Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Tác động của FDI đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam dưới tác động của các yếu tố chất lượng thể chế và môi trường kinh tế vĩ mô: Luận văn thạc sĩ kinh tế / Nguyễn Thanh Nam
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP HỒ CHÍ MINH
NGUYỄN THANH NAM
Đề tài:
TÁC ĐỘNG CỦA FDI ĐẾN TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VIỆT NAM DƯỚI
TÁC ĐỘNG CỦA CÁC YẾU TỐ CHẤT LƯỢNG THỂ CHẾ VÀ MÔI TRƯỜNG
KINH TẾ VĨ MÔ
LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ
TP.HỒ CHÍ MINH-NĂM 2018
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP HỒ CHÍ MINH
NGUYỄN THANH NAM
Đề tài:
TÁC ĐỘNG CỦA FDI ĐẾN TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VIỆT NAM DƯỚI
TÁC ĐỘNG CỦA CÁC YẾU TỐ CHẤT LƯỢNG THỂ CHẾ VÀ MÔI TRƯỜNG
KINH TẾ VĨ MÔ
LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ
Chuyên ngành: Tài chính – ngân hàng
Mã số : 60 34 02 01
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS.ĐẶNG VĂN DÂN
TP.HỒ CHÍ MINH-NĂM 2018
TÓM TẮT LUẬN VĂN
Trải qua hơn 30 năm đổi mới, nền kinh tế Việt Nam đã có được những kết quả rất
tích cực khi kinh tế vĩ mô luôn ổn định và nằm trong số các quốc gia có tốc độ tăng
trưởng kinh tế nhanh trên thế giới. Điều này một phần là do nền kinh tế đã sử dụng
được tổng hoà nhiều nguồn lực như huy động vốn từ thuế, từ trái phiếu chính phủ, từ
vay nợ nước ngoài,… Trong đó, không thể không kể đến nguồn lực từ khu vực đầu tư
trực tiếp nước ngoài (FDI). Có thể nói, nền kinh tế Việt Nam chịu rất nhiều ảnh hưởng
từ nguồn vốn này khi mà nguồn vốn FDI có tác động lan toả rất lớn đến nền kinh tế
Việt Nam, từ tác động tổng thể, gián tiếp tới trực tiếp, tạo ra công nghệ, năng suất lao
động, việc làm, xuất khẩu, thu ngân sách, GDP,… Cụ thể doanh nghiệp FDI theo thống
kê gần nhất năm 2017 của tổng cục thống kê, chiếm tới 70% kim ngạch xuất khẩu,
đóng góp 18% thu ngân sách, và 20% GDP. Tuy nhiên, liệu nền kinh tế Việt Nam đã
hấp thụ được những điểm tích cực từ nguồn vốn này hay chưa? Nguồn vốn này liệu có
mang đến những rủi ro hay những mặt tiêu cực gì cho nền kinh tế hay không? Và nền
kinh tế vĩ mô cùng với thể chế của Việt Nam có tác động gì tới mối quan hệ giữa
nguồn vốn FDI và tang trưởng kinh tế? Những thắc mắc trên hiện vẫn đang là vấn đề
gây nhiều tranh cãi của các chuyên gia.
Bằng sự kết hợp giữa phương pháp định tính và phương pháp định lượng bao gồm
kiểm định sự phù hợp của mô hình nghiên cứu bằng phương pháp bình phương tối
thiểu tổng quát để xác định các nhân tố ảnh hưởng đến vấn đề nghiên cứu, nghiên cứu
mong muốn mang đến nhận định cá nhân về đề tài nghiên cứu. Từ đó đề tài cũng mong
muốn mang đến những ý kiến đóng góp thêm cơ sở để Việt Nam cải thiện hơn nữa chất
lượng thể chế và ổn định hơn nữa kinh tế vĩ mô để phục vụ tăng trưởng kinh tế.
