Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Tác động của du lịch lữ hành đến tăng trưởng kinh tế của các địa phương Việt Nam
PREMIUM
Số trang
154
Kích thước
3.9 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1019

Tác động của du lịch lữ hành đến tăng trưởng kinh tế của các địa phương Việt Nam

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

--------∞0∞--------

PHAN THỊ MY CA

TÁC ĐỘNG CỦA DU LỊCH LỮ HÀNH

ĐẾN TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ CỦA

CÁC ĐỊA PHƯƠNG VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ

KINH TẾ HỌC

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2021

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

--------∞0∞--------

PHAN THỊ MY CA

TÁC ĐỘNG CỦA DU LỊCH LỮ HÀNH

ĐẾN TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ CỦA

CÁC ĐỊA PHƯƠNG VIỆT NAM

Chuyên ngành: Kinh tế học

Mã số chuyên ngành: 8 31 01 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ

KINH TẾ HỌC

Giảng viên hướng dẫn : TS. HÀ MINH TRÍ

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2021

TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHOA ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

GIẤY XÁC NHẬN

Tôi đồng ý cung cấp toàn văn thông tin luận văn tốt nghiệp hợp lệ về bản quyền cho

Thư viện trường đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh. Thư viện trường đại học Mở

Thành phố Hồ Chí Minh sẽ kết nối toàn văn thông tin luận văn tốt nghiệp vào hệ thống

thông tin khoa học của Sở Khoa học và Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh.

Ký tên

(Ghi rõ họ và tên)

Ngày sinh: 02/09/1985 Nơi sinh: Phú Yên

Chuyên ngành: Kinh tế học Mã học viên: 1883101010002

Tôi tên là: PHAN THỊ MY CA

Phan Thị My Ca

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Ý KIẾN CHO PHÉP BẢO VỆ LUẬN VĂN THẠC SĨ

CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN

Giảng viên hướng dẫn: TS. Hà Minh Trí

Học viên thực hiện: Phan Thị My Ca Lớp: ME018

Ngày sinh: 02/09/1985 Nơi sinh: Phú Yên

Tên đề tài: Tác động của du lịch lữ hành đến tăng trưởng kinh tế các địa phương Việt Nam.

Ý kiến của giáo viên hướng dẫn về việc cho phép học viên Phan Thị My Ca được bảo vệ

luận văn trước Hội đồng: ...........................................................................................................

HV Phan Thị My Ca đã hoàn thành luận văn đạt yêu cầu. Kính đề nghị Khoa Sau đại học

cho phép HV Phan Thị My Ca bảo vệ luận văn theo qui định.

....................................................................................................................................................

....................................................................................................................................................

....................................................................................................................................................

....................................................................................................................................................

....................................................................................................................................................

....................................................................................................................................................

....................................................................................................................................................

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 24 tháng 9 năm 2021

Người nhận xét

TS. Hà Minh Trí

i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan rằng luận văn “Tác động của du lịch lữ hành đến tăng trưởng kinh

tế của các địa phương Việt Nam” là bài làm của riêng tôi. Trừ những tài liệu được trích

dẫn trong luận văn này, luận văn này chưa nộp để nhận bằng cấp thạc sĩ tại các trường

đại học khác.

TP. Hồ Chí Minh, tháng 12 năm 2021

Học viên Phan Thị My Ca

ii

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành luận văn tôi đã nhận được sự giúp đỡ của rất nhiều người, Khoa Đào

tạo Sau Đại học Trường Đại học Mở thành phố Hồ Chí Minh đã hỗ trợ thuận lợi cho tôi.

Xin cảm ơn đến Thầy hướng dẫn khoa học cho tôi TS. Hà Minh Trí đã tận tình hướng

dẫn để tôi có thể hoàn thành luận văn.

Cuối cùng, chân thành cảm ơn tới người thân và cơ quan đang công tác đã động viên,

giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu.

