Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

T
PREMIUM
Số trang
168
Kích thước
8.2 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1808

Tác động của kỳ đáo hạn nợ đến sự ổn định trong hiệu quả hoạt động của công ty

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

PHẠM DUY QUYỀN

TÁC ĐỘNG CỦA KỲ ĐÁO HẠN NỢ ĐẾN SỰ ỔN ĐỊNH

TRONG HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY

LUẬN VĂN THẠC SỸ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG

TP.Hồ Chí Minh, Năm 2022

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

PHẠM DUY QUYỀN

TÁC ĐỘNG CỦA KỲ ĐÁO HẠN NỢ ĐẾN SỰ ỔN ĐỊNH

TRONG HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY

Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng

Mã số chuyên ngành: 8340201

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH-NGÂN HÀNG

Người hướng dẫn khoa học:

TS. Trần Thế Sao

TP.Hồ Chí Minh, năm 2022

i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan rằng luận văn “Tác động của kỳ đáo hạn nợ đến sự ổn định trong

hiệu quả hoạt động của công ty” là bài nghiên cứu của chính tôi.

“Ngoại trừ những tài liệu tham khảo được trích dẫn trong luận văn này, tôi cam

đoan rằng toàn phần hay những phần nhỏ của luận văn này chưa từng được công bố

hoặc được sử dụng để nhận bằng cấp ở những nơi khác.

Không có sản phẩm/nghiên cứu nào của người khác được sử dụng trong luận văn

này mà không được trích dẫn theo đúng quy định.

Luận văn này chưa bao giờ được nộp để nhận bất kỳ bằng cấp nào tại các trường

đại học hoặc cơ sở đào tạo khác.”

TP. Hồ Chí Minh, tháng 11 năm 2022

(Đã ký)

Phạm Duy Quyền

ii

LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thiện luận văn, tác giả đã nhận được sự

động viên, khuyến khích và tạo điều kiện giúp đỡ nhiệt tình của các cấp lãnh đạo, của

các thầy cô giáo, anh chị em bạn bè đồng nghiệp và gia đình.

Tác giả bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các thầy cô giáo, Khoa Sau đại học, trường Đại

học Mở Thành phố Hồ Chí Minh và đặc biệt là quý thầy cô giáo giảng dạy chương trình

đào tạo Thạc sĩ Tài chính – Ngân hàng của trường Đại học Mở TP. Hồ Chí Minh đã

tận tình giảng dạy, truyền đạt các kiến thức, kinh nghiệm hết sức bổ ích, đã tạo điều

kiện, đóng góp ý kiến cho tác giả trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn

thạc sĩ.

Đặc biệt, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Trần Thế Sao – Người đã trực

tiếp hướng dẫn, tận tình chỉ bảo, giúp đỡ tác giả tiến hành các hoạt động nghiên cứu

khoa học để hoàn thành luận văn này.

Với thời gian nghiên cứu còn hạn chế, thực tiễn công tác lại vô cùng sinh động, luận

văn không thể tránh khỏi những thiếu xót, tác giả rất mong nhận được các ý kiến đóng

góp chân thành từ các thầy giáo, cô giáo, đồng nghiệp, bạn bè.

TP. Hồ Chí Minh, ngày 20 tháng 11 năm 2022

Tác giả

(Đã ký)

Phạm Duy Quyền

iii

TÓM TẮT

Trong bài nghiên cứu, tác giả nghiên cứu tác động kỳ đáo hạn nợ đến sự ổn định

trong hiệu quả hoạt động của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt

Nam. Bài nghiên cứu thực hiện xem xét và phân tích dựa dữ liệu được tập hợp từ các

báo cáo tài chính của 245 công ty đang hoạt động tại Việt Nam trong giai đoạn từ 2012

đến năm 2020. Nghiên cứu được sử dụng phương pháp ước lượng hồi quy dữ liệu bảng

Pooled OLS, FE, RE và 2SLS nhằm kiểm soát vấn đề nội sinh. Kết quả nghiên cứu cho

thấy tồn tại mối quan hệ phi tuyến kì đáo hạn nợ và hiệu quả hoạt động. Khi công ty

tăng tỷ lệ nợ dài hạn trên tổng nợ vượt qua điểm cực đại sẽ giúp cho hiệu quả hoạt động

công ty trở nên ổn định hơn.

