Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Tác động của di cư đối với thu nhập hộ gia đình nông thôn huyện Cái Bè
PREMIUM
Số trang
134
Kích thước
2.0 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1404

Tác động của di cư đối với thu nhập hộ gia đình nông thôn huyện Cái Bè

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN NHƯ TIÊN

TÁC ĐỘNG CỦA DI CƯ ĐỐI VỚI THU NHẬP HỘ

GIA ĐÌNH NÔNG THÔN HUYỆN CÁI BÈ

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ HỌC

Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2016

Trang i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan rằng luận văn này “Tác động của di cư đối với thu nhập hộ gia đình

nông thôn huyện Cái Bè” là bài nghiên cứu của chính tôi.

Ngoại trừ những tài liệu tham khảo được trích dẫn trong luận văn này, tôi cam

đoan rằng toàn phần hay những phần nhỏ của luận văn này chưa từng được công bố hoặc

được sử dụng để nhận bằng cấp ở những nơi khác.

Không có sản phẩm/nghiên cứu nào của người khác được sử dụng trong luận văn

này mà không được trích dẫn theo đúng quy định.

Luận văn này chưa bao giờ được nộp để nhận bất kỳ bằng cấp nào tại các trường

đại học hoặc cơ sở đào tạo khác.

.

Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2016

Trang ii

LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình thực hiện luận văn này, lời đầu tiên tôi chân thành bày tỏ sự biết

ơn sâu sắc nhất đến TS. Lê Thị Thanh Loan về tất cả sự hướng dẫn hết sức tận tình của

cô, cô đã có những gợi ý quan trọng về nội dung cũng như phương pháp để thực hiện luận

văn này trong suốt thời gian từ khi thực hiện đề cương cho đến lúc hoàn thành luận văn

này.

Đồng thời qua quá trình học tập, tôi cũng xin cảm ơn các thầy, cô ở trường Đại học

Mở Tp. HCM đã giảng dạy cho tôi những kiến thức rất quí báu trong tất cả các môn học

để tôi có được những kiến thức quan trọng, giúp cho tôi rất nhiều trong quá trình học tập,

quá trình thực hiện luận văn và trong công việc cũng như trong cuộc sống của bản thân

mình.

Lời cuối cùng, tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến những ý kiến ủng hộ,

động viên từ gia đình và bạn bè đã ủng hộ giúp đỡ cho tôi có động lực để hoàn thành luận

văn này và hơn nữa là những cán bộ khảo sát, hộ gia đình, các chuyên gia đã giúp đỡ tôi

trong quá trình thực hiện luận văn này.

Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2016

NGUYỄN NHƯ TIÊN

Trang iii

TÓM TẮT

Huyện Cái Bè là vùng nông thôn thuộc tỉnh Tiền Giang, là một trong những

địa phương có người di cư lớn nhất nước, nhưng đa số là người di cư tự phát, không có

kế hoạch quản lý, di cư với mong muốn cải thiện tình hình bản thân, đồng thời cố gắng

tìm kiếm thu nhập cao hơn để lo cho những người thân còn lại ở quê nhà. Do đó, việc

tìm hiểu đánh giá tác động của di cư đối với thu nhập hộ gia đình là điều hết sức quan

trọng trong việc hoạch định các chính sách liên quan vấn đề di cư và nâng cao thu

nhập hộ gia đình.

Luận văn sử dụng phương pháp thống kê mô tả và mô hình hồi qui đa biến để xác

định tác động của di cư đối với thu nhập hộ gia đình, dựa trên số liệu điều tra 312 hộ

thuộc xã Tân Hưng, Hậu Thành, Đông Hòa Hiệp, Hòa Hưng, Mỹ Tân theo phương pháp

chọn mẫu ngẫu nhiên. Bên cạnh đó, luận văn còn nghiên cứu các nguồn hình thành thu

nhập, cơ cấu tỉ lệ các nguồn thu nhập hộ gia đình. Kết quả nghiên cứu giải thích được

