Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Tác động của dự án duy trì và phát triển bền vững Vườn Quốc gia Tam Đảo đến sinh kế của người dân vùng đệm khu vực Huyện Sơn Dương - Tỉnh Tuyên Quang
PREMIUM
Số trang
146
Kích thước
1.9 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1405

Tác động của dự án duy trì và phát triển bền vững Vườn Quốc gia Tam Đảo đến sinh kế của người dân vùng đệm khu vực Huyện Sơn Dương - Tỉnh Tuyên Quang

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH

––––––––––––––––––––––––––––––

NGUYỄN VĂN BÁCH

TÁC ĐỘNG CỦA DỰ ÁN DUY TRÌ VÀ PHÁT TRIỂN

BỀN VỮNG VƢỜN QUỐC GIA TAM ĐẢO ĐẾN SINH KẾ

CỦA NGƢỜI DÂN VÙNG ĐỆM KHU VỰC

HUYỆN SƠN DƢƠNG - TỈNH TUYÊN QUANG

Chuyên ngành: Kinh tế Nông nghiệp

Mã số: 60-31-10

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS.NGUYỄN THỊ GẤM

THÁI NGUYÊN, 2010

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

i

LỜI CAM ĐOAN

Luận văn “Tác động của dự án duy trì và phát triển bền vững Vườn

quốc gia Tam Đảo đến sinh kế của người dân vùng đệm khu vực huyện

Sơn Dương - Tỉnh Tuyên Quang'' đượ c thự c hiện từ tháng 6/2007 đến tháng

8/2009. Luận văn sử dụ ng những thông tin từ nhiều nguồn khác nhau . Các

thông tin này đã đượ c chỉ rõ nguồn gốc , đa số thông tin thu thập từ điều tra

thự c tế ở địa phương , số liệu đã đượ c tổng hợ p và xử lý trên các ph ần mềm

thống kê SPSS 15.

Tôi xin cam đoan rằng , số liệu và kết quả nghiên cứu trong lu ận văn

này là hoàn toàn trung thực v à chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào

tại Việt Nam.

Tôi xin cam đoan rằng mọ i sự giúp đỡ cho việc thự c hiện luận văn này

đã đượ c cảm ơn và mọ i thông tin trong luận văn đã đượ c chỉ rõ nguồn gốc .

Thái Nguyên, tháng 11 năm 2010

Tác giả luận văn

Nguyễn Văn Bách

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

ii

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành luận văn này, tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu,

Phòng Đào tạo, QHQT, Khoa Sau Đại học cùng các thầy, cô giáo trong Trường

Đại học Kinh tế và Quản trị Kinh doanh, Đại học Thái Nguyên đã tận tình giúp

đỡ, tạo mọi điều kiện cho tôi trong quá trình học tập và thực hiện đề tài.

Đặc biệt xin chân thành cảm ơn TS.Nguyễn Thị Gấm đã trực tiếp

hướng dẫn, chỉ bảo tận tình và đóng góp nhiều ý kiến quý báu, giúp đỡ tôi

hoàn thành luận văn tốt nghiệp.

Tôi xin chân thành cảm ơn cán bộ, lãnh đạo Huyện uỷ, UBND huyện

Sơn Dương - Tỉnh Tuyên Quang, Trạm Khuyến nông, Phòng Nông nghiệp &

PTNT, Phòng Thống kê, Phòng Lao động - Thương binh - Xã hội, Phòng Tài

nguyên và Môi trường, cán bộ, nhân dân các xã Ninh Lai và Thiện Kế đã tạo

mọi điều kiện giúp đỡ khi điều tra thực địa giúp tôi hoàn thành luận văn này.

Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn cơ quan, gia đình, bạn bè, đồng

nghiệp đã luôn sát cánh, động viên, giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này.

Thái Nguyên, tháng 11 năm 2010

Tác giả luận văn

Nguyễn Văn Bách

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

iii

MỤC LỤC

LỜ I CAM ĐOAN.......................................................................................... i

LỜI CẢM ƠN............................................................................................... ii

MỤC LỤC ................................................................................................. iii

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT.................................................................. vii

DANH MỤC BẢNG.................................................................................. viii

DANH MỤC BIỂU ĐỒ............................................................................... ix

DANH MỤC SƠ ĐỒ ................................................................................... ix

MỞ ĐẦU .................................................................................................. 1

1. Tính cấp thiết của đề tài.......................................................................... 1

2. Mục đích nghiên cứu.............................................................................. 2

3. Đối tượng nghiên cứu ............................................................................ 3

4. Nội dung nghiên cứu .............................................................................. 3

5. Phạm vi nghiên cứu................................................................................ 4

6. Ý nghĩa khoa học của đề tài nghiên cứu ................................................. 4

7. Kết cấu của luận văn .............................................................................. 4

Chƣơng 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ PHÁT TRIỂN BỀN

VỮNG, SINH KẾ VÀ PHƢƠNG PHÁP TIẾP CẬN

VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU......................................................... 5

1.1. Cơ sở khoa học của đề tài nghiên cứu.................................................. 5

1.1.1. Cơ sở lý luận của đề tài................................................................. 5

1.1.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài ............................................................ 14

1.2. Phương pháp nghiên cứu và đánh giá ................................................ 27

1.2.1.Các vấn đề mà đề tài cần nghiên cứu............................................ 27

1.2.2. Phương pháp nghiên cứu............................................................. 27

1.2.3. Một số công cụ sử dụng trong nghiên cứu................................... 31

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

iv

1.2.4. Hệ thống chỉ tiêu phân tích đánh giá ........................................... 32

Chƣơng 2: THỰC TRẠNG TRIỂN KHAI DỰ ÁN TẠI VÙNG ĐỆM

VQG TAM ĐẢO KHU VỰC HUYỆN SƠN DƢƠNG -

TỈNH TUYÊN QUANG ........................................................ 35

2.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên kinh tế - xã hội của huyện Sơn Dương ..... 35

2.1.1. Điều kiện tự nhiên....................................................................... 35

2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội............................................................ 37

2.1.3. Tình hình phát triển kinh tế ......................................................... 38

2.2. Thực trạng triển khai dự án tại địa bàn nghiên cứu ............................ 38

2.2.1. Các hoạt động hỗ trợ của dự án phát triển các làng nghề ............. 38

2.2.2. Thông tin về các hộ điều tra ........................................................ 41

2.2.3. Nghề nghiệp của chủ hộ .............................................................. 45

2.2.4. Đánh giá về điều kiện kinh tế ...................................................... 46

2.2.5. Đánh giá về điều kiện nhà ở ........................................................ 47

2.2.6. Nguồn nước sinh hoạt ................................................................. 48

2.2.7. Diện tích bình quân đất đai của hai nhóm hộ............................... 49

2.3. So sánh sự thay đổi về cơ cấu kinh tế giữa hai nhóm hộ .................... 50

2.3.1. Thu nhập bình quân năm 2008 của hai nhóm hộ ......................... 50

2.3.2. Thu từ nhóm cây hàng năm........................................................ 52

2.3.3.Thu nhập từ ngành chăn nuôi ....................................................... 55

2.3.4. Thu nhập từ rừng......................................................................... 57

2.3.5. Thu nhập từ ngành nghề.............................................................. 58

2.3.6. Cơ cấu các nguồn thu nhập của hộ .............................................. 59

2.3.7. Tỷ lệ số hộ tham gia và thu nhập của hai nhóm hộ ...................... 61

2.4. Sử dụng tài nguyên và nhận thức của các hộ về bảo vệ tài nguyên .... 64

2.4.1. Các hoạt động khai thác rừng thường xuyên của hai nhóm hộ.... 64

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

v

2.4.2. Thông tin và truyền thông ........................................................... 66

2.4.3. Ý thức bảo vệ môi trường............................................................ 67

2.5. Đánh giá tác động của dự án GTZ đến sinh kế của người dân

vùng đệm tại địa bàn nghiên cứu ..................................................... 68

2.5.1. Đánh giá sự thay đổi về thu nhập của hai nhóm hộ...................... 68

2.5.2. Đánh giá sự thay đổi về cuộc sống của hai nhóm hộ ................... 70

2.5.3. Thay đổi nhận thức về tài nguyên rừng và bảo vệ môi trường..... 71

2.5.4. Sự khác biệt và hướng chuyển dịch sinh kế của hai nhóm hộ ...... 75

2.6. Đánh giá tác động và sinh kế ............................................................. 78

2.6.1. Phương pháp luận đánh giá tác động và sinh kế .......................... 78

2.6.2. Phương pháp nghiên cứu đánh giá tác động và sinh kế................ 80

2.7. Đánh giá rủi ro .................................................................................. 86

