Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam
Tác động của năng lực công nghệ thông tin đến tăng trưởng tại các địa phương của Việt Nam
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
---------------------------
HUỲNH THANH QUANG
TÁC ĐỘNG CỦA NĂNG LỰC CÔNG NGHỆ
THÔNG TIN ĐẾN TĂNG TRƯỞNG TẠI CÁC
ĐỊA PHƯƠNG CỦA VIỆT NAM
LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ HỌC
TP. Hồ Chí Minh, Năm 2015
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
---------------------------
HUỲNH THANH QUANG
TÁC ĐỘNG CỦA NĂNG LỰC CÔNG NGHỆ
THÔNG TIN ĐẾN TĂNG TRƯỞNG TẠI CÁC
ĐỊA PHƯƠNG CỦA VIỆT NAM
Chuyên ngành : Kinh tế học
Mã số chuyên ngành : 60 31 01 01
LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ HỌC
Người hướng dẫn khoa học:
PGS. TS.LÊ BẢO LÂM
TP. Hồ Chí Minh, Năm 2015
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan rằng luận văn: “Tác động của năng lực công nghệ
thông tin đến tăng trưởng kinh tế tại các địa phương của Việt Nam” là bài
nghiên cứu của chính tôi.
Ngoại trừ những tài liệu tham khảo được trích dẫn trong luận văn này,
tôi cam đoan rằng toàn bộ luận văn hay từng phần nhỏ của luận văn này chưa
từng được công bố hoặc được sử dụng để nhận những bằng cấp ở nơi khác.
Không có sản phẩm nghiên cứu nào của người khác được sử dụng
trong luận văn này mà không được trích dẫn theo đúng quy định. Luận văn chưa bao giờ được nộp để nhận bất kỳ bằng cấp nào tại các
trường đại học, các cở sở đào tạo khác.
TP. Hồ Chí Minh, Năm 2015
Huỳnh Thanh Quang
ii
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành sâu sắc
đến PGS-TS. Lê Bảo Lâm - người đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo trong suốt
quá trình nghiên cứu của tôi.
Tôi cũng xin bày tỏ lòng cảm ơn đến Ban giám hiệu trường Đại học
Mở Thành phố Hồ Chí Minh, đến các thầy cô trong khoa đào tạo sau đại học
của nhà trường đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình học tập tại trường.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giảng viên đã tham gia giảng dạy
khóa học vì đã cung c ấp những kiến thức mới, giúp tôi có thể hoàn thành tốt
luận văn.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn các đồng chí lãnh đạo UBND tỉnh Bình
Thuận, lãnh đạo Sở Thông Tin và Truyền Thông tỉnh Bình Thuận và lãnh đạo
Sở Nội Vụ tỉnh Bình Thuận đã tạo cho tôi cơ hội được học nâng cao trình độ
tại trường Đại học Mở Tp. Hồ Chí Minh.
Tôi xin cũng xin cám ơn các Anh Chị công chức, viên chức Trung
Tâm Công nghệ Thông tin & Truyền thông Bình Thuận đã tận tình hỗ trợ và
giúp đỡ tôi hoàn thành nhiệm vụ học tập trong thời gian qua.
Tôi cũng xin cảm ơn gia đình, bạn bè đã chia sẻ, giúp đỡ và tạo điều
kiện tốt nhất, cho tôi trong quá trình học tập, làm luận văn này.
iii
TÓM TẮT
Trong những năm gần đây, ngành công nghệ thông tin và truyền thông
đã được quan tâm đầu tư phát triển, đẩy mạnh ứng dụng vào công tác quản lý
điều hành tạo thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp trong môi trường
minh bạch hóa các quan hệ giao dịch. Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết
số 36-NQ/TW về đẩy mạnh ứng dụng, phát triển CNTT đáp ứng yêu cầu phát
triển bền vững và hội nhập quốc tế. Văn bản này đã thể hiện quyết tâm chính
trị của Đảng và Chính phủ trong việc khẳng định tầm quan trọng và đề ra
định hướng chiến lược cho sự nghiệp ứng dụng và phát triển CNTT trong giai
đoạn tới. Điều này chứng tỏ công nghệ thông tin và truyền thông đã thực sự
tham gia vào quá trình xây dựng và phát triển Đất nước. Trong đó năng lực
công nghệ thông tin và truyền thông đả tác động của đến quá trình tăng
trưởng kinh tế của Việt Nam nói chung và các địa phương nói riêng.
Để thực hiện nghiên cứu này, luận văn đã sử dụng các nghiên cứu về
lý thuyết và nghiên cứu về thực nghiệm trước đây về tác động của năng lực
công nghệ thông tin và truyền thông tổng thể và các thành phần đến tăng
trưởng của các địa phương của Việt Nam. Với mục tiêu nghiện cứu đánh giá
tác động của năng lực công nghệ thông tin và các thành phân năng lực công
nghệ thông tin đến tăng trưởng kinh tế tại các địa phương của Việt Nam. Từ
đó đưa ra những kết luận và khuyến nghị cần thiết đối với các địa phương và
chính phủ liên quan tới sự tác động của công nghệ thông tin tới tăng trưởng
kinh tế.Ở phạm vi nghiên cứu của đề tài sử dụng hai mô hình nghiên cứu,
ngoài biến phụ thuộc là Tăng trưởng (Growth), nghiên cứu sử dụng 19 biến
độc lập, trong đó 6 biến chính gồm 01 biến Chỉ số năng lực công nghệ thông
tin cấp tỉnh (ICT), 05 biến chỉ số thành phần của ICT (ICT1, ICT2, ICT3,
ICT4, ICT5), 6 biến kiểm soát và một số biến cấu thành biến kiểm soát.