78,5% sự thay đổi của các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập hộ gia đình. Gồm các nhân tố

liên quan hộ, chủ hộ: giới tính, tuổi, trình độ chủ hộ, nhân khẩu hộ, số người di cư, diện

tích đất sản xuất, internet và các nhân tố liên quan người di cư: giới tính di cư, trình độ

người di cư, thời gian di cư, nơi đến, nghề nghiệp, thành phần kinh tế có tác động đến thu

nhập hộ gia đình. Hôn nhân chủ hộ, tuổi, hôn nhân người di cư, ngành làm việc không

ảnh hưởng đế thu nhập hộ gia đình. Ngoài ra, kết quả nghiên cứu còn cho thấy nguồn thu

nhập hộ gia đình hiện nay rất đa dạng, trong đó nguồn thu nhập từ trồng trọt, chăn nuôi là

nguồn thu nhập chính của hộ gia đình nông thôn ngày nay.

Dựa trên những kết quả đạt được, đề tài này cũng nêu ra một số khuyến nghị, giải

pháp liên quan vấn đề di cư và nâng cao thu nhập hộ gia đình, góp phần phát triển kinh tế

xã hội huyện Cái Bè.

Trang iv

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN ..................................................................................................... i

LỜI CẢM ƠN.......................................................................................................... ii

TÓM TẮT............................................................................................................... iii

MỤC LỤC............................................................................................................... iv

DANH MỤC HÌNH VÀ ĐỒ THỊ......................................................................... vii

DANH MỤC BẢNG............................................................................................. viii

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT................................................................................. ix

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU.................................................................................... 1

1.1 Lý do nghiên cứu ........................................................................................... 1

1.2 Vấn đề nghiên cứu ......................................................................................... 2

1.3 Mục tiêu nghiên cứu ...................................................................................... 5

1.4 Câu hỏi nghiên cứu ........................................................................................ 5

1.5 Phạm vi, giới hạn nghiên cứu ........................................................................ 5

1.6 Phương pháp nghiên cứu................................................................................ 6

1.6.1 Thiết kế phiếu điều tra............................................................................. 6

1.6.2 Phương pháp phân tích............................................................................ 6

1.7 Ý nghĩa ........................................................................................................... 6

1.8 Khác biệt so các nghiên cứu trước................................................................. 7

1.9 Kết cấu của luận văn ...................................................................................... 7

Tóm tắt chương 1 .................................................................................................... 8

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT ...................................................................... 9

2.1 Các khái niệm................................................................................................. 9

2.1.1 Khái niệm và đặc điểm của di cư............................................................ 9

2.1.2 Các hình thức của di cư......................................................................... 11

2.1.3 Tác động của di cư ................................................................................ 11

2.1.4 Khái niệm thu nhập ............................................................................... 13

2.1.5 Khái niệm hộ gia đình nông thôn.......................................................... 13

2.1.8 Khái niệm thu nhập của hộ gia đình ..................................................... 15

2.2 Các nguồn hình thành thu nhập hộ gia đình ................................................ 15

2.3 Mối quan hệ giữa di cư và thu nhập hộ gia đình ......................................... 17

2.4 Các nghiên cứu trước ................................................................................... 18

Trang v

2.4.1 Các nghiên cứu về thu nhập.................................................................. 18

2.4.2 Các nghiên cứu về di cư........................................................................ 21

Tóm tắt chương 2 .................................................................................................. 23

CHƯƠNG 3: TỔNG QUAN ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU ................................... 24

3.1 Đặc điểm kinh tế - xã hội huyện Cái Bè ...................................................... 24

3.1.1 Về vị trí địa lý ....................................................................................... 25

3.1.2 Về đặc điểm kinh tế............................................................................... 25

3.1.3 Về văn hóa xã hội.................................................................................. 26

3.2 Tình hình di cư ĐBSCL và tỉnh Tiền Giang................................................ 26

3.3 Thực trạng kinh tế hộ gia đình tỉnh Tiền Giang .......................................... 27

3.4 Quy trình nghiên cứu ................................................................................... 28

3.5 Phương pháp nghiên cứu.............................................................................. 30

3.6 Dữ liệu nghiên cứu....................................................................................... 30

3.6.1 Phương pháp chọn mẫu......................................................................... 30

3.6.2 Phương pháp lấy dữ liệu nghiên cứu .................................................... 30

3.7 Phương pháp xử lý dữ liệu........................................................................... 36

3.8 Phương pháp phân tích dữ liệu .................................................................... 36

3.8.1 Phân tích thống kê mô tả....................................................................... 36

3.8.2 Phân tích hồi quy................................................................................... 37

3.9 Phương pháp đo lường thu nhập.................................................................. 38

3.10 Mô hình nghiên cứu đề xuất ...................................................................... 39

3.10.1 Căn cứ chọn biến................................................................................. 40

3.10.2 Định nghĩa các biến và kỳ vọng dấu trong mô hình ........................... 40

3.10.3 Mô hình nghiên cứu ............................................................................ 46

Tóm tắt chương 3 .................................................................................................. 47

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU............................................................ 48

4.1 Phân tích thống kê mô tả.............................................................................. 48

4.1.1 Tổng quan về mẫu................................................................................. 48

4.1.2 Nhóm biến liên quan hộ, chủ hộ gia đình ............................................. 48

4.1.3 Nhóm biến liên quan di cư.................................................................... 59

4.1.4 Nhóm biến liên quan thu nhập hộ gia đình........................................... 70

4.2 Kết quả nghiên cứu tác động di cư đối với thu nhập bình quân người/hộ qua

phương pháp thống kê mô tả................................................................................... 71

Trang vi

4.3 Kết quả nghiên cứu tác động di cư qua mô hình hồi quy ............................ 75

4.3.1 Kiểm định sự tương quan, đa cộng tuyến ............................................. 75

4.3.2 Kết quả hồi quy ..................................................................................... 76

4.3.3 Các kiểm định ....................................................................................... 77

4.3.4 Phân tích kết quả hồi quy...................................................................... 79

4.4 Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng các yếu tố di cư đối với thu nhập hộ gia đình

có người di cư.......................................................................................................... 81

4.4.1 Kiểm định sự tương quan, đa công tuyến ............................................. 81

4.4.2 Kết quả hồi quy ..................................................................................... 82

4.4.3 Các kiểm định ....................................................................................... 82

4.4.4 Phân tích kết quả hồi quy...................................................................... 84

Tóm tắt chương 4 .................................................................................................. 88

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ............................................... 90

5.1 Kết luận ........................................................................................................ 90

5.2 Khuyến nghị, giải pháp ................................................................................ 91

5.2.1 Những giải pháp ngắn hạn .................................................................... 92

5.2.2 Những giải pháp lâu dài hạn chế tình trạng di cư và nâng cao thu nhập

hộ gia đình nông thôn.............................................................................................. 92

5.3 Hạn chế của đề tài ........................................................................................ 95

TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 96

PHỤ LỤC............................................................................................................. 104

Phụ lục 1 Đặc điểm hộ, chủ hộ và thu nhập bình quân người/hộ.................... 104

Phụ lục 2 Đặc điểm hộ và thu nhập bình quân người/hộ................................. 107

Phụ lục 3 Đặc điểm di cư và thu nhập bình quân người/hộ............................. 108

Phụ lục 4 Nguồn thu và cơ cấu thu nhập hộ gia đình ...................................... 110

Phụ lục 5 Mô hình định lượng tác động di cư ................................................. 110

Phụ lục 6 Mô hình định lượng các yếu tố di cư............................................... 114

Phụ lục 7 Danh sách các hộ dân được khảo sát ............................................... 119

Phụ lục 8 Bảng câu hỏi khảo sát ...................................................................... 124

Trang vii

DANH MỤC HÌNH VÀ ĐỒ THỊ

Hình/ đồ thị Tên hình /đồ thị Trang

Hình 3.1 Vị trí nghiên cứu của huyện Cái Bè ............................................................... 24

Hình 3.2 Quy trình nghiên cứu ...................................................................................... 29

Hình 4.1 Giới tính chủ hộ và thu nhập bình quân người/hộ .......................................... 50

Hình 4.2 Hôn nhân chủ hộ và thu nhập bình quân người/hộ ........................................ 51

Hình 4.3 Tuổi chủ hộ và thu nhập bình quân người/hộ ................................................. 52

Hình 4.4 Trình độ chủ hộ chủ hộ và thu nhập bình quân người/hộ .............................. 52

Hình 4.5 Nhân khẩu hộ và thu nhập bình quân người/hộ ............................................. 54

Hình 4.6 Số người di cư và thu nhập bình quân người/hộ ............................................ 55

Hình 4.7 Internet và thu nhập bình quân người/hộ ....................................................... 56

Hình 4.8 Diện tích đất sản xuất và thu nhập bình quân người/hộ ................................. 58

Hình 4.9 Giới tính người di cư và thu nhập bình quân người/hộ .................................. 61

Hình 4.10 Hôn nhân người di cư và thu nhập bình quân người/hộ ................................ 61

Hình 4.11 Tuổi người di cư và thu nhập bình quân người/hộ ........................................ 62

Hình 4.12 Trình độ người di cư và thu nhập bình quân người/hộ .................................. 64

Hình 4.13 Thời gian di cư và thu nhập bình quân người/hộ .......................................... 64

Hình 4.14 Nơi đến di cư và thu nhập bình quân người/hộ ............................................. 66

Hình 4.15 Thu nhập bình quân người/hộ và nghề nghiệp di cư ..................................... 67

Hình 4.16 Thu nhập bình quân người/hộ và ngành làm việc của người di cư ............... 68

Hình 4.17 Thu nhập bình quân người/hộ và thành phần kinh tế .................................... 69

Trang viii

DANH MỤC BẢNG

Bảng Tên bảng Trang

Bảng 2.1 Bảng tổng hợp các nghiên cứu về thu nhập .................................................. 20

Bảng 2.2 Bảng tổng hợp các nghiên cứu về di cư ........................................................ 22

Bảng 3.1 Thực trạng di cư những năm gần đây .............................................................. 26

Bảng 3.2 Cơ cấu thu nhập bình quân tỉnh Tiền Giang .................................................... 28

Bảng 3.3 Tổng hợp hành chính và dân số huyện Cái Bè ................................................ 31

Bảng 3.4 Tổng hợp hành chính và dân số các xã Bắc lộ ................................................. 32

Bảng 3.5 Tổng hợp hành chính và dân số các xã Nam lộ ............................................... 33

Bảng 3.6 Phân tích khu vực theo tỷ lệ dân số ................................................................. 33

Bảng 3.7 Tổng hợp các tổ tự quản ................................................................................... 35

Bảng 3.8 Kỳ vọng dấu các biến liên quan hộ và chủ hộ ............................................... 42

Bảng 3.9 Kỳ vọng dấu các biến liên người di cư ......................................................... 45

Bảng 4.1 Đặc điểm chủ hộ và thu nhập bình quân người/hộ .......................................... 49

Bảng 4.2 Đặc điểm hộ, chủ hộ gia đình .......................................................................... 53

Bảng 4.3 Đặc điểm hộ và thu nhập bình quân người/hộ ................................................. 57

Bảng 4.4 Đặc điểm di cư và thu nhập bình quân người/hộ ............................................. 59

Bảng 4.5 Đặc điểm di cư ................................................................................................. 60

Bảng 4.6 Đặc điểm di cư và thu nhập bình quân người/hộ ............................................. 65

Bảng 4.7 Nguồn thu và cơ cấu theo hộ gia đình ............................................................. 71

Bảng 4.8 Nguồn thu và cơ cấu theo thu nhập hộ gia đình ............................................... 73

Bảng 4.9 Nguồn thu và cơ cấu theo di cư ....................................................................... 74

Bảng 4.10 Bảng kiểm định VIF tác động di cư ................................................................ 76

Bảng 4.11 Bảng kết quả mô hình hồi quy tác động di cư ............................................... 77

Bảng 4.12 Mô hình tóm tắt tác động di cư ...................................................................... 77

Bảng 4.13 Kết quả phần dư tác động di cư ..................................................................... 78

Bảng 4.14 Kiểm định VIF tác động các yếu tố di cư ....................................................... 81

Bảng 4.15 Kết quả mô hình hồi quy tác động các yếu tố di cư ....................................... 83

