Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Tác động của hoạt động chỉnh sửa đối với tiến trình tạo lập văn bản của người học
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Nguyễn Thị Hồng Nam Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 81(05): 9 - 16
9
TÁC ĐỘNG CỦA HOẠT ĐỘNG CHỈNH SỬA ĐỐI VỚI TIẾN TRÌNH
TẠO LẬP VĂN BẢN CỦA NGƯỜI HỌC
Nguyễn Thị Hồng Nam*
Trường Đại học Cần Thơ
TÓM TẮT
Chỉnh sửa là một phần của tiến trình tạo lập văn bản của người viết. Hoạt động này có thể
là sự tự chỉnh sửa của người viết, ,hoạt động chỉnh sửa cho nhau của người học, giáo viên
chỉnh sửa cho học sinh. Trong bài viết này chúng tôi trình bày kết quả thử nghiệm của
hoạt động tự chỉnh sửa và chỉnh sửa của các học viên cao học. Nghiên cứu nhằm trả lời 3
câu hỏi: (a) hoạt động tự chỉnh sửa/ chỉnh sửa có tác động như thế nào đối với chất lượng
bài viết của người viết (b) hoạt động tự chỉnh sửa/ chỉnh sửa có góp phần nâng cao năng
lực tư duy của người viết hay không?; (c) Có thể vận dụng các hoạt động này vào dạy
Làm văn ở trường PT được hay không.
Từ khóa: Tiến trình tạo lập văn bản, tự chỉnh sửa, chỉnh sửa, văn bản, năng lực tư duy
ĐẶT VẤN ĐỀ*
Kỹ năng tạo lập văn bản của khá nhiều học
sinh (HS), sinh viên (SV), học viên (HV) cao
học còn nhiều khiếm khuyết: kết cấu bài viết
không chặt chẽ, thiếu ý, lập luận không logic,
thiếu luận cứ làm sáng tỏ lập luận... Nguyên
nhân của tình trạng trên là giáo viên (GV) tập
trung dạy lý thuyết, chưa chú ý đúng mức đến
thực hành (bao gồm cả hoạt động chỉnh sửa),
cả GV và HS đều không ý thức rõ vai trò quan
trọng của hoạt động đọc lại và chỉnh sửa trong
quá trình tạo lập văn bản... Một nguyên nhân
khác nữa là sự hiểu biết có hạn của GV về tiến
trình tạo lập văn bản. Nhằm góp phần khắc
phục tình trạng trên, chúng tôi đã thử nghiệm
các hoạt động viết, chỉnh sửa và viết lại trong
tiến trình tạo lập văn bản của các học viên CH.
CHỈNH SỬA TRONG TIẾN TRÌNH TẠO
LẬP VĂN BẢN
Thực nghiệm của Donald M. Murray (1972)
cho thấy tiến trình viết chia làm 3 giai đoạn:
giai đoạn trước khi viết, giai đoạn viết và giai
đoạn viết lại. Giai đoạn trước khi viết xảy ra
trước khi người viết (NV) viết bản nháp thứ
nhất, chiếm khoảng 85% thời gian của tiến
trình viết, bao gồm sự nhận thức của họ về
những vấn đề liên quan đến chủ đề bài viết,
nhận biết độc giả mà NV hướng tới, sự lựa
*
Tel: 0918 486 086
chọn hình thức thể hiện chủ đề, ghi chép,
phác thảo dàn ý, đặt tựa đề... Viết là hành
động tạo lập ra bản nháp thứ nhất và là phần
nhanh nhất của của tiến trình viết đồng thời là
là giai đoạn khó khăn nhất. Thời gian viết bản
nháp lần thứ nhất có thể chỉ chiếm 1% thời
gian của tiến trình viết. Viết lại là sự xem xét,
cân nhắc về nội dung, hình thức của văn bản
và độc giả tương lai, bao gồm sự tìm kiếm lại,
suy nghĩ lại, thiết kế lại, viết lại, và cuối cùng
là đọc, biên tập lại từng dòng, từng từ xem
văn bản đã viết có thỏa mãn được yêu cầu của
chủ đề hay chưa. Giai đoạn này có thể chiếm
14% thời gian của tiến trình viết [2]. Linda S.
Flower and John R. Hayes (1981), mô tả tiến
trình viết gồm 3 hoạt động chính: (a) lập kế
hoạch, bao gồm thiết lập mục tiêu của hoạt
động viết, tạo ý và sắp xếp ý nhằm đạt mục
tiêu; (b) chuyển dịch ý tưởng thành ngôn từ
cụ thể thành đoạn văn, bài văn; (c) xem lại,
gồm đọc lại bài đã viết và chỉnh sửa ý tưởng,
ngữ pháp, chính tả. Các hoạt động trên
thường xuyên được thực hiện dưới sự tự giám
sát của NV để đảm bảo bài viết đáp ứng được
yêu cầu của đề bài [7].
Ý kiến của các tác giả trên về tiến trình viết có
những điểm khác nhau nhưng đều thể hiện rõ
vai trò của hoạt động chỉnh sửa. Hoạt động này
có thể được thực hiện vào bất cứ thời điểm nào
trong tiến trình viết: lập kế hoạch hay chuyển
dịch ý tưởng thành ngôn từ.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn