Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Tác động của kiểm soát nội bộ đến rủi ro tín dụng đối với các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
vv
BÙI THỊ MỸ TRINH
TÁC ĐỘNG CỦA KIỂM SOÁT NỘI BỘ
ĐẾN RỦI RO TÍN DỤNG ĐỐI VỚI
CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN
VIỆT NAM
LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG
TP.Hồ Chí Minh, năm 2021
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
vv
BÙI THỊ MỸ TRINH
TÁC ĐỘNG CỦA KIỂM SOÁT NỘI BỘ
ĐẾN RỦI RO TÍN DỤNG ĐỐI VỚI
CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN
VIỆT NAM
Chuyên ngành : Tài chính ngân hàng
Mã số chuyên ngành : 8340201
LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG
Giảng viên hướng dẫn: GS. TS. Trần Lương Anh
TP.Hồ Chí Minh, năm 2021
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
KHOA ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC
GIẤY XÁC NHẬN
Tôi tên là: Bùi Thị Mỹ Trinh
Ngày sinh: 27/01/1994 Nơi sinh: Bình Định
Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng Mã học viên: 1783402010024
Tôi đồng ý cung cấp toàn văn thông tin luận án/ luận văn tốt nghiệp hợp lệ về bản
quyền cho Thư viện trường đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh. Thư viện trường đại
học Mở Thành phố Hồ Chí Minh sẽ kết nối toàn văn thông tin luận án/ luận văn tốt
nghiệp vào hệ thống thông tin khoa học của Sở Khoa học và Công nghệ Thành phố
Hồ Chí Minh.
Ký tên
(Ghi rõ họ và tên)
…………………………………
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan rằng luận văn “Tác động của kiểm soát nội bộ đến rủi ro tín
dụng tại các Ngân hàng TMCP Việt Nam” là bài nghiên cứu của chính tôi.
Ngoại trừ những tài liệu tham khảo được trích dẫn trong luận văn này, tôi cam
đoan rằng toàn phần hay những phần nhỏ của luận văn này chưa từng được công bố
hoặc được sử dụng để nhận bằng cấp ở những nơi khác.
Không có sản phẩm hoặc nghiên cứu nào của người khác được sử dụng trong
luận văn này mà không được trích dẫn theo đúng quy định.
Luận văn này chưa bao giờ được nộp để nhận bất kỳ bằng cấp nào tại các trường
đại học hoặc các cơ sở đào tạo khác.
Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2021
Bùi Thị Mỹ Trinh
ii
LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian thực hiện đề tài “Tác động của kiểm soát nội bộ đến rủi ro tín
dụng tại các Ngân hàng TMCP Việt Nam” tôi đã nhận được nhiều sự quan tâm giúp
đỡ của cá nhân, tập thể.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến GS.TS. Trần Lương Anh, người thầy
dẫn dắt tôi trong suốt thời gian tôi thực hiện nghiên cứu này.
Tôi chân thành cảm ơn quý thầy, cô của Trường Đại Học Mở TP. HCM và các
thầy, cô ở những trường đại học và cơ sở đào tạo khác đã tận tình giúp đỡ, dạy bảo và
hướng dẫn cho tôi những kiến thức quý báu để hoàn thiện luận văn.
Bên cạnh đó, tôi xin cảm ơn gia đình và tất cả bạn bè đã động viên và giúp đỡ
tôi trong thời gian tôi nghiên cứu.
Mặc dù bản thân đã rất cố gắng nhưng luận văn không tránh khỏi những khiếm
khuyết. Rất mong nhận được sự góp ý từ thầy cô giáo, đồng môn và đồng nghiệp để
luận văn được hoàn thiện hơn.
Lời sau cùng, tôi xin kính chúc quý thầy, cô thật nhiều sức khỏe và thành công
trong sự nghiệp giảng dạy của mình. Xin chân thành cảm ơn.
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 09 năm 2021
Học viên
Bùi Thị Mỹ Trinh
iii
TÓM TẮT LUẬN VĂN
Luận văn trình bày mối quan hệ giữa kiểm soát nội bộ và rủi ro tín dụng và
đưa ra những giải pháp góp phần kiểm soát rủi ro tín dụng tại Ngân hàng. Qua các
cơ sở lý thuyết lược khảo từ các nghiên cứu trước, luận văn sử dụng phương pháp
định lượng từ số liệu của 18 Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam từ năm 2008
đến 2020 để kiểm định sự tác động của kiểm soát nội bộ đến rủi ro tín dụng.
