Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Tác động của hệ thống chính sách đến pháp triển nông thôn huyện Mù Cang Chải, Tỉnh Yên Bái
PREMIUM
Số trang
158
Kích thước
1.7 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
916

Tác động của hệ thống chính sách đến pháp triển nông thôn huyện Mù Cang Chải, Tỉnh Yên Bái

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn

ĐẠ I HỌ C THÁ I NGUYÊN

TRƢỜ NG ĐẠ I HỌ C KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH

ĐỖ VIẾT DUY

TÁC ĐỘNG CỦA HỆ THỐNG CHÍNH SÁCH

ĐẾN PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HUYỆN

MÙ CANG CHẢI, TỈNH YÊN BÁI

Chuyên ngành: Kinh tế nông nghiệp

Mã số: 60 - 31 - 10

LUẬ N VĂN THẠ C SỸ KINH TẾ

(Chuyên ngành: Kinh tế nông nghiệp)

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Đỗ Anh Tài

Thái Nguyên, năm 2011

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn

II

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn “Tác động của hệ thống chính sách đến

phát triển nông thôn huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái” là công trình

nghiên cứu của cá nhân tôi. Luận văn hoàn toàn trung thực và chưa đượ c sử

dụng để bảo vệ một học vị nào . Các thông tin sử dụng trong luận văn đã đượ c

chỉ rõ nguồn gốc , các tài liệu tham khảo được trích dẫn đầy đủ, mọi sự giúp

đỡ cho việ c thự c hiện luận văn này đã đượ c cảm ơn

Thái Nguyên, ngày ... tháng ... năm 2011

Học viên

Đỗ Viết Duy

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn

III

LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình thực hiện đề tài “Tác động của hệ thống chính sách đến

phát triển nông thôn huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái” tôi đã nhận được rất

nhiều sự giúp đỡ nhiệt tình của các cơ quan và cá nhân. Trước hết tôi xin chân

thành cảm ơn sự tận tình giúp đỡ về mặt chuyên môn của người hướng dẫn

khoa học PGS. TS Đỗ Anh Tài đã giúp tôi triển khai nội dung, ý tưởng nghiên

cứu và phương pháp giải quyết vấn đề nghiên cứu

Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của Khoa sau Đại học và các khoa

phòng liên quan trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh đã tạo điều

kiện thuận lợi trong suốt thời gian học và nghiên cứu tại trường.

Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ UBND huyện Mù Cang Chải,

UBND các xã: Mồ Dề, Chế Tạo, Pú Luông và phòng thống kê huyện trong

việc cung cấp số liệu thứ cấp đầy đủ, chính xác và tư vấn, đóng góp ý kiến

trong việc nghiên cứu ảnh hưởng của hệ thộng chính sách đến phát triển nông

thôn tại địa phương. Đồng thời đã tạo điều kiện thuận lợi tốt nhất cho tôi

trong việc điều tra khảo sát thu thập số liệu sơ cấp phục vụ nghiên cứu.

Học viên

Đỗ Viết Duy

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn

IV

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU................................................................................................................................... 1

1. Tính cấp thiết của đề tài...................................................................................................... 1

2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài.......................................................................................... 3

2.1. Mục tiêu chung.................................................................................................................. 3

2.2. Mục tiêu cụ thể.................................................................................................................. 3

3. Đối tƣợng nghiên cứu và phạm vị nghiên cứu................................................................ 3

3.1 Đối tƣợng nghiên cứu........................................................................................................ 3

3.2. Phạm vi nghiên cứu.......................................................................................................... 4

3.2.1. Phạm vi không gian....................................................................................................... 4

3.2.2 Phạm vi thời gian............................................................................................................ 4

3.2.3. Phạm vi nội dung........................................................................................................... 4

4. Những đóng góp mới của luận văn................................................................................... 4

5. Bố cục của luận văn............................................................................................................. 5

CHƢƠNG 1.............................................................................................................................. 6

TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU VÀ.................................................................. 6

PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU........................................................................................ 6

1. 1. CƠ SỞ KHOA HỌC....................................................................................................... 6

1.1.1. Cơ sở lý luận................................................................................................................... 6