Từ khoá: Kỳ đáo hạn nợ, hiệu quả hoạt động.

iv

ABSTRACT

In this study, the author studies the impact of debt maturity on the stability of

performance of listed companies on the Vietnamese stock market. The paper reviews

and analyzes based on data gathered from the financial statements of 245 companies

operating in Vietnam in the period from 2012 to 2020. The study used estimation

method. Regression of Pooled OLS, FE, RE and 2SLS panel data to control the

endogeneity problem. The results show that there exists a nonlinear relationship

between debt maturity and performance. When the company increases the ratio of long￾term debt to total debt past the maximum point, it will help the company's performance

become more stable.

Keywords: Debt maturity, operational efficiency.

v

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN............................................................................................................i

LỜI CẢM ƠN.................................................................................................................ii

TÓM TẮT......................................................................................................................iii

ABSTRACT ..................................................................................................................iv

MỤC LỤC......................................................................................................................v

DANH MỤC BẢNG BIỂU..........................................................................................vii

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU................................................1

1.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI....................................................................................1

1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU .............................................................................2

1.2.1. Mục tiêu tổng quát......................................................................................2

1.2.2. Mục tiêu cụ thể...........................................................................................2

1.3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU................................................................................3

1.4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU..................................................3

1.5. ĐÓNG GÓP ĐỀ TÀI........................................................................................3

1.6. CẤU TRÚC ĐỀ TÀI ........................................................................................4

TÓM TẮT CHƯƠNG 1 .................................................................................................5

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT...............................................................................6

2.1 CÁC KHÁI NIỆM....................................................................................................6

2.1.1 Kỳ đáo hạn nợ........................................................................................................6

2.1.2 Biến động hiệu quả hoạt động ...............................................................................7

2.1.3 Khái niệm cấu trúc vốn..........................................................................................7

2.1.4 Khái niệm hiệu quả hoạt động...............................................................................9

2.2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT ............................................................................................10

2.2.1. Lý thuyết chi phí đại diện (The Agency Cost Theory).......................................10

2.2.2. Lý thuyết thông tin bất cân xứng (Asymmetric Information Theory) ...............12

2.2.3. Lý thuyết phù hợp (The Matching Theory)........................................................13

2.3. BẰNG CHỨNG THỰC NGHIỆM .......................................................................14

TÓM TẮT CHƯƠNG 2 ...............................................................................................24

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..........................................................25

3.1. DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU.....................................................................................25

3.2. MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU....................................................................................25

vi

3.2.1. Mô hình nghiên cứu............................................................................................27

3.2.2. Đo lường biến .....................................................................................................28

3.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.........................................................................38

3.3.1. Phương pháp ước lượng .....................................................................................38

3.3.2. Các kiểm định mô hình.......................................................................................41

TÓM TẮT CHƯƠNG 3 ...............................................................................................42

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ....................................................................43

4.1. THỐNG KÊ MÔ TẢ BIẾN...................................................................................43

4.2. MA TRẬN HỆ SỐ TƯƠNG QUAN.....................................................................47

4.3. HỒI QUY TÁC ĐỘNG CỦA KỲ ĐÁO HẠN NỢ ĐẾN BIẾN ĐỘNG HIỆU QUẢ

HOẠT ĐỘNG CÔNG TY TRONG TƯƠNG LAI......................................................50

4.4. KIỂM ĐỊNH CÁC KHUYẾT TẬT TRONG MÔ HÌNH TÁC ĐỘNG CỦA KỲ

ĐÁO HẠN NỢ ĐẾN BIẾN ĐỘNG HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CÔNG TY TRONG

TƯƠNG LAI ................................................................................................................59

4.5. HỒI QUY BẰNG PHƯƠNG PHÁP FGLS TÁC ĐỘNG CỦA KỲ ĐÁO HẠN NỢ

ĐẾN BIẾN ĐỘNG HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CÔNG TY T....................................62

4.6. TÁC ĐỘNG KỲ ĐÁO HẠN NỢ VÀ BIẾN ĐỘNG HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG

CÔNG TY KHI CÓ CÁC CỤM BIẾN TƯƠNG TÁC VỚI NHAU ...........................66

4.7. HỒI QUY BÌNH PHƯƠNG NHỎ NHẤT HAI GIAI ĐOẠN (2SLS) TÁC ĐỘNG

CỦA KỲ ĐÁO HẠN NỢ ĐẾN BIẾN ĐỘNG HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CÔNG TY