Kết quả cho thấy, rủi ro tín dụng bị tác động ngược chiều bởi số lượng thành
viên Hội đồng quản trị, có nghĩa là những ngân hàng có số lượng thành viên Hội
đồng quản trị nhiều sẽ tạo môi trường kiểm soát tốt hơn, giảm thiểu được rủi ro tín
dụng. Tương tự số lượng thành viên Hội đồng quản trị có nền tảng tài chính – ngân
hàng cũng có tác động ngược chiều với rủi ro tín dụng. Ngược lại biến hoạt động
kiểm soát có tác động cùng chiều, các ngân hàng có tỷ lệ tổng cho vay/ tổng vốn huy
động càng thấp sẽ giảm thiểu được rủi ro tín dụng. Việc áp dụng kiểm soát nội bộ
cần theo nguyên tắc Basel và COSO để phát huy tính hiệu quả.
iv
ABSTRACT
The thesis presents the relationship between Internal Control and Credit Risk
and offers solutions that contribute to credit risk control at the Bank. Through the
theoretical basis of the survey from previous studies, the thesis uses quantitative
methods from data of 18 Joint Stock Commercial Banks of Vietnam from 2008 to 2020
to verify the impact of internal control on credit risk.
The results showed that credit risk is adversely affected by the number of board
members, meaning that banks with a large number of board members will create a
better control environment, minimizing credit risk. Similarly, the number of board
members with financial and banking backgrounds also has the opposite effect on credit
risk. In contrast, the lower the control activity, banks with a lower ratio of total loans
/ total capital mobilized will minimize credit risk. The application of internal controls
should be in accordance with Basel and COSO principles to promote effectiveness.
v
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .................................................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN......................................................................................................................................ii
DANH MỤC BẢNG..........................................................................................................................vii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT.......................................................................................................... viii
CHƯƠNG 1 - GIỚI THIỆU...............................................................................................................1
1.1 Lý do nghiên cứu ....................................................................................................1
1.2 Vấn đề nghiên cứu..................................................................................................3
1.3 Câu hỏi và mục tiêu nghiên cứu ............................................................................3
1.3.1 Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................................3
1.3.2 Mục tiêu nghiên cứu...........................................................................................3
1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu..........................................................................4
1.4.1 Đối tượng nghiên cứu.........................................................................................4
1.4.2 Phạm vi nghiên cứu............................................................................................4
1.5 Phương pháp nghiên cứu.......................................................................................4
1.6 Ý nghĩa bài nghiên cứu ..........................................................................................4
1.7 Kết cấu của nghiên cứu..........................................................................................5
CHƯƠNG 2 - CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC ......................................6
2.1. Kiểm soát nội bộ......................................................................................................6
2.1.1. Khái niệm ........................................................................................................6
2.1.2. Nguyên tắc của Basel về hoạt động của hệ thống KSNB trong NHTM ......6
2.1.3. Các yếu tố cấu thành KSNB...........................................................................7
2.2. Rủi ro tín dụng của NHTM..................................................................................15
2.2.1. Khái niệm rủi ro tín dụng............................................................................15
2.2.2. Phân loại rủi ro tín dụng..............................................................................15
2.2.3. Nhận dạng rủi ro tín dụng ...........................................................................17
2.2.4. Kiểm soát rủi ro tín dụng..............................................................................18
2.2.5. Các chỉ tiêu đánh giá công tác quản trị rủi ro tín dụng của NHTM..........20
2.2.6. Các nhân tố ảnh hưởng tới quản trị rủi ro tín dụng...................................25
2.3. Sơ lược một số nghiên cứu trước.........................................................................27
2.3.1. Các nghiên cứu ở nước ngoài......................................................................27
2.3.2. Nghiên cứu trong nước ................................................................................27
2.3.3. Khoảng trống nghiên cứu ............................................................................28
CHƯƠNG 3 - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...........................................................................30
3.1. Quy trình nghiên cứu ...........................................................................................30