT QUẢ ƢỚC LƢỢNG CỦA MÔ HÌNH................................................... 57
BẢNG 4.6. BẢNG KIỂM ĐỊNH GIÁ TRỊ THANG ĐO CÁC KHÁI NIỆM ................. 57
HÌNH 4.2. KẾT QUẢ KIỂM ĐỊNH MÔ HÌNH CẤU TRÚC SEM................................. 59
BÀNG 4.7. KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ MÔ HÌNH CẤU TRÚC TUYẾN TÍNH SEM........ 59
BÀNG 4.8. HỆ SỐ HỒI QUY ĐÃ CHUẨN HÓA TRONG MÔ HÌNH CẤU TRÚC
TUYẾN TÍNH SEM.......................................................................................................... 60
BÀNG 4.9. BẢNG KIỂM ĐỊNH BOOTSTRAP.............................................................. 61
BẢNG 4.10. BẢNG TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................... 61
BẢNG 4.11. KẾT QUẢ PHÂN TÍCH CẤU TRÚC ĐA NHÓM THEO LOẠI HÌNH
BỆNH VIỆN...................................................................................................................... 63
10
BẢNG 4.12. SỰ TƢƠNG ĐỒNG GIỮA CÁC LOẠI HÌNH BỆNH VIỆN TẠI THÀNH
PHỐ HỒ CHÍ MINH......................................................................................................... 64
11
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
Nội dung của chương này trình bày về lý do nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu, đối
tượng và phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu và cuối cùng là kết cấu của bài
luận văn này.
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Tình hình cạnh tranh ngày càng cao hiện nay đã thúc đẩy các bệnh viện phải nâng cao
cảm nhận và chất lƣợng vƣợt trội, đạt đƣợc lòng tin trong nhận thức của khách hàng. Hơn
nữa, số lƣợng các bệnh viện tƣ nhân ngày càng tăng mỗi năm và nó đòi hỏi trách nhiệm
cao hơn đối với xã hội, môi trƣờng và kinh tế. Vì vậy trách nhiệm xã hội của doanh
nghiệp (CSR) đƣợc xem nhƣ là một phần của sự bền vững liên quan đến nghĩa vụ của
doanh nghiệp để theo đuổi các chính sách phù hợp trong việc thực hiện những quyết định
hoặc theo đuổi các hành động cần thiết về các mục tiêu và giá trị của xã hội (Bowen,
1953).
CSR quan tâm đến các hoạt động của doanh nghiệp, thành tựu trong lĩnh vực xã hội.
Các doanh nghiệp phải xây dựng và thực hiện các mục tiêu xã hội và các chƣơng trình
cũng nhƣ tích hợp đạo đức kinh doanh vào việc ra quyết định, chính sách và hành động
(Carroll, 1991). Hiện nay, CSR giúp con ngƣời nâng cao nhận thức, động viên mọi ngƣời
tham gia các hoạt động của doanh nghiệp, quan tâm nhiều hơn đến các bên liên quan,
không phải chỉ đánh giá các hoạt động cá nhân. Đồng thời, CSR đòi hỏi các doanh nghiệp
xem xét đến các tác động lâu dài dựa trên sự phát triển bền vững của xã hội và sinh thái
của các hoạt động kinh doanh (Frankental, 2001).
Trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu về mối quan hệ giữa CSR và ý định mua của
khách hàng nhƣ nghiên cứu của Huang và cộng sự (2014) nhằm kiểm tra tác động của
CSR tại các cử hàng tiện lợi; Nghiên cứu của Nguyễn Phan Thanh Nhã, Lê Thị Thanh
Xuân (2014) với mục tiêu đánh giá nhận thức của ngƣời tiêu dùng về sản phẩm điện máy
đối với 4 loại trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp; Hay một nghiên cứu khác thuộc lĩnh