TRONG TƯƠNG LAI..................................................................................................70

4.7. KIỂM ĐỊNH TÍNH VỮNG...................................................................................74

TÓM TẮT CHƯƠNG 4 ...............................................................................................79

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN............................................................................................80

5.1. TÓM TẮT KẾT QUẢ BÀI NGHIÊN CỨU.........................................................80

5.2. KIẾN NGHỊ CỦA BÀI NGHIÊN CỨU ...............................................................83

5.3. HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI......................................................................................84

TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................................84

PHỤ LỤC .....................................................................................................................86

vii

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 2.1. Tổng hợp các nghiên cứu trước đây.............................................................20

Bảng 3.1. Kỳ vọng mối quan hệ giữa các yếu tố và biến động hiệu quả hoạt động công

ty ...................................................................................................................................34

Bảng 4.1. Thống kê mô tả biến.....................................................................................44

Bảng 4.2. Ma trận hệ số tương quan.............................................................................48

Bảng 4.3. Kết quả hồi quy tác động của kỳ đáo hạn nợ đến biến động hiệu quả hoạt

động công ty khi đo lường bằng SDROA ....................................................................51

Bảng 4.4. Kết quả hồi quy tác động của kỳ đáo hạn nợ đến biến động hiệu quả hoạt

động công ty khi đo lường bằng SDROA khi có các biến kiểm soát tác động của ngành

và kinh tế vĩ mô ............................................................................................................53

Bảng 4.5. Kết quả hồi quy tác động của kỳ đáo hạn nợ đến biến động hiệu quả hoạt

động công ty khi đo lường bằng SDTBQ.....................................................................55

Bảng 4.6. Kết quả hồi quy tác động của kỳ đáo hạn nợ đến biến động hiệu quả hoạt

động công ty khi đo lường bằng SDTBQ khi có các biến kiểm soát tác động của ngành

và kinh tế vĩ mô ............................................................................................................57

Bảng 4.7. Kiểm định các khuyết tật mô hình tác động của kỳ đáo hạn nợ đến biến động

hiệu quả hoạt động (SDROA) công ty trong tương lai.................................................60

Bảng 4.8. Kiểm định các khuyết tật mô hình tác động của kỳ đáo hạn nợ đến biến động

hiệu quả hoạt động (SDTBQ) công ty trong tương lai.................................................61

Bảng 4.9. Kết quả hồi quy FGLS tác động của kỳ đáo hạn nợ đến biến động hiệu quả

hoạt động (SDROA) công ty trong tương lai ...............................................................63

Bảng 4.10. Kết quả hồi quy FGLS tác động của kỳ đáo hạn nợ đến biến động hiệu quả

hoạt động (SDTBQ) công ty trong tương lai................................................................65

Bảng 4.11. Kết quả hồi quy FGLS tác động của kỳ đáo hạn nợ đến biến động hiệu quả

hoạt động công ty (SDROA) khi có các biến tương tác...............................................67

Bảng 4.12. Kết quả hồi quy FGLS tác động của kỳ đáo hạn nợ đến biến động hiệu quả

hoạt động công ty (SDTBQ) khi có các cụm tương tác ...............................................69

Bảng 4.13. Kết quả giai đoạn hai hồi quy 2SLS tác động của kỳ đáo hạn nợ đến biến

động hiệu quả hoạt động công ty khi đo lường bằng SDROA.....................................71

viii

Bảng 4.14. Kết quả giai đoạn hai hồi quy 2SLS tác động của kỳ đáo hạn nợ đến biến

động hiệu quả hoạt động công ty khi đo lường bằng SDTBQ .....................................73

Bảng 4.15. Kết quả hồi quy FGLS tác động của kỳ đáo hạn nợ đến biến động hiệu quả

hoạt động công ty khi đo lường bằng SDROA2 ..........................................................75

Bảng 4.16. Kết quả hồi quy FGLS tác động của kỳ đáo hạn nợ đến biến động hiệu quả

hoạt động công ty khi đo lường bằng SDTBQ2...........................................................77

Bảng 5.1. Tóm tắt kết quả nghiên cứu..........................................................................81