1.1.1.1. Một số vấn đề cơ bản về nông thôn và phát triển nông thôn.............................. 6

1.1.1.2. Một số vấn đề cơ bản về chính sách và chính sách phát triển nông thôn.......14

1.1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN..................................................................................................22

1.1.2.1. Phát triển nông thôn và chính sách phát triển nông thôn ở Việt Nam.........22

1.1.2.2. Chính sách phát triển nông thôn ở một số nƣớc trên thế giới..........................25

1.1.2.3. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trong phát triển nông thôn......................33

1.2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...............................................................................37

1.2.1. Cơ sở phƣơng pháp luận............................................................................................37

1.2.2. Phƣơng pháp thống kê................................................................................................38

1.2.3. Phƣơng pháp so sánh..................................................................................................40

1.2.4. Phƣơng pháp chuyên gia, chuyên khảo...................................................................40

1.2.5. Phƣơng pháp phân tích hồi quy tƣơng quan..........................................................40

1.2.6. Hệ thống chỉtiêu nghiên cứu.....................................................................................41

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn

V

2.1. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU......................................................................45

2.1.1. Điều kiện tự nhiên........................................................................................................45

2.1.1.1. Vịtrí địa lý .................................................................................................................45

2.1.1.2. Đặc điểm địa hình.....................................................................................................45

2.1.1.3. Đặc điểm thời tiết, khí hậu......................................................................................46

2.1.1.4. Tài nguyên đất ..........................................................................................................47

2.1.1.5. Tài nguyên nƣớc .......................................................................................................48

2.1.1.6. Tài nguyên khoáng sản: ..........................................................................................49

2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội huyện Mù Cang Chải....................................................49

2.1.2.1. Tình hình dân số và lao động..................................................................................49

2.1.2.2. Kết cấu cơ sở hạ tầng huyện Mù Cang Chải.......................................................52

2.1.3. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội huyện Mù Cang Chải............................57

2.1.4. Đánh giá những thuận lợi – khó khăn của huyện Mù Cang Chải.....................63

2.2 Thực trạng chính sách phát triển nông thôn huyện Mù Cang Chải......................65

2.2.1. Chính sách đất đai ....................................................................................................65

2.2.1.1. Chính sách về giao quyền sử dụng đất lâu dài...............................................65

2.2.1.2. Chính sách khai hoang mở rộng diện tích đất sản xuất nông nghiệp......73

2.2.1.3. Thực trạng sử dụng đất trên địa bàn huyện Mù Cang Chải .....................75

2.2.2. Chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất.................................................................80

2.2.2.1. Chính sách hỗ trợ mua sắm tƣ liệu sản xuất..................................................81

2.2.2.2. Chính sách khuyến nông......................................................................................90

2.2.3. Chính sách tín dụng..................................................................................................94

2.2.4. Chính sách đầu tƣ xây dựng cơ sở hạ tầng ......................................................101

2.2.5. Chính sách lao động việc làm...............................................................................105

2.3. Đánh giá kết quả việc thực hiện chính sách ........................................................112

2.3.1. Ƣu điểm trong thực hiện các chính sách phát triển nông thôn ..................112

2.3.2. Hạn chế trong việc thực hiện các chính sách phát triển nông thôn...........113

2.3.3. Nguyên nhân những yếu kém..............................................................................115

2.4. Đánh giá tác động của hệ thống chính sách đến phát triển nông thôn................116

2.4.1. Đánh giá chung tác động của hệ thống chính sách..............................................116

2.4.1.1. Tác động của hệ thống chính sách đến tăng trƣởng kinh tế ...........................116

2.4.1.2. Tác động đến của hệ thống chính sách chuyển dịch cơ cấu kinh tế...............117

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn

VI

2.4.1.3. Tác động đến của hệ thống chính sách đến việc làm, thu nhập và mức sống

của ngƣời dân .......................................................................................................................120

2.4.1.4. Tác động đến của hệ thống chính sách đến sinh kế của hộ .............................122

2.4.1.5. Tác động của hệ thống chính sách đến an ninh trật tự xã hội........................123

2.4.2. Tác động của hệ thống chính sách tiếp cận từ phía ngƣời dân..........................124

CHƢƠNG 3..........................................................................................................................126

GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HUYỆN

MÙ CANG CHẢI TỈNH YÊN BÁI.................................................................................126

3.1. QUAN ĐIỂM PHÁT TRIỂN VÀ MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN...........................126

3.1.1. Quan điểm phát triển nông thôn của huyện Mù Cang Chải.............................126

3.2.2. Phƣơng hƣớng và mục tiêu phát triển kinh tế xã hội Mù Cang Chải..............128

3.2.2.1. Phƣơng hƣớng phát triển kinh tế xã hội ............................................................128

3.2.2.2. Mục tiêu phát triển kinh tế xã hội........................................................................128

2. Giải pháp hoàn thiện chính sách phát triển nông thôn huyện Mù Cang Chải, tỉnh

Yên Bái...................................................................................................................................131

2.1. Giải pháp chung............................................................................................................131

2.2. Giải pháp cụ thể cho từng chính sách .......................................................................132

2.2.1. Chính sách đất đai.....................................................................................................132

2.2.2. Chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất....................................................................134

2.2.3. Chính sách tín dụng ..................................................................................................135

2.2.4. Chính sách đầu tƣ phát triển cơ sở hạ tầng ..........................................................136

2.2.5. Chính sách lao động việc làm ..................................................................................137

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...........................................................................................139

1. KẾT LUẬN.......................................................................................................................139

2. KIẾN NGHỊ......................................................................................................................141

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn

VII

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Ký hiệu Diễn giải

DT Diện tích

CC Cơ cấu

LĐ Lao động

ĐVT Đơn vị tính

TĐPTBQ Tốc độ phát triển bình quân

GT Giá trị

SL Số lượng

UBND Ủy ban nhân dân

GCN Giấy chứng nhận

SX Sản xuất

NN Nông nghiệp

KP Kinh phí

HĐND Hội đồng nhân dân

PTNT Phát triển nông thôn

CN - XD Công nghiệp – Xây dựng

TM – DV Thương mại – Dịch vụ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn

VIII

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

Tên bảng Trang

Bảng 1.1 Tiêu chí phân biệt khu vực nông thôn và khu vực thành thị 7

Bảng 2.1 Tình hình dân số và lao động huyện Mù Cang Chải 50

Bảng 2.2 Tình hình sản xuất ngành trồng trọt của một số cây trồng

chính của huyện Mù Cang Chải

58

Bảng 2.3 Tình hình sản xuất ngành chăn nuôi huyện Mù Cang Chải 60

Bảng 2.4 Cơ cấu kinh tế huyện Mù Cang Chải 63

Bảng 2.5 Tình hình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất 72

Bảng 2.6 Tình hình khai hoang mở rộng diện tích đất nông nghiệp 74

Bảng 2.7 Tình hình sử dụng đất tại huyện Mùa Cang Chải 76

Bảng 2.8 Tình hình sử dụng đất phân theo đối tượng sử dụng 79

Bảng 2.9 Tình hỗ trợ giống cây trồng, vật tư sản xuất nông nghiệp

bằng ngân sách địa phương 82

Bảng 2.10 Tình hình hỗ trợ mua sắm tư liệu sản xuất tại huyện Mù

Cang Chải theo chương trình 135 giai đoạn 2 84

Bảng 2.11 Kinh phí đầu tư hỗ trợ phát triển sản xuất tại huyện Mù

Cang Chải theo chương trình 30a 87

Bảng 2.12 Tình hình hoạt động công tác khuyến nông trên địa bàn

huyện Mù Cang Chải giai đoạn 2006 – 1010 92

Bảng 2.13 Tình hình cho vay vốn của tổ chức tín dụng trên địa bàn

huyện Mù Cang Chải giai đoạn 2007 – 2010 99

Bảng 2.14 Tình hình sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng huyện