TP. Hồ Chí Minh, tháng 12 năm 2021

Học viên Phan Thị My Ca

iii

TÓM TẮT

Nghiên cứu tiếp cận GDP theo phương pháp chi tiêu, sử dụng mô hình hồi qui

SGMM cho dữ liệu các địa phương của Việt Nam giai đoạn 2015-2020. Kết quả cho

thấy có sự hội tụ kinh tế giữa các địa phương. Du lịch lữ hành có tác động tích cực đến

tăng trưởng kinh tế trong khi Covid 19 đã kìm hãm tăng trưởng kinh tế của các địa

phương Việt Nam. Ngoài ra, nghiên cứu cũng tìm thấy tác động tích cực của đầu tư nước

ngoài và tác động tiêu cực của chi tiêu công, đầu tư tư nhân. Trong khi đó, đầu tư nhà

nước, độ mở thương mại, tỷ lệ lao động trên 15 tuổi đã qua đào tạo không có ý nghĩa đến

tăng trưởng kinh tế.

iv

SUMMARY

Research on approaching GDP by expenditure method, using SGMM regression

model for data of localities of Vietnam in the period 2015-2020. The results show that

there is economic convergence among localities. Travel tourism has a positive impact on

economic growth while Covid 19 has inhibited the economic growth of Vietnamese

localities. In addition, the study also found a positive impact of foreign investment and

a negative impact of public spending and private investment. Meanwhile, state

investment, trade openness, and the proportion of trained workers over 15 years old have

no significance to economic growth.

v

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................................i

LỜI CẢM ƠN ..................................................................................................................ii

TÓM TẮT ...................................................................................................................... iii

MỤC LỤC........................................................................................................................v

DANH MỤC BẢNG BIỂU VÀ HÌNH...........................................................................ix

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT...........................................................................................x

CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU ...................................................................................................1

1.1 Vấn đề và lý do nghiên cứu........................................................................................1

1.2 Mục tiêu của nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu........................................................3

1.3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu .................................................................................4

1.3.1 Đối tượng nghiên cứu .............................................................................................4

1.3.2 Phạm vi nghiên cứu.................................................................................................4

1.4 Phương pháp nghiên cứu............................................................................................4

1.5 Ý nghĩa của nghiên cứu..............................................................................................4

1.5.1 Về mặt khoa học: ....................................................................................................4

1.5.2 Về mặt thực tiễn:.....................................................................................................5

1.6 Kết cấu luận văn.........................................................................................................5

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT ................................................................................7

2.1 Một số hiểu biết cần thiết về TTKT...........................................................................7

2.1.1 Định nghĩa TTKT....................................................................................................7

2.1.2 Cách tính TTKT......................................................................................................8

2.2 Một số luận điểm cần biết về kinh tế và TTKT .........................................................9

2.2.1 Thuyết Bàn tay vô hình và hữu hình.......................................................................9

2.2.2 Tăng trưởng nội sinh...............................................................................................9

2.2.3 Giả thuyết hội tụ......................................................................................................9

2.2.4 Các lý thuyết TTKT ..............................................................................................10

2.3 Tổng quan du lịch liên hệ với TTKT .......................................................................11

2.3.1 Phần bao quát về xu hướng tìm hiểu.....................................................................11

vi

2.3.1.1 Một số khái niệm................................................................................................11

2.3.1.2 Các xu hướng nghiên cứu chính ........................................................................11

2.3.2 Giả thuyết TTKT do du lịch dẫn dắt (TLGH).......................................................12

2.3.3 Giả thuyết về phát triển du lịch do TTKT (GLTH) ..............................................18

2.3.4 Giả thuyết về tính trung lập, du lịch và TTKT không liên quan nhau (NCH)......20

2.3.5 Giả thuyết về phản hồi (mối quan hệ hai chiều)...................................................21

2.3.6 Sự đan xen của các giả thuyết TLGH, GLTH, NCH, QHHC...............................24

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN CỦA LUẬN VĂN...................................33

3.1 Qui trình nghiên cứu ................................................................................................33

3.2 Phương pháp nghiên cứu..........................................................................................33

3.3 Kỹ thuật định lượng .................................................................................................34

3.4 Mô hình nghiên cứu được đề xuất ...........................................................................35

3.5 Nguồn dữ liệu nghiên cứu và cách hình thành các biến số......................................37

3.6 Các biến số và các giả thuyết nghiên cứu ................................................................38

3.6.1 Biến phụ thuộc: Logarit tự nhiên của GDP bình quân đầu người ........................38

3.6.2 Biến độc lập: Logarit tự nhiện Doanh thu du lịch lữ hành ..................................38

3.6.3 Các biến kiểm soát ................................................................................................39

3.6.3.1 Tỷ lệ lao động trên 15 tuổi đã qua đào tạo (đvt %)............................................39

3.6.3.2 Tỷ lệ chi tiêu công trên GDP (đvt %) ................................................................40

3.6.3.3 Biến Tỷ lệ đầu tư khu vực nhà nước trên GDP (đvt %).....................................42

3.6.3.4 Biến Tỷ lệ đầu tư tư nhân trên GDP (đvt %) .....................................................43

3.6.3.5 Biến Tỷ lệ đầu tư nước ngoài trên GDP (đvt %) ...............................................44

3.6.3.6 Độ mở thương mại .............................................................................................46

3.6.3.7 Covid 19 .............................................................................................................46

3.6.3.8 Biến giả thời gian ...............................................................................................48

3.6.3.9 Các biến nội sinh trong mô hình: FDI, DM .......................................................48

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU......................................................................50

4.1 Đóng góp của du lịch lữ hành vào GDP ..................................................................50

4.2 Vị trí du lịch lữ hành Việt Nam trên thế giới...........................................................52

vii

4.3 Thống kê mô tả các biến số trong mô hình ..............................................................53

4.4 Ma trận hệ số tương quan các biến ..........................................................................56

4.5 Kiểm tra hệ số phóng đại phương sai.......................................................................57

4.6 Kết quả hồi quy ........................................................................................................58

4.7 Bàn luận kết quả hồi quy..........................................................................................59

4.7.1 Sự hội tụ kinh tế ....................................................................................................60

4.7.2 Doanh thu du lịch lữ hành chia đều ra theo đầu người .........................................61

4.7.3 Dịch covid 19 ........................................................................................................63

4.7.4 Đầu tư khu vực nước ngoài...................................................................................66

4.7.5 Chi tiêu công .........................................................................................................67

4.7.6 Đầu tư khu vực tư nhân.........................................................................................69

4.7.7 Đầu tư công ...........................................................................................................72

4.7.8 Vốn con người.......................................................................................................73

4.7.9 Độ mở thương mại ................................................................................................74

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH...............................................76

5.1 Kết luận ....................................................................................................................76

5.2 Hàm ý chính sách. ....................................................................................................77

5.2.1 Về phía chính quyền địa phương ..........................................................................77

5.2.2 Về phía ngành du lịch lữ hành ..............................................................................80

5.2.2.1 Giải pháp cho nhóm chỉ số bị xuống hạng:........................................................80

5.2.2.2 Giải pháp cho nhóm chỉ số xếp hạng thấp. ........................................................81

5.2.2.3 Chính sách với nhóm chỉ số thấp tại Đông Nam Á. ..........................................82

5.2.2.4 Nhóm các chỉ số còn lại: Hạ tầng hàng không, Tài nguyên văn hóa và dịch vụ

công vụ, Sức cạnh tranh về giá ......................................................................................82

5.3 Hạn chế của đề tài và đề xuất...................................................................................83

TÀI LIỆU THAM KHẢO..............................................................................................84

PHỤ LỤC.......................................................................................................................99

PL1. Khái niệm du lịch và Báo cáo năng lực cạnh tranh du lịch & lữ hành..................99