2.8. Đánh giá chung.................................................................................. 86

CHƢƠNG 3: NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM DUY TRÌ

VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CÁC NGUỒN LỰC ......... 87

3.1. Phương hướng xây dựng giải pháp..................................................................... 87

3.1.1. phương hướng phát triển ............................................................. 87

3.1.2. Thực tế tại khu vực vùng đệm..................................................... 88

3.1.3. Mục tiêu...................................................................................... 89

3.2. Các giải pháp cụ thể .......................................................................... 90

3.2.1. Các nguyên tắc cần chú ý khi xây dựng giải pháp ....................... 90

3.2.2. Các giải pháp về phía nhà nước................................................... 92

3.2.3. Các giải pháp về phía địa phương ............................................... 93

3.2.4. Các giải pháp cho người dân ....................................................... 93

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.................................................................... 95

1. Kết luận................................................................................................ 95

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

vi

2. Kiến nghị.............................................................................................. 96

TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................... 99

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

vii

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

TT Chữ viết tắt Nguyên nghĩa

1 VQG Vườn Quốc gia

2 GTZ Tổ chức Hợp tác Kỹ thuật Đức

3 UBND Ủy ban nhân dân

4 PTNT Phát triển nông thôn

5 CHLB Công hoà liên bang

6 SPSS Statistical Package For Social Sciences

7 MIS Management of Information System

8 SME Doanh nghiệp vừa và nhỏ

9 PIC Trung tâm thông tin công cộng

10 PSFE Chương trình rừng quốc gia

11 UTOs Tổ chức hợp tác kỹ thuật

12 WCS Hiệp hội bảo vệ thú rừng

13 WWF Quỹ thế giới bảo vệ các loài thú hoang dã

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

viii

DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1. Thông tin chung về chủ hộ ........................................................... 42

Bảng 2.2. Trình độ học vấn của chủ hộ ........................................................ 44

Bảng 2.3. Diện tích đất bình quân của hai nhóm hộ...................................... 49

Bảng 2.4. Thu nhập trung bình năm 2008 của hai nhóm hộ.......................... 51

Bảng 2.5. Thu nhập bình quân từ nhóm cây hàng năm ................................. 52

Bảng 2.6. Thu từ chăn nuôi của hai nhóm hộ................................................ 55

Bảng 2.7. Thu nhập từ rừng của hai nhóm hộ............................................... 57

Bảng 2.8. Thu từ các hoạt động ngành nghề ................................................. 58

Bảng 2.9. Sử dụng tài nguyên rừng phân theo nhóm hộ................................ 64

Bảng 2.10. Các phương tiện truyền tải thông tin........................................... 66

Bảng 2.11. Nhận thức về các hoạt động gây ô nhiễm .................................. 67

Bảng 2.12. Sự thay đổi thu nhập của hộ theo đánh giá của người dân .......... 69

Bảng 2.13. Sự thay đổi cuộc sống theo đánh giá của người dân.................... 70

Bảng 2.14. Kết quả điều tra 5 nguồn vốn của hai nhóm hộ........................... 82

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

ix

DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu 2.1. Nghề nghiệp của chủ hộ trong mẫu điều tra .................................. 45

Biểu 2.2. Điều kiện kinh tế của chủ hộ trong mẫu điều tra............................ 46

Biểu 2.3. Điều kiện nhà ở của chủ hộ ........................................................... 47

Biểu 2.4. Nguồn nước sinh hoạt của chủ hộ ................................................. 48

Biểu 2.5: Các nguồn thu hàng năm của hai nhóm hộ .................................... 59

Biểu 2.6. Sự tham gia và các nguồn thu trung bình năm 2008 ...................... 61

Biểu 2.7. Đánh giá mức độ quan trọng của rừng đối với cuộc sống.............. 72

Biểu 2.8. Đánh giá của người dân về sự thay đổi môi trường ....................... 74

Biểu 2.9. Sự khác biệt về cơ cấu kinh tế giữa hai nhóm hộ........................... 76

DANH MỤC SƠ ĐỒ

Sơ đồ 2.1. Tài sản của người dân.................................................................. 78

Sơ đồ 2.2. Đánh giá tác động các nguồn lực tại địa bàn nghiên cứu ............. 83

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

1

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Trong phát triển kinh tế - xã hội, môi trường là vấn đề được tất cả các

quốc gia trên thế giới quan tâm. Cùng với sự phát triển của lịch sử, con người

ngày càng nhận thức sâu sắc hơn về vị trí, vai trò của môi trường đối với tồn

tại xã hội. Nhà nước Việt Nam đang thực hiện đường lối đổi mới toàn diện

đất nước do Đảng Cộng sản Việt Nam khởi xướng và lãnh đạo, trong chính

sách phát triển kinh tế - xã hội luôn ở từng giai đoạn đã có chính sách, kế

hoạch bảo vệ tài nguyên, môi trường nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững.

