Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Tác động của hoạt động ngoại khóa đến tính tích cực học tập của học sinh trung học phổ thông ( nghiên cứu trường hợp tại trường THPT Châu Văn Liêm, Thành phồ Cần Thơ)
PREMIUM
Số trang
119
Kích thước
987.4 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
986

Tác động của hoạt động ngoại khóa đến tính tích cực học tập của học sinh trung học phổ thông ( nghiên cứu trường hợp tại trường THPT Châu Văn Liêm, Thành phồ Cần Thơ)

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

VIỆN ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC

NGUYỄN THỊ THẢO

TÁC ĐỘNG CỦA HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA ĐẾN

TÍNH TÍCH CỰC HỌC TẬP CỦA HỌC SINH

TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

(NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP TẠI TRƯỜNG THPT

CHÂU VĂN LIÊM, THÀNH PHỐ CẦN THƠ)

LUẬN VĂN THẠC SĨ

Hà Nội – Năm 2013

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

VIỆN ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC

NGUYỄN THỊ THẢO

TÁC ĐỘNG CỦA HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA ĐẾN

TÍNH TÍCH CỰC HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

(NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP TẠI

TRƯỜNG THPT CHÂU VĂN LIÊM, THÀNH PHỐ CẦN THƠ)

Chuyên ngành: Đo lường và Đánh giá trong giáo dục

(Chuyên ngành đào tạo thí điểm)

LUẬN VĂN THẠC SĨ

Người hướng dẫn khoa học:

PGS.TS. HOÀNG BÁ THỊNH

Hà Nội, tháng 5/2013

LỜI CẢM ƠN

Em xin chân thành cảm ơn Ban Lãnh đạo Viện Đảm bảo chất lượng

giáo dục – Đại học Quốc gia Hà Nội, Trung tâm Khảo thí và Đảm bảo chất

lượng đào tạo – Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, quý Thầy, Cô

giáo đã tận tình giảng dạy, tạo điều kiện giúp đỡ em trong suốt khóa học và

trong việc hoàn thành luận văn của mình.

Em xin chân thành biết ơn sâu sắc Phó Giáo sư, Tiến sĩ Hoàng Bá

Thịnh đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ, động viên, cung cấp tài liệu học tập

và nghiên cứu thiết thực và quý báu để giúp em hoàn thành luận văn này.

Em xin chân thành cảm ơn gia đình, các đồng nghiệp trong cơ quan

và bạn bè đã tạo điều kiện thuận lợi cũng như đóng góp những ý kiến quý

báu cho em trong việc hoàn thành luận văn.

Xin chân thành cảm ơn!

Học viên

Nguyễn Thị Thảo

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn với tiêu đề “Tác động của hoạt động ngoại

khóa đến tính tích cực học tập của học sinh trung học phổ thống (Nghiên

cứu trường hợp tại Trường trung học phổ thông Châu Văn Liêm, Thành

Phố Cần Thơ)” hoàn toàn là kết quả nghiên cứu của chính bản thân tôi và

chưa được công bố trong bất cứ một công trình nghiên cứu nào của người

khác. Trong quá trình thực hiện luận văn, tôi đã thực hiện nghiêm túc các quy

tắc đạo đức nghiên cứu; các kết quả trình bày trong luận văn là sản phẩm

nghiên cứu, khảo sát của riêng cá nhân tôi; tất cả các tài liệu tham khảo sử

dụng trong luận văn đều được trích dẫn tường minh, theo đúng quy định.

Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về tính trung thực của số liệu và các

nội dung khác trong luận văn của mình.

Hà Nội, ngày 10 tháng 6 năm 2013

Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Thảo

MỤC LỤC

Trang

Trang phụ bìa

Lời cảm ơn

Lời cam đoan

Mục lục

Danh mục các chữ viết tắt

Danh mục các bảng biểu

Danh mục các hình vẽ

Mục lục

MỞ ĐẦU ................................................................................................................1

1. Lý do chọn đề tài .............................................................................................1

2. Mục đích nghiên cứu của đề tài........................................................................2

3. Đối tượng nghiên cứu và khách thể nghiên cứu................................................3

4. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu ...................................................3

5. Phương pháp nghiên cứu..................................................................................3

6. Phạm vi nghiên cứu của đề tài.........................................................................4

7. Đóng góp mới của đề tài ..................................................................................5

8. Kết cấu luận văn ..............................................................................................5

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN .............................................................................6

1.1. Một số vấn đề lý luận cơ bản về hoạt động ngoại khóa và tính tích cực học

tập........................................................................................................................6

1.1.1. Một số vấn đề lý luận cơ bản về hoạt động ngoại khoá ...........................6

1.1.1.1. Định nghĩa hoạt động ngoại khoá .....................................................6

1.1.1.2. Mục tiêu của hoạt động ngoại khóa ..................................................7

1.1.1.3. Đặc điểm của hoạt động ngoại khoá .................................................7

1.1.1.4. Nội dung của hoạt động ngoại khóa .................................................8

1.1.1.5. Hình thức của hoạt động ngoại khóa ................................................9

1.1.1.6. Quy trình tổ chức hoạt động ngoại khóa. ........................................10

1.1.1.7. Tác dụng của hoạt động ngoại khoá ...............................................12

1.1.2. Một số vấn đề lý luận cơ bản về tính tích cực học tập ...........................14

1.1.2.1. Khái niệm tính tích cực học tập ......................................................14

1.1.2.2. Biểu hiện của tính tích cực học tập.................................................19

1.1.2.3. Phân loại tính tích cực học tập........................................................24

1.2. Tổng quan các nghiên cứu liên quan đến đề tài ...........................................25

1.2.1. Các công trình nghiên cứu về tác động của hoạt động ngoại khóa đến

tính tích cực học tập .......................................................................................26

1.2.1.1. Các công trình ở nước ngoài nghiên cứu về tác động của hoạt động

ngoại khóa đến tính tích cực học tập ...........................................................26

1.2.1.2. Các công trình ở Việt Nam nghiên cứu về tác động của hoạt động

ngoại khóa đến tính tích cực học tập ...........................................................28

1.2.2. Các công trình nghiêu cứu về tính tích cực học tập ...............................30

1.2.2.1. Các công trình ở ngoài nước nghiên cứu về tính tích cực học tập ...30

1.2.2.2. Các công trình ở Việt Nam nghiên cứu về tính tích cực học tập .....33

1.3. Mô hình nghiên cứu ....................................................................................39

CHƯƠNG 2: BỐI CẢNH NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.43

2.1. Sơ lược về địa bàn nghiên cứu ....................................................................43

2.1.1. Giới thiệu lịch sử hình thành và phát triển của Trường trung học phổ

thông Châu Văn Liêm, Thành phố Cần Thơ ...................................................43

2.1.2. Những đặc điểm tiêu biểu của trường ...................................................44

2.1.2.1. Thông tin chung .............................................................................44

2.1.2.2. Thành tích của trường ....................................................................45

2.1.2.3. Hoạt động ngoại khoá ở Trường trung học phổ thông Châu Văn

Liêm, Thành phố Cần Thơ..........................................................................46

2.2. Phương pháp nghiên cứu.............................................................................49

2.2.1. Thiết kế nghiên cứu ..............................................................................49

2.2.2. Quy trình nghiên cứu............................................................................51

2.2.3. Nghiên cứu sơ bộ..................................................................................52

2.2.4. Nghiên cứu chính thức..........................................................................54

2.2.5. Xây dựng thang đo ...............................................................................55

2.2.6. Cách chọn mẫu .....................................................................................60

CHƯƠNG 3: NHỮNG ẢNH HƯỞNG CỦA HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA TỚI

TÍNH TÍCH CỰC HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ

THÔNG CHÂU VĂN LIÊM, THÀNH PHỐ CẦN THƠ.......................................62

3.1. Đặc điểm nhân khẩu học mẫu nghiên cứu ...................................................62

3.2. Đánh giá thang đo .......................................................................................63

3.2.1. Kiểm định thang đo ..............................................................................65

3.2.2. Phân tích nhân tố ..................................................................................67

3.2.2.1. Kết quả phân tích nhân tố lần 1 ......................................................68

3.2.2.2. Kết quả phân tích nhân tố lần 2 .....................................................70

3.2.2.3. Phân tích nhân tố lần 3 ...................................................................71

3.3. Phân tích ANOVA sự khác biệt về mức tác động của hoạt động ngoại khóa

đến tính tích cực học tập của học sinh thông qua các biến nhân khẩu học ..........77

3.4. Mô tả các biến thành phần của tính tích cực học tập chịu sự tác động của hoạt

động ngoại khóa.................................................................................................78

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ........................................................................83

TÀI LIỆU THAM KHẢO .....................................................................................89

PHỤ LỤC..............................................................................................................93

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG ĐỀ TÀI

Số thứ tự Viết đầy đủ Viết tắt

01 Nhà xuất bản NXB

02 Hoạt động ngoại khóa HĐNK

03 Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên

lớp

HĐGDNGLL

04 Học sinh HS

05 Học sinh trung học phổ thông HSTHPT

06 Giáo viên GV

07 Phụ huynh học sinh PHHS

08 Giáo sư GS

09 Phó giáo sư PGS

10 Thạc sĩ ThS

11 Tiến sĩ TS

12 Tích cực TC

13 Tính tích cực TTC

14 Tính tích cực học tập TTCHT

15 Trung học phổ thông THPT

16 Sinh viên SV

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

Bảng 2.1. Số lượng lớp học theo khối lớp, chương trình học và ................... 45

số lượng học sinh theo giới tính ở mỗi khối lớp, chương trình học ............... 45

Bảng 2.2. Số lượng học sinh theo năm học từ năm học 2007 – 2008 đến năm

học 2011 – 2012........................................................................................... 45

Bảng 2.3. Số lượng mẫu khảo sát theo khối lớp,........................................... 61

chương trình học, giới tính ........................................................................... 61

Bảng 3.1. Số học sinh theo giới tính ở các khối lớp...................................... 62

Bảng 3.2. Số học sinh theo học các ban theo khối lớp .................................. 63

Bảng 3.3. Các biến được mã hóa để xử lý bằng phần mềm SPSS 11.5 ......... 64

Bảng 3.4. Kết quả kiểm định thang đo.......................................................... 66

Bảng 3.5. Kiểm định KMO và BARTLETT lần 1 ........................................ 68

Bảng 3.6. Phân tích phương sai được giải thích bởi yếu tố chung của các biến

lần 1 ............................................................................................................. 69

Bảng 3.7. Kiểm định KMO và BARTLETT lần 2 ........................................ 70

Bảng 3.8. Phân tích phương sai được giải thích bởi yếu tố chung của các biến

lần 2 ............................................................................................................. 71

Bảng 3.9. Kiểm định KMO và BARTLETT lần 3 ........................................ 71

Bảng 3.10. Phân tích phương sai được giải thích bởi yếu tố chung của các

biến lần 3...................................................................................................... 72

Bảng 3.11. Phân tích tiêu chuẩn Eigenvalues của các biến lần 3................... 73

Bảng 3.12. Ma trận nhân tố sau khi xoay...................................................... 74

Bảng 3.13. Ma trận điểm nhân tố.................................................................. 75

Bảng 3.14. Kết quả phân tích ANOVA ........................................................ 78

Bảng 3.15. Kết quả thống kê các biến thuộc thành phần TTCHT chịu sự tác

động của HĐNK........................................................................................... 80

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ

Sơ đồ 1.1. Mô hình nghiên cứu về tác động của HĐNK đến TTCHT của học

sinh trung học phổ thông .............................................................................. 40

Sơ đồ 2.1. Quy trình nghiên cứu về tác động của hoạt động ngoại khóa đến

tính tích cực học tập của học sinh trung học phổ thông ................................ 51