PL2. Nguồn dữ liệu nghiên cứu và cách hình thành các biến số .................................102

viii

PL3. Du lịch và GDP Việt Nam giai đoạn 2008-2020.................................................107

PL4. Báo cáo năng lực cạnh tranh du lịch & lữ hành Việt Nam 2017, 2019 ..............108

PL5. Nguồn lực phát triển du lịch lữ hành địa phương................................................110

PL6. Thực trạng du lịch các địa phương Việt Nam .....................................................112

PL7. Số lượng cơ sở lưu trú du lịch 4-5 sao chia theo tỉnh, thành năm 2019..............116

PL8. Hồi quy GMM giai đoạn 2015-2019...................................................................118

PL9. Hồi quy GMM giai đoạn 2015-2020 với covid 19..............................................119

PL10. Dữ liệu Đầu tư tư nhân và GDP bình quân đầu người một số tỉnh, thành ........120

ix

DANH MỤC BẢNG BIỂU VÀ HÌNH

DANH MỤC BẢNG

Trang

Bảng 2.1 Tổng hợp các nghiên cứu mối quan hệ giữa Du lịch và TTKT..................... 27

Bảng 3.1 Tổng hợp các biến trong mô hình đề xuất ..................................................... 49

Bảng 4.1 Kết quả thống kê mô tả các biến số trong mô hình ....................................... 53

Bảng 4.2 Ma trận hệ số tương quan .............................................................................. 56

Bảng 4.3 Hệ số phóng đại phương sai VIF................................................................... 57

Bảng 4.4 Kết quả hồi quy.............................................................................................. 58

Bảng PL3. Du lịch và GDP Việt Nam giai đoạn 2008-2020 ...................................... 107

Bảng PL.6 Phân bổ không gian của ngành du lịch Việt Nam..................................... 114

Bảng PL7 Số lượng cơ sở lưu trú du lịch 4-5 sao năm 2019 ....................................... 116

DANH MỤC HÌNH

Hình 3.1 Tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam giai đoạn 2010-2020.......................... 47

Hình 4.1 Đóng góp của du lịch lữ hành vào GDP Việt Nam 2008-2020 ..................... 50

Hình 4.2 Tỷ lệ Doanh thu lữ hành bình quân đầu người trong tổng GDP bình quân đầu

người tỉnh, thành năm 2015 .......................................................................................... 51

Hình 4.3 Tỷ lệ Doanh thu lữ hành bình quân đầu người trong tổng GDP bình quân đầu

người tỉnh, thành năm 2020 .......................................................................................... 51

Hình 4.4 Điểm số và xếp hạng năng lực cạnh tranh du lịch Việt Nam......................... 52

Hình PL3 xếp hạng năng lực cạnh tranh các nước trong khối ASIAN ...................... 108

Hình PL5 Hướng dẫn viên có chứng chỉ năm 2020.................................................... 110

Hình PL6.1 Phân bổ không gian của ngành du lịch Việt Nam................................... 114

Hình PL6.2 Đóng góp trực tiếp của du lịch vào GDP, 2015-2019 ............................. 115

Hình PL6.3 Tổng thu từ du lịch quốc tế và du lịch nội địa, 2015-2019 ..................... 115

x

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

ADRL Mô hình tự hồi quy phân phối trễ

COVID 19 Bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi-rút corona gây ra

(Corona virus disease 2019)

CTC Tỷ lệ chi tiêu công/GDP

DM Độ mở thương mại

DTNN Tỷ lệ đầu tư nhà nước/GDP

DTTN Tỷ lệ đầu tư tư nhân/GDP

FDI Đầu tư trực tiếp nước ngoài

%FDI Tỷ lệ đầu tư nước ngoài/GDP

FEM Mô hình tác động cố định

Johansen Kiểm định đồng liên kết

ICOR Hệ số sử dụng vốn

GDP Tổng sản phẩm quốc nội

GLTH Giả thuyết du lịch do tăng trưởng

GMM Kỹ thuật ước lượng moment tổng quát

Granger Phân tích nhân quả

L Tỷ lệ lao động trên 15 tuổi đã qua đào tạo

LDTLH Logarit tự nhiên của Doanh thu lữ hành bình quân đầu người

LGDP Logarit tự nhiên của GDP bình quân đầu người.