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này chưa từng được trình nộp để lấy học vị thạc sĩ tại
bất cứ một trường đại học nào. Luận văn này là công trình nghiên cứu riêng của tác
giả, kết quả nghiên cứu là trung thực, trong đó không có các nội dung đã được công bố
trước đây hoặc các nội dung do người khác thực hiện ngoại trừ các trích dẫn được dẫn
nguồn đầy đủ trong luận văn.
Tp. Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2018
Tác giả luận văn
NGUYỄN THANH NAM
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập và nghiên cứu, tôi nhận được sự giúp đỡ tận tình chỉ bảo
của tập thể và cá nhân, các cơ quan trong và ngoài Trường ĐH Ngân hàng Thành phố
Hồ Chí Minh
Tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc nhất đến cô TS. Đặng Văn Dân -
Trường ĐH Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo tôi trong
suốt quá trình nghiên cứu đề tài này.
Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ từ các nguồn dữ liệu từ World Bank, các
tạp chí và các nghiên cứu của các học giả đã giúp tôi thu thập số liệu, nghiên cứu hoàn
thiện luận văn.
Bên cạnh sự hợp tác giúp đỡ trong công việc tôi không thể quên sự động viên của
gia đình và bạn bè trong quá trình học tập và nghiên cứu thực tế.
Dù đã cố gắng nhưng trình độ bản thân còn hạn chế, trong báo cáo của tôi sẽ
không tránh khỏi thiếu sót, kính mong các thầy, cô giáo, các bạn sinh viên đóng góp ý
kiến để nội dung nghiên cứu này hoàn thiện hơn.
Xin trân trọng cảm ơn!
Tp. Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2018
Tác giả luận văn
NGUYỄN THANH NAM
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .........................................................
DANH MỤC CÁC BẢNG ........................................................................
DANH MỤC CÁC HÌNH.........................................................................
PHẦN MỞ ĐẦU ...................................................................................... i
1. Giới thiệu ......................................................................................................... i
1.1. Đặt vấn đề ........................................................................................... i
1.2. Tính cấp thiết của đề tài: ................................................................... iii
2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI ............................................................................ iv
2.1. Mục tiêu tổng quát: ........................................................................... iv
2.2. Mục tiêu cụ thể: .................................................................................. v
3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU ............................................................................. v
4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU .............................................. vi
5. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ......................................................................... vi
6. ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI .......................................................................... vii
7. BỐ CỤC DỰ KIẾN CỦA LUẬN VĂN ...................................................... vii
CHƯƠNG 1: MỐI QUAN HỆ GIỮA DÒNG VỐN FDI VÀ TĂNG
TRƯỞNG KINH TẾ VIỆT NAM ......................................................... 1
1.1. Các khái niệm .................................................................................... 1
1.1.1. Khái niệm và đặc điểm của đầu tư trực tiếp nước ngoài ........................ 1
1.1.1.1. Khái niệm đầu tư (Investment) .................................................... 1
1.1.1.2. Đầu tư nước ngoài ........................................................................ 2
1.1.1.4. Các hình thức của đầu tư trực tiếp nước ngoài. ........................... 5
1.1.2. Tăng trưởng kinh tế ................................................................................ 12
1.1.2.1. Khái niệm về Tăng trưởng kinh tế ............................................. 12
1.1.3. Tác động của FDI đối với sự phát triển kinh tế -xã hội. ........................ 14
1.1.3.1. Tác động đối với nước đi đầu tư ................................................ 14
1.1.3.2. Đối với các nước tiếp nhận đầu tư. ............................................ 14
1.2. Các lý thuyết về tăng trưởng kinh tế ............................................... 23
1.2.1. Lý thuyết tăng trưởng kinh tế của K.Marx ............................................ 24
1.2.2. Lý thuyết tăng trưởng kinh tế của phái tân cổ điển ............................... 25
1.2.3. Lý thuyết tăng trưởng kinh tế của Solow ............................................... 25
1.2.4. Lý thuyết cổ điển của Adam Smith và Malthus ..................................... 26
1.2.5. Lý thuyết tăng trưởng của trường phái Keynes (Mô hình HarrodDomar) ............................................................................................................. 27
1.2.6. Các mô hình tăng trưởng nội sinh .......................................................... 27
1.3. Các nghiên cứu trước đây về đề tài nghiên cứu .............................. 29
CHƯƠNG 2: DỮ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....... 29
2.1. Quy trình nghiên cứu ....................................................................... 33
2.2. Mô hình và các biến nghiên cứu ...................................................... 33
CHƯƠNG 3: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .............. 37
3.1. Thực trạng thu hút và sử dụng FDI tại việt nam giai đoạn 2005 – 2016
................................................................................................................. 37
3.1.1. Quy mô vốn đăng ký .............................................................................. 37
3.1.2. Quy mô vốn FDI thực hiện .................................................................... 38
3.1.3. Quy mô vốn dự án FDI .......................................................................... 40
3.1.4. Cơ cấu FDI ............................................................................................. 41
3.1.4.1. Cơ cấu FDI theo địa phương, vùng kinh tế ................................ 41
3.1.4.2. Về cơ cấu FDI theo ngành, lĩnh vực .......................................... 43
3.1.5. Tác động của FDI vào tăng trưởng kinh tế ............................................ 47
3.3. Kết quả nghiên cứu .......................................................................... 47
3.3.1 Mô tả mô hình ......................................................................................... 47
3.3.2 Kiểm định tính dừng, xác định độ trễ tối ưu ........................................... 48
3.3.3 Kiểm định quan hệ nhân quả Granger .................................................... 50
3.3.4. Ước lượng mô hình VAR .............................................................. 51
3.3.5. Phân tích phân rã phương sai ................................................................. 53
CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ................... 57
4.1. Kết luận ............................................................................................ 60
4.2. Kiến nghị ......................................................................................... 62
4.2.1. Tiếp tục đổi mới tư duy và đổi mới cách tiếp cận trong xây dựng chính
sách đầu tư nước ngoài ..................................................................................... 62
4.2.2. Cải thiện môi trường đầu tư, tăng sự hấp dẫn ........................................ 62
4.2.3. Tận dụng ưu thế của nguồn vốn FDI cho các doanh nghiệp trong nước.
.......................................................................................................................... 64
4.2.4. Tận dụng tối đa thế mạnh về R&D ........................................................ 66
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................... 68
PHỤ LỤC 1 ........................................................................................... 70
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
TỪ VIẾT TẮT Ý NGHĨA
FDI Đầu tư trực tiếp nước ngoài
UNCTAD Uỷ ban về thương mại và phát triển của Liên Hợp Quốc
ODF Tài trợ phát triển chính thức
ODA Viện trợ phát triển chính thức
IMF Quỹ tiền tệ quốc tế
GDP Tổng sản phẩm quốc nội
GNP Tổng sản phẩm quốc dân
DNNN Doanh nghiệp nhà nước
DANH MỤC CÁC BẢNG
Tên các bảng Trang
Bảng 3.1 Các yếu tố nghiên cứu 29
Bảng 3.2 Tỷ trọng vốn đăng ký của 10 địa phương đứng đầu
về thu hút FDI trong năm 2005, 2010 và 2015 35
Bảng 3.3 So sánh cơ cấu FDI theo lĩnh vực năm 2005, 2010,
2015
36
Bảng 3.4 Vốn FDI tại Việt Nam phân theo ngành 37
Bảng 3.5 Tóm tắt thống kê của các biến được sử dụng trong
mô hình
40
Bảng 3.6 Kiểm định tính dừng các biến tại chuỗi gốc 41
Bảng 3.7 Kiểm định tính dừng các biến tại sai phân bậc nhất 42
Bảng 3.8 Xác định độ trễ tối ưu 42
Bảng 3.9 Kiểm định nhân quả Granger 43