1

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Nợ và các chủ đề xoay quanh nợ của công ty luôn là một trong những chủ đề

được quan tâm bậc nhất ở lĩnh vực Tài chính. Sử dụng tài trợ từ việc vay nợ sẽ mang

lại khả năng tối đa hóa giá trị cho công ty (Miller và Modigliani, 1958). Chính vì thế

hầu hết các công ty hiện nay gần như đều sử dụng nợ vay để tài trợ cho các mục đích

của mình, đặc biệt là đối với các công ty khi vẫn còn trong giai đoạn khởi sự hoặc có

quy mô nhỏ không đủ nguồn vốn và thu nhập ổn định. Tuy nhiên, để nhận được những

lợi ích từ việc sử dụng nợ vay và tránh được các bất lợi không mong muốn, các công ty

không đơn thuần chỉ tập trung vào việc thiết lập một cấu trúc vốn tối ưu mà còn cần

phải chú trọng đến một vấn đề quan trọng không kém, có tác động mạnh mẽ đến thành

quả của công ty ở cả hiện tại và trong tương lai, chính là thiết lập cấu trúc kỳ đáo hạn

nợ, hay nói cách khác là lựa chọn tỷ lệ vay nợ giữa nợ ngắn hạn và dài hạn.

Các nghiên cứu trước đây cũng chỉ ra rằng kỳ đáo hạn nợ có thể ảnh hưởng đến

quyết định đầu tư của công ty (Myers, 1977) và cơ hội tăng trưởng của công ty (Barclay

và Smith, 1995), nghiên cứu của Aivazian (2005) cũng đã chỉ ra điều này. Ngoài ra,

nghiên cứu của Diamond (2014) còn chỉ ra rằng kỳ đáo hạn nợ có ảnh hưởng không chỉ

đối với các quyết định đầu tư ở hiện tại mà còn trong tương lai. Các công ty có xu hướng

sử dụng nợ với kỳ đáo hạn ngắn hơn trong những năm trước khi xảy ra các cuộc khủng

hoảng tài chính/ngân hàng (Brockman, Martin và Unlu, 2010; Harford, Klasa và

Maxwell, 2014) và dường như biến động hiệu quả hoạt động của họ trở nên cao hơn

trong những năm gần đó (Faccio, Marchica và Mura, 2011).

Trong bối cảnh nền kinh tế ngày càng phát triển và hội nhập sâu rộng, nhu cầu

sử dụng nợ vay để tài trợ cho các mục đích khác nhau cũng từ đó mà tăng mạnh không

chỉ ở các nước trên thế giới mà ngay cả tại Việt Nam, con số vay nợ thậm chí còn lên

đến hàng chục nghìn tỷ đồng. Điều này thể hiện qua số liệu thu được từ báo cáo tài

chính năm 2020 liên quan đến nợ vay của một vài các công ty tiêu biểu hiện nay được

niêm yết trên sàn như sau: Công ty cổ phần Hoàng Anh Gia Lai (HOSE: HAG) đạt

27,238 tỷ đồng, trong đó tỷ trọng nợ ngắn hạn và dài hạn trên tổng nợ lần lượt là 57%

và 43% ; Tổng Công ty Hàng Không Việt Nam - Công ty cổ phần (HOSE: HVN) đạt

56,490 tỷ đồng, trong đó nợ ngắn hạn chiếm 58% và nợ dài hạn chiếm 42% trên tổng

2

nợ; Công ty cổ phần Đầu Tư Thế Giới Di động (HOSE: MWG) đạt 30,549 tỷ đồng với

tỷ trọng nợ ngắn hạn lên đến 96% trên tổng nợ và 4% còn lại là nợ dài hạn. Tuy nhiên,

các nghiên cứu ở Việt Nam trước đây hầu như chỉ nhắc đến cấu trúc vốn hoặc một số ít

bài đề cập đến các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc kỳ đáo hạn nợ mà hầu như không đề

cập đến mối quan hệ giữa kỳ đáo hạn nợ và biến động hiệu quả hoạt động của các công

ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Bởi vì mức độ vay cũng như kỳ đáo

hạn nợ khác nhau sẽ mang lại các thành quả cũng như bất lợi khác nhau đối với hiệu

quả hoạt động của công ty, đặc biệt là trong bối cảnh nền kinh tế hiện nay đang phải

gánh chịu ảnh hưởng nặng nề từ Covid19 thì việc lựa chọn cấu trúc kỳ đáo hạn nợ lại

càng là một vấn đề cần cân nhất và chú ý hơn để tránh dẫn đến những bất lợi xảy ra cho

công ty. Do đó, việc thực hiện bài nghiên cứu liên quan đến chủ đề “Tác động của kỳ

đáo hạn nợ đến sự ổn định trong hiệu quả hoạt động của công ty” là cần thiết và phù

hợp.