1

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Thế kỉ XXI, thế kỉ của nền văn minh trí tuệ với tốc độ phát triển mạnh

mẽ trong các lĩnh vực khoa học và công nghệ. Nước ta đang đứng trước cơ

hội và thách thức to lớn để thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hóa –

hiện đại hóa. Xu thế phát triển của thời đại và công cuộc xây dựng đất nước

đòi hỏi chúng ta phải đào tạo được nguồn nhân lực có chất lượng cao. Vì thế,

Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đã khẳng định Giáo dục – Đào tạo là quyết

sách hàng đầu. Phát triển Giáo dục là một trong những động lực quan trọng

thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, là điều kiện để phát huy

nguồn lực con người – yếu tố cơ bản để phát triển xã hội. Muốn đào tạo

nguồn lực con người đáp ứng với yêu cầu phát triển của xã hội cần phải quan

tâm đến nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho HS để HS phát triển

thành những con người năng động, sáng tạo, lành mạnh về thể chất lẫn tinh

thần. Một trong những yếu tố tác động đến chất lượng giáo dục của nhà

trường phổ thông là các HĐNK trong nhà trường.

Nói về giáo dục toàn diện, Rabơle (1494 – 1553) nhà tư tưởng, nhà giáo

dục thời kỳ Phục Hưng đã nhấn mạnh “Việc giáo dục phải bao hàm cả nội

dung trí dục, đạo đức, thể chất, thẩm mỹ…ngoài việc học ở nhà, còn có các

buổi tham quan các xưởng thợ, các cửa hàng, tiếp xúc với các nhà văn, các

nghị sĩ, đặc biệt là mỗi tháng một lần thầy và trò về sống ở nông thôn một

ngày.” (Rabơle in Dũng 2007)

Hay nhà giáo dục Xô Viết lỗi lạc Makarenco (1888 – 1939), cũng đã

từng nói “Tôi kiên trì nói rằng các vấn đề giáo dục, phương pháp giáo dục

không thể hạn chế trong các vấn đề giảng dạy, lại càng không thể để cho quá

trình giáo dục chỉ thực hiện trên lớp học mà đáng ra phải là trên mỗi mét

vuông của đất nước ta… Nghĩa là trong bất kì hoàn cảnh nào cũng không

2

được quan niệm rằng công tác giáo dục chỉ được tiến hành trong lớp” (Rabơle

in Dũng 2007)

Những ý kiến trên đã khẳng định tầm quan trọng của HĐNK trong giáo

dục phổ thông, tuy nhiên xuất phát từ thực tế công tác ở Thành phố Cần Thơ,

tôi thấy có nhiều ý kiến khác nhau của giáo viên nơi đây về sự ảnh hưởng của

HĐNK tới HSTHPT như:

HĐNK có tác động TC đến HSTHPT: giúp các em có khả năng tiếp thu

kiến thức môn học tốt, tạo thái độ học tập TC, rèn các kỹ năng cần thiết cho

các em, góp phần hình thành nhân cách của HS.

Lại có ý kiến cho rằng HĐNK trong nhà trường phổ thông chưa được

tiến hành một cách đồng bộ, hình thức hoạt động còn đơn điệu, công tác kiểm

tra thi đua, khen thưởng chưa kịp thời, hoạt động này chiếm nhiều thời gian,

tiền bạc của HS, thậm chí nó còn gây nguy hiểm cho các em. HĐNK chưa

mang lại hiệu qủa thực sự cho quá trình giáo dục – đào tạo trong nhà trường.

Vì vậy, nhằm đưa ra một quan điểm đầy đủ, đúng đắn về tác động của

HĐNK tới TTCHT của HSTHPT để tìm ra những giải pháp tổ chức các

HĐNK có ảnh hưởng TC đến HSTHPT, thu hút HS tham gia với niềm ham

mê, tự nguyện, thực sự phát huy được tính sáng tạo, TC học tập đồng thời

hình thành được các kỹ năng cần thiết trong học tập, trong cuộc sống cho HS.

Trên cơ sở đó, tôi chọn đề tài “Tác động của hoạt động ngoại khóa đến tính

tích cực học tập của học sinh trung học phổ thông” (Nghiên cứu trường

hợp tại Trường THPT Châu Văn Liêm, Thành phố Cần Thơ).

2. Mục đích nghiên cứu của đề tài

Mục đích của nghiên cứu nhằm khảo sát và phân tích tác động của

HĐNK đến TTCHT của HS Trường THPT Châu Văn Liêm, Thành phố Cần

Thơ.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!