Nghiên cứu sử dụng dữ liệu bảng gồm 315 quan sát, với không gian là 63
tỉnh thành của Việt Nam và thời gian là 5 năm từ năm 2010 đến năm 2014 để
iv
đưa vào mô hình phân tích. Thông qua các phân tích thống kê mô tả và mô
hình hồi quy với dữ liệu bảng, nghiên cứu đã tìm thấy bằng chứng thống kê
mang dấu dương về ảnh hưởng của năng lực công nghệ thông tin và truyền
thông tổng thể và các thành phần đến tăng trưởng của các địa phương. Cụ
thể, chỉ số năng lực công nghệ thông tin và truyền thông tổng thể và các
thành phần của các địa phương tăng thì tăng trưởng của các địa phương cũng
tăng.
Từ các kết quả phân tích, nghiên cứu đã đưa ra các khuyến nghị liên
quan nhằm nâng hiệu quả, hiệu suất của tác động năng lực công nghệ thông
tin và truyền thông đến tăng trưởng kinh tế tại các địa phương.
v
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN.............................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN................................................................................................... ii
TÓM TẮT........................................................................................................iii
DANH MỤC HÌNH VÀ ĐỒ THỊ ................................................................. iv
DANH MỤC BẢNG......................................................................................... v
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ......................................................................... vi
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU............................................................................. 1
1.1. Vấn đề nghiên cứu.....................................................................................1
1.2. Câu hỏi nghiên cứu ...................................................................................3
1.3. Mục tiêu nghiên cứu..................................................................................3
1.4. Phương pháp nghiên cứu...........................................................................3
1.5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.............................................................3
1.6. Ý nghĩa nghiên cứu ...................................................................................3
1.7. Kết cấu luận văn........................................................................................4
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT ............................................................... 5
2.1. Một số khái niệm liên quan.......................................................................5
2.1.1. Khái niệm công nghệ thông tin và truyền thông.............................5
2.1.2. Khái niệm chỉ số công nghệ thông tin tổng hợp (ICT index).........5
2.1.3. Khái niệm tăng trưởng kinh tế ........................................................6
2.2. Phân tích nguồn gốc của tăng trưởng kinh tế ...........................................6
2.3. Tác động của ICT tới tăng trưởng kinh tế ............................................ 7
2.4. Đo lường chỉ số ICT............................................................................. 9
2.4.1. Hạ tầng kỹ thuật Thành phần 1................................................... 9
2.4.2. Hạ tầng nhân lực CNTT Thành phần 2..................................... 10
2.4.3. Ứng dựng CNTT Thành phần 3 ............................................... 10
2.4.4. Sản xuất kinh doanh CNTT Thành phần 4 ............................... 11
2.4.5. Chính sách CNTT Thành phần 5 .............................................. 11
2.5. Một số nghiên cứu trước .................................................................... 12
vi
2.5.1. Một số nghiên cứu trước sử dụng chỉ số đo lường tổng hợp –
ICT index ............................................................................................ 12
2.5.2. Một số nghiên cứu trước sử dụng các biến số đo lường cụ thể về
ICT...................................................................................................... 16
2.5.3. So sánh nghiên cứu của đề tài với các nghiên cứu trước ......... 21
2.6. Giả thuyết nghiên cứu ........................................................................ 21
CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU......................................... 23
3.1. Quy trình nghiên cứu.......................................................................... 23
3.2. Mô hình nghiên cứu ........................................................................... 23
3.3. Đo lường các biến số trong mô hình .................................................. 25
3.3.1. Đo lường biến số phụ thuộc...................................................... 25
3.3.2. Đo lường biến số năng lực công nghệ thông tin ...................... 25
3.3.3. Đo lường các biến số kiểm soát................................................ 25
3.4. Dữ liệu nghiên cứu............................................................................. 27
3.5. Phương pháp ước lượng ..................................................................... 27
CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU............................. 30
4.1. Thống kê mô tả................................................................................... 30
4.1.1.Thống kê mô tả các biến trong mô hình nghiên cứu ................. 30
4.2. Xếp hạng ICT tại các địa phương của Việt Nam từ 2009 tới 2014.... 41
4.3. Phân tích hồi quy................................................................................ 43
4.3.1. Phân tích ma trận tương quan ................................................... 43
4.3.2. Phân tích hồi quy mô hình 1..................................................... 44
4.3.2.1. Kiểm định Hausman để lựa chọn mô hình FE hoặc RE44
4.3.2.2. Các kiểm định cần thiết cho FE.................................... 45
4.3.2.3. Xử lý sai phạm.............................................................. 48
4.3.3. Phân tích hồi quy mô hình 2..................................................... 49
4.3.3.1. Kiểm định Hausman để lựa chọn mô hình FE hoặc RE49
4.3.3.2. Kiểm định nhân tử Largrange để lựa chọn RE hoặc
Pooled OLS................................................................................ 49
4.3.3.3. Các kiểm định cần thiết cho mô hình Pooled OLS....... 50
4.3.3.4. Xử lý các sai phạm bằng mô hình hồi quy robust ........ 53
4.4. Thảo luận kết quả hồi quy.................................................................. 53