1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

1.2.1. Mục tiêu tổng quát

Dựa trên các cơ sở lý luận và kết quả từ các công trình nghiên cứu liên quan

trước đây, mục tiêu tổng quát của bài nghiên cứu này là nhằm phân tích, kiểm tra và

làm rõ tác động của kỳ đáo hạn nợ đến độ biến động hiệu quả hoạt động của các công

ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam, từ đó có thể đưa ra các kết luận có

căn cứ và mang tính xác thực nhất, giúp cho các nhà đầu tư, các chủ nợ và các công ty

có cơ sở để lựa chọn kỳ đáo hạn nợ trong các bối cảnh khác nhau.

1.2.2. Mục tiêu cụ thể

Từ mục tiêu tổng quát nêu trên, bài nghiên cứu đi vào phân tích, kiểm tra và làm

rõ mối quan hệ giữa việc lựa chọn kỳ đáo hạn nợ khác nhau, hay cụ thể hơn là lựa chọn

tỷ lệ nợ ngắn hạn và nợ dài hạn trên tổng nợ đối với độ biến động hiệu quả hoạt động,

hay cụ thể hơn là xét đến biến động trong độ lệch chuẩn ROA và Tobin’s của các công

ty. Đồng thời, nghiên cứu cũng xem xét đến một số các yếu tố khác có tác động nổi bật

đến mối quan hệ trên như quy mô công ty, cơ hội đầu tư và một số các yêu tố phụ khác.

Các mục tiêu được làm rõ như sau:

Thứ nhất, kỳ đáo hạn nợ tác động đến biến động hiệu quả hoạt động công ty.

3

Thứ hai, mối quan hệ phi tuyến kỳ đáo hạn nợ và biến động hiệu quả hoạt động

công ty.

Thứ ba, sự khác biệt trong tác động của kỳ đáo hạn nợ đến biến động hiệu quả

hoạt động các công ty khi quy mô công ty là khác nhau.

Thứ tư, sự khác biệt trong tác động của kỳ đáo hạn nợ đến biến động hiệu quả

hoạt động các công ty khi cơ hội tăng trưởng là khác nhau.

1.3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU

Để đạt được mục tiêu nghiên cứu đã đề ra như trên, cần tập trung đi vào giải

quyết các câu hỏi sau đây:

Thứ nhất, kỳ đáo hạn nợ có tác động đến biến động hiệu quả hoạt động công ty

hay không?

Thứ hai, Mối quan hệ giữa kỳ đáo hạn và biến động hiệu quả hoạt động các công

ty có phải là phi tuyến tính hay không?

Thứ ba, có sự khác biệt trong tác động của kỳ đáo hạn nợ đến biến động hiệu

quả hoạt động các công ty khi quy mô công ty là khác nhau hay không?

Thứ tư, có sự khác biệt trong tác động của kỳ đáo hạn nợ đến biến động hiệu

quả hoạt động các công ty khi cơ hội tăng trưởng là khác nhau hay không?

1.4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: 245 công ty phi tài chính được niêm yết trên

Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) và Sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ

Chí Minh (HSX).

Thời gian nghiên cứu: Từ năm 2012 đến năm 2020. Thời gian được lựa chọn sau

khủng hoảng tài chính thế giới giai đoạn 2008-2009.

1.5. ĐÓNG GÓP ĐỀ TÀI

Bài nghiên cứu đưa ra bằng chứng thực nghiệm tại Việt Nam về tác động cùng

chiều của kỳ đáo hạn nợ đến độ biến động hiệu quả hoạt động của các công ty niêm yết

trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Bên cạnh đó là sự tác động cùng chiều này đến

từ quy mô công ty và cơ hội tăng trưởng của công ty. Từ đó giúp các doanh nghiệp có

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!