Mù Cang Chải giai đoạn 2006 - 2010 103

Bảng 2.15 Kết quả thực hiện công tác giải quyết việc làm trên địa bàn

huyện Mù Cang Chải phân theo ngành kinh tế

110

Bảng 2.16 Giá trị sản xuất và cơ cấu kinh tế huyện Mù Cang Chải 118

Bảng 2.17 Một số chỉ tiêu phản ánh hiệu quả chính sách đến thu

nhập, việc làm của người dân Mù Cang Chải

120

Bảng 2.18 Các nhân tố ảnh hưởng tới thu nhập hỗn hợp của các hộ

nông dân huyện Mù Cang Chải

121

Bảng 2.19 Phân tích mức độ hài lòng của người dân về các chính sách

phát triển nông thôn trên địa bàn huyện Mù Cang Chải

125

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn

IX

DANH MỤC BIỂU ĐỒ, ĐỒ THỊ

Tên biểu đồ Trang

Sơ đồ 1.1: Vòng đời của một chính sách 21

Biểu đồ 2.1: GDP và tốc độ tăng GDP huyện Mù Cang Chải giai

đoạn 2005 – 2010 (Tính theo giá cố định 1994) 116

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn

1

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Sau gần 25 năm tiến hành đổi mới Việt Nam đã có những bước tiến vượt

bậc trong phát triển kinh tế. Từ một nước bị tàn phá nặng nề sau chiến tranh,

cơ sở vật chất nghèo nàn, lạc hậu Việt Nam đã vươn lên thoát khỏi khủng

hoảng và đạt được nhiều thành tựu nổi bật. Tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh,

cơ sở vật chất được đầu tư, mở rộng, tạo tiền đề cho giai đoạn phát triển mới:

tốc độ tăng GDP giai đoạn 1986 – 1990 đạt 4,4%/năm, sang giai đoạn 1991 -

1995 đạt 8,2%/năm, giai đoạn 1996 – 2000 tăng bình quân 7%/năm, giai đoạn

2001 – 2005 tăng bình quân 7,51%/năm [2]. Đây là con số tăng trưởng ấn

tượng trong bức tranh kinh tế thế giới thời kỳ qua. Việt Nam luôn được xếp

vào nhóm những nước có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất, chỉ xếp sau Trung

Quốc. Đóng góp vào sự tăng trưởng đó bên cạnh bước tiến ngành công nghiệp

là sự thay đổi lớn lao trong ngành nông nghiệp. Từ một nước nghèo đói, phần

lớn dân số là nông dân sinh sống tại khu vực nông thôn lạ hậu nhưng vẫn phải

nhập khẩu lương thực thì hiện nay Việt Nam không những đủ thỏa mãn nhu

cầu trong nước mà còn có dư để xuất khẩu. Các mặt hàng nông sản gạo, cà

phê, hạt điều, tiêu, thủy hải sản... của Việt Nam luôn ở vị trí dẫn đầu thế giới

về sản lượng xuất khẩu, bộ mặt nông thôn ngày càng khởi sắc theo hướng

hiện đại. Để có được những thành tựu đó là nhờ những tư tưởng đổi mới đúng

đắn của Đảng và Nhà nước mà đươc cụ thể hóa bằng những chính sách được

thực hiện trong những giai đoạn vừa qua.

Có thể nói Chính sách có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế nói

chung và khu vực nông thôn nói riêng. Bên cạnh chịu ảnh hưởng mạnh từ

điều kiện tự nhiên, khu vực nông thôn với sản xuất nông nghiệp là chủ yếu

chịu nhiều tác động từ yếu tố chính sách của Nhà nước. Là một nước có điều

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn

2

kiện thuận lợi cho phát triển nông nghiệp nhưng đến khi chính sách trao

quyền tự chủ kinh doanh (bắt đầu từ Khoán 10) được thực hiện người nông

dân mới được tiếp cận với đất đai và các tài nguyên khác như rừng, biển, mặt

nước... và chính sách tự do hoá thương mại và đầu tư, đặc biệt đầu tư mạnh về

thuỷ lợi đã tạo cú hích ban đầu cho nền nông nghiệp hàng hoá: từ chỗ thiếu

đói và khủng hoảng lương thực trong những năm cuối thập kỷ 70, đầu thập kỷ

80 của thế kỷ trước, chúng ta đã vươn lên đủ ăn và trở thành nước đứng thứ

nhì thế giới về xuất khẩu gạo [2], đứng vào một trong những nước hàng đầu

thế giới về xuất khẩu các nông phẩm nhiệt đới như cà phê, cao su, hạt tiêu,

điều... và gần đây, xuất khẩu thuỷ sản cũng chiếm vị trí cao. Tuy nhiên, về cơ

bản, sản xuất nông nghiệp nước ta còn phát triển thiếu bền vững, manh mún

và tự phát, kém sức cạnh tranh và chưa đủ tầm đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh

tế quốc tế. Bên cạnh đó, trong thời gian gần đây, các chính sách trong phát

triển nông nghiệp, nông thôn còn nhiều hạn chế và bất cập:

+ Chính sách về đất đai: quy hoạch treo, đất sử dụng sai mục đích, lãng

phí quỹ đất, tham ô...[9], [15]

+ Chính sách tín dụng: Vốn sử dụng sai mục đích, thất thoát, lãng phí, ở

nhiều địa phương vốn không giải ngân được... [12]

+ Chính sách xóa đói giảm nghèo: Vẫn còn hiện tượng tái nghèo, các

chính sách chưa đồng đều với các nhóm đối tượng ở các vùng miền...[8]

Yêu cầu bức thiết hiện nay là nhanh chóng chuyển từ nền nông nghiệp

trình độ thấp sang trình độ cao. Điều đó đòi hỏi phải có bước đột phá về chính

sách để giải quyết các mâu thuẫn và rào cản phát triển, đưa nền nông nghiệp

truyền thống chuyển sang quỹ đạo hàng hoá và thị trường hiện đại; thực hiện

công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn, tạo ra nền nông

nghiệp giá trị cao và chất lượng cao dựa trên việc ứng dụng phổ biến các

thành tựu khoa học công nghệ và phát triển bền vững

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn

3

Là một huyện miền núi của tỉnh Yên Bái, huyện Mù Cang Chải còn gặp

nhiều khó khăn trong phát triển kinh tế, các chính sách phát triển kinh tế nông

nghiệp nông thôn của Nhà nước đã phát huy hiệu quả nhưng trong quá trình

thực thi còn gặp nhiều vướng mắc ảnh hưởng đến hiệu quả của chính sách. Để

có những giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách cần phải nghiên cứu tác động

của các chính sách tới phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn. Vì vậy tôi

chọn đề tài: “Tác động của hệ thống chính sách đến phát triển nông thôn

huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái”

2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài

2.1. Mục tiêu chung

Đề tài nghiên cứu thực trạng thực hiện các chính sách trên cơ sở đó đưa

ra đánh giá tác động của các chính sách đến phát triển nông thôn huyện Mù

Cang Chải, tỉnh Yên Bái

2.2. Mục tiêu cụ thể

- Hệ thống hóa những lý luận và thực tiễn về chính sách kinh tế xã hội và

phát triển nông nghiệp nông thôn

- Phân tích thực trạng việc thực hiện một số chính sách phát triển nông

thôn chủ yếu tại địa bàn nghiên cứu

- Đánh giá tác động của các chính sách đó tới việc phát triển nông

nghiệp nông thôn tại địa phương

- Đưa ra những giải pháp, đề xuất nhằm hoàn thiện chính sách

3. Đối tƣợng nghiên cứu và phạm vị nghiên cứu

3.1 Đối tƣợng nghiên cứu

Đề tài tập trung nghiên cứu những đối tượng sau:

- Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội huyện Mù Cang Chải

- Nội dung các chính sách phát triển nông thôn huyện Mù Cang Chải

- Việc triển khai và kết quả thực thi chính sách

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn

4

- Nghiên cứu ảnh hưởng của các chính sách tới phát triển nông thôn

3.2. Phạm vi nghiên cứu

3.2.1. Phạm vi không gian

Đề tài được tổ chức nghiên cứu trên địa bàn huyện Mù Cang Chải, tỉnh

Yên Bái

3.2.2 Phạm vi thời gian

Đề tài tập trung nghiên cứu số liệu thứ cấp trong giai đoạn từ năm 2005

đến năm 2010. Số liệu sơ cấp thu thập trong năm 2010.