Trong chương trình nghị sự 21 của Chính phủ ngày 17 tháng 8 năm

2004 đã đưa ra quan điểm định hướng chiến lược phát triển bền vững ở Việt

Nam "Kết hợp hài hòa giữa phát triển kinh tế - xã hội với bảo vệ và cải thiện

môi trường sinh thái”. Phát triển bền vững đã được đề cập tới như một yêu

cầu cấp thiết trong hoạch định tổ chức thực hiện các chiến lược, quy hoạch và

kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 10 năm tới của đất nước (2001-2010) quan

điểm phát triển đầu tiên được Đảng xác định là: "Tăng cường công tác bảo vệ

môi trường trong thờì kỳ công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước". Cũng là

yêu cầu cấp bách, các ngành, các địa phương cần nắm vững quan điểm về

phát triển bền vững, chỉ có như vậy, trong việc hoạch định chính sách, tổ chức

các hoạt động thực tiễn ở cơ quan đơn vị mới đảm bảo sự phát triển bền vững.

Ở Việt Nam, Chính phủ và người dân cùng đã nhận thức được tầm

quan trọng phải bảo vệ môi trường sinh thái, đảm bảo phát triển bền vững.

Cùng với sự trợ giúp của các tổ chức nước ngoài về kinh nghiệm, phương

pháp kỹ thuật vốn... Chính phủ Việt Nam và các ban ngành có liên quan đã

triển khai các dự án tại khu vực vùng đệm nhằm duy trì và bảo tồn thiên

nhiên, cải thiện môi trường sống, nâng cao nhận thức và mức sống của người

dân trong khu vực vùng đệm nhằm duy trì và bảo vệ các khu vực bảo tồn

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

2

thiên nhiên. Việc xem xét và đánh giá tác động của dự án thuộc tổ chức GTZ

(German Agency for Technical Cooperation or Deutsche Gesellschaft für

Technische Zummenarbeit) đang triển khai tại khu vực vùng đệm thuộc khu

vực vườn quốc gia Tam Đảo tới đời sống văn hoá, chính trị, xã hội của người

dân là hết sức cấp bách và cần thiết. Với mục đích duy trì và phát triển bền

vững vườn quốc gia Tam Đảo nên việc xem xét đến hiệu quả của dự án GTZ

triển khai tại khu vực vùng đệm là vấn đề vừa có ý nghĩa lý luận, vừa có ý

nghĩa thực tiễn sâu sắc, vì vậy tôi chọn nghiên cứu đề tài: “Tác động của dự

án duy trì và phát triển bền vững Vườn Quốc gia Tam Đảo đến sinh kế của

người dân vùng đệm khu vực Huyện Sơn Dương - Tỉnh Tuyên Quang''.

Nghiên cứu toàn diện, khoa học về ảnh hưởng của việc duy trì và phát bền

vững vườn quốc gia Tam Đảo đến phương thức kiếm sống của người dân

khu vực vùng đệm thuộc Huyện Sơn Dương, Tỉnh Tuyên Quang nhằm góp

phần thực hiện hiệu quả phát triển kinh tế - xã hội với bảo vệ môi trường,

thực hiện hiệu quả mục tiêu phát triển bền vững của dự án GTZ đối với khu

vực vùng đệm VQG Tam Đảo nói chung và khu vực Huyện Sơn Dương,

Tỉnh Tuyên Quang nói riêng.

2. Mục đích nghiên cứu

2.1. Mục tiêu chung

Đánh giá các hoạt động hỗ trợ của dự án GTZ tại các xã vùng đệm tại

Huyện Sơn Dương - Tỉnh Tuyên Quang có ảnh hưởng như thế nào đến sinh

kế của người dân. Các hoạt động đó đã giúp người dân phát triển kinh tế, bảo

vệ và duy trì bền vững VQG Tam Đảo hay không?