NCH Giả thuyết về tính trung lập, không có mối quan hệ nhân quả

OLS Phương pháp hồi quy bình phương nhỏ nhất

QHHC Giả thuyết về phản hồi, tồn tại mối quan hệ hai chiều

SAR Ước tính mô hình tự động hồi quy theo không gian

SARS Hội chứng hô hấp cấp tính nặng

(Severe acute respiratory syndrome)

SEM Mô hình cấu trúc tuyến tính

REM Mô hình tác động ngẫu nhiên

TLGH Giả thuyết tăng trưởng do du lịch dẫn dắt

TNBQ Thu nhập bình quân đầu người

TTKT Tăng trưởng kinh tế

VECM Mô hình hiệu chỉnh sai số

1

CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU

Chương mở đầu này sẽ nêu lên các vấn đề khái quát nhất của luận văn: vì sao cần

phải nghiên cứu vấn đề này, mục tiêu mong muốn đạt được, câu hỏi được đặt ra, phương

pháp thực hiện và những gì nghiên cứu tham vọng mang lại.

1.1 Vấn đề và lý do nghiên cứu

Vì những đóng góp không nhỏ của du lịch đến TTKT nên trên thế giới, ngành này

được xem là ngành công nghiệp không khói (Nguyễn Thị Hương, 2016). Và việc làm

sáng tỏ mối quan hệ giữa du lịch và TTKT đã thu hút sự quan tâm của nhiều nhà nghiên

cứu trong các thập niên gần đây. Theo thời gian, đã hình thành và phát triển nên bốn giả

thuyết khác nhau: (i) Giả thuyết TTKT do du lịch dẫn dắt (TLGH), (ii) giả thuyết du lịch

phát triển do TTKT (GLTH), (iii) giả thuyết về tính trung lập, không có mối quan hệ

giữa du lịch và TTKT (NCH), (iv) giả thuyết về phản hồi, có mối quan hệ hai chiều giữa

du lịch và TTKT (QHHC) (Kum và ctg, 2015)

Bởi vì tồn tại 4 giả thuyết về mối quan hệ giữa du lịch và TTKT, do vậy, kết quả

của những nghiên cứu trước đây không thể là căn cứ vững chắc để làm cơ sở gợi ý chính

sách hợp lý và áp dụng chung cho mọi quốc gia, mọi địa phương. Các chính sách phải

được xây dựng dựa trên tình hình thực tế của chính quốc gia, địa phương đó. Tại Việt

Nam, Nguyễn Viết Thái và Bùi Thị Thanh (2020) kết luận rằng ảnh hưởng của ngành du

lịch đến TTKT địa phương là trên 37%, do vậy cần thiết phát triển du lịch tại các địa

phương. Tuy nhiên, bài nghiên cứu trên áp dụng mô hình SAR với hai biến số là GDP

và số lượt khách du lịch (dạng logarit) đại diện cho TTKT và sự phát triển của ngành

du lịch. Như vậy nghiên cứu chỉ ra cần thiết phát triển du lịch, nhưng làm như thế nào

thì nghiên cứu chưa đề cập. Nhằm cụ thể xem các chính sách mà chính quyền địa phương

cần cân nhắc để thúc đẩy TTKT, tác giả đưa các biến số khác như vốn con người, chi

tiêu công, đầu tư khu vực nhà nước, đầu tư khu vực tư nhân, đầu tư trực tiếp nước ngoài,

độ mở của nền kinh tế vào mô hình nghiên cứu.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!