3.2.3. Phạm vi nội dung

Phát triển nông thôn chịu tác động của nhiều chính sách của Nhà nước

nhưng trong khuôn khổ phạm vi nghiên cứu của đề tài chỉ tập trung vào nội

dung chính là chính sách đất đai, chính sách tín dụng, chính sách hỗ trợ phát

triển sản xuất, chính sách đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng và chính sách lao

động việc làm.

4. Những đóng góp mới của luận văn

- Đề tài là một cách tiếp cận mới trong nghiên cứu phát triển nông

nghiệp nông thôn. Đề tài thực hiện phân tích thực trạng việc triển khai các

chính sách, kết quả thực hiện và tác động của nó tới phát triển nông thôn trên

địa bàn huyện Mù Cang Chải.

- Sử dụng hàm sản xuất Cobb-Douglas để phân tích tác động của các

chính sách tới thu nhập của hộ nông dân, sử dụng công cụ thang đo Likert để

phân tích đánh giá tác động của chính sách nhìn dưới giác độ người tiếp nhận

chính sách.

- Đề tài đưa ra một số giải pháp chủ yếu nhằm xây dựng và hoàn thiện

những chính sách phát triển nông thôn, đảm bảo sự phù hợp với điều kiện

thực tế của địa phương, góp phần nâng cao hiệu quả thực thi các chính sách

đó trên địa bàn.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn

5

5. Bố cục của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, kết cấu luận văn được chia

thành 3 chương:

- Chương 1: Tổng quan tài liệu nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu

- Chương 2: Thực trạng và tác động của hệ thống chính sách đến phát triển

nông thôn huyện Mù Cang Chải

- Chương 3: Giải pháp hoàn thiện chính sách phát triển nông thôn huyện Mù

Cang Chải, tỉnh Yên Bái

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn

6

CHƢƠNG 1

TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU VÀ

PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

1. 1. CƠ SỞ KHOA HỌC

1.1.1. Cơ sở lý luận

1.1.1.1. Một số vấn đề cơ bản về nông thôn và phát triển nông thôn

 Khái niệm về nông thôn

Trong quá trình phát triển các quốc gia trên thế giới đều phân vùng lãnh

thổ của mình thành hai khu vực là thành thị và nông thôn. Các nhà xã hội học

đã đưa ra một số tiêu chí phân biệt khu vực nông thôn và khu vực thành thị

như: thành phần xã hội của dân số, các di sản văn hoá, sự phồn thịnh, sự phân

hoá xã hội của dân cư, mức độ phức tạp của cấu trúc và đời sống xã hội,

cường độ và sự đa dạng của mối liên hệ xã hội,v.v… Sự khác nhau căn bản

giữa nông thôn và đô thị được phản ánh rõ nét trong những nguyên lý của xã

hội học nông thôn - đô thị. Trong đó, những tiêu chí quan trọng giúp việc

phân biệt khu vực nông thôn và khu vực đô thị bao gồm: Sự khác nhau về

nghề nghiệp, về môi trường, quy mô cộng đồng, mật độ dân số, tính hỗn tạp

và thuần nhất của dân số, hướng di cư, sự khác biệt xã hội và phân tầng xã hội,

hệ thống tương tác trong từng vùng [6].

Sự phân biệt nông thôn và thành thị có thể dựa vào các tiêu chí quy định

cho từng vùng. Đối với khu vực thành thị, nhiều nước đã thống nhất coi lượng

dân cư làm tiêu chí để quy định đô thị. Theo Từ điển Bách khoa của Liên Xô

(cũ) năm 1986 thì đô thị là khu vực dân cư mà phần lớn dân cư ở đó làm

ngoài nông nghiệp. Từ điển Tiếng Việt của Viện ngôn ngữ học xuất bản năm

2002 đã định nghĩa đô thị là nơi dân cư đông đúc, là trung tâm thương nghiệp

và có thể cả công nghiệp, thành phố hoặc thị trấn. Cho đến nay trên thế giới

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!