2.2. Mục tiêu cụ thể

- Hệ thống hoá các vấn đề có tính chất lý luận và thực tiễn về sinh kế,

vùng đệm, duy trì và phát triển bền vững.

- Tìm hiểu các hoạt động thực tế của dự án đang được triển khai.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

3

- Tìm hiểu và đánh giá sự ảnh hưởng của dự án duy trì và phát triển của

dự án đến đời sống kinh tế của người dân khu vực vùng đệm Huyện Sơn Dương

- Tỉnh Tuyên Quang.

- Đề xuất những giải pháp nhằm duy trì và phát triển bền vững nguồn

lực (nguồn lực tự nhiên, nguồn lực về con người, nguồn lực về xã hội, nguồn

lực tài chính, ...) tại khu vực vùng đệm Vườn quốc gia Tam Đảo thuộc Huyện

Sơn Dương nói riêng và các khu vực vùng đệm khác nói chung.

3. Đối tƣợng nghiên cứu

- Trong phạm vi nghiên cứu của luận văn, tác giả tập trung nghiên cứu

một số các đối tượng sau đây:

- Các hộ nông dân trong khu vực vùng đệm VQG Tam Đảo Huyện Sơn

Dương - Tỉnh Tuyên Quang.

- Môi trường tự nhiên và xã hội thuộc khu vực vùng đệm

- Các nguồn lực tại khu vực vùng đệm của dự án.

4. Nội dung nghiên cứu

Đánh giá ảnh hưởng của việc duy trì và phát triển bền vững Vườn quốc

gia Tam Đảo đến phương thức kiếm sống của người dân khu vực vùng đệm

thuộc Huyện Sơn Dương - Tỉnh Tuyên Quang thông qua các tiêu chí sau giữa

hai nhóm hộ có và không tham gia dự án:

- So sánh thu nhập bình quân giữa hai nhóm hộ.

- Cơ cấu thu nhập trong đó phân tích thu nhập từ việc khai thác các tài

nguyên từ rừng giữa hai nhóm hộ.

- Ý thức bảo vệ tài nguyên rừng, bảo vệ môi trường

- Khả năng tạo công ăn việc làm khi người dân bị cấm vào khai thác

các tài nguyên rừng.

- Sự khác biệt về kỹ năng, kiến thức trong sản xuất nông, lâm nghiệp

cho người dân tham gia dự án hay không?

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

4

5. Phạm vi nghiên cứu

- Về không gian: Nghiên cứu trên phạm vị các xã thuộc khu vực vùng

đệm của dự án tại Huyện Sơn Dương - Tỉnh Tuyên Quang.

- Về thời gian: Nghiên cứu từ tháng 1/2007 đến tháng 12/2009. Thời

gian điều tra thực tế tháng 12 năm 2008 trên phạm vi hai xã Thiện Kế và

Ninh Lai thuộc khu vực vùng đệm của dự án tại Huyện Sơn Dương - Tỉnh

Tuyên Quang.

6. Ý nghĩa khoa học của đề tài nghiên cứu

- Đề tài nghiên cứu nhằm đánh giá tính hiệu quả hoạt động của dự án

tại vùng đệm Huyện Sơn Dương - Tỉnh Tuyên Quang, xem xét việc duy trì và

phát triển các nguồn lực: Nguồn lực tự nhiên, nguồn lực về con người, nguồn

lực về xã hội, nguồn lực về vật chất của các hộ gia đình, nguồn lực tài chính

trên địa bàn nghiên cứu. Từ việc nghiên cứu đó đề xuất các giải pháp để duy

trì và phát triển các nguồn lực nói trên cho các cấp lãnh đạo địa phương nhằm

mục tiêu phát triển kinh tế - văn hoá - xã hội cho người dân vùng đệm, từng

bước giảm bớt sự phụ thuộc vào việc khai thác các tài nguyên rừng trong sinh

kế của người dân vùng đệm. Lồng ghép các hoạt động tuyên truyền, giáo dục,

trồng rừng và bảo vệ rừng.

7. Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục.

luận văn gồm 3 chương:

Chương 1: Tổng quan tài liệu nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu

Chương 2: Thực trạng triển khai dự án GTZ tại khu vực vùng đệm

VQG Tam Đảo khu vực Huyện Sơn Dương - Tỉnh Tuyên Quang.

Chương 3: Giải pháp chủ yếu nhằm duy trì và phát triển các nguồn lực

tại vùng đệm.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!