Bảng 4.16 Mô hình tóm tắt tác động các yếu tố di cư ..................................................... 82

Bảng 4.17 Kết quả phần dư tác động các yếu tố di cư .................................................... 84

Trang ix

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

% Tỉ lệ phần trăm

CH Chủ hộ

CNH Công nghiệp hóa

DC Di cư

ĐBSCL Đồng bằng Sông Cửu Long

Đvt Đơn vị tính

Ha Héc-ta

HĐH Hiện đại hóa

HGĐ Hộ gia đình

IOM Tổ chức Di dân quốc tế

SXKD Sản xuất kinh doanh

THCS Trung học cơ sở

THPT Trung học phổ thông

Tp. HCM Thành phố Hồ Chí Minh

UBND Ủy ban nhân dân

VHLSS Điều tra mức sống hộ gia đình Việt Nam

WTO Tổ chức Thương mại Thế giới

Luận văn Kinh tế học GVHD: TS. Lê Thị Thanh Loan

HV thực hiện: Nguyễn Như Tiên Trang 1

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU

Chương 1 sẽ giới thiệu vấn đề nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi

nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu. Tiếp theo đó sẽ trình bày phương pháp

nghiên cứu và ý nghĩa thực tiễn của đề tài nghiên cứu, sự khác biệt so các nghiên cứu

trước và kết cấu luận văn cũng được trình bày ở phần cuối của chương này.

1.1 Lý do nghiên cứu

Di cư đã trở thành vấn đề toàn cầu, tác động mạnh mẽ đến sự phát triển kinh

tế xã hội ở nhiều quốc gia. Ở Việt Nam trong 20 năm qua, kinh tế xã hội phát triển

là chất xúc tác cho dòng người di cư trong nước gia tăng. Người dân được tự do di

chuyển khỏi nơi ở của mình với hy vọng có thể tìm được việc làm tốt hơn, tiếp cận

dịch vụ xã hội tốt hơn, với thu nhập cao hơn… nhưng chính việc di cư tăng nhanh

quá mức, vượt quá tốc độ phát triển cơ sở hạ tầng dẫn đến xuất hiện các khu nhà ổ

chuột, gây nên tình trạng thất nghiệp, nạn ách tắc giao thông, vệ sinh môi trường

kém, thiếu trường học, thiếu dịch vụ y tế, gây thiếu hụt lao động nông nghiệp và các

hoạt động ở nông thôn... cho thấy việc di cư là vấn đề thật sự cần lưu ý, đặc biệt là

trong quá trình phát triển kinh tế thì mối quan hệ giữa di cư và phát triển ngày càng

được nhiều người quan tâm (Trương Thị Kim Chuyên và cộng sự, 1999).

Sự quan tâm về di cư vẫn bị xem như một vấn đề bức xúc cần giải quyết,

một cái giá phải trả cho sự phát triển chứ không phải là một động lực hay yếu tố

tích cực cho sự thúc đẩy phát triển kinh tế và tiến bộ xã hội trong thời kỳ phát triển

của đất nước. Tuy nhiên, nguyên nhân và bản chất của vấn đề di cư chưa được đặt

ra xem xét một cách thấu đáo trong việc hoạch định kế hoạch và chính sách phát

triển kinh tế xã hội, nhất là ở các địa phương vùng sâu, vùng xa.

Theo Tổng cục Thống kê (2009), cả nước hiện có khoảng 6,6 triệu người

(tương đương với khoảng 7,7% dân số) di cư. Cao nhất là vùng ĐBSCL, số người di

cư tăng tới gần 3,5 lần so với năm 2004. Trong đó, có khoảng từ 50-120 triệu người

di cư chưa được thống kê, điều này có nghĩa là những người di cư không đăng ký hộ

khẩu có thể lớn hơn nhiều lần số di cư có đăng ký (Marx và Fleischer, 2010). Đặc

Luận văn Kinh tế học GVHD: TS. Lê Thị Thanh Loan

HV thực hiện: Nguyễn Như Tiên Trang 2

biệt, số người di cư di chuyển tới các khu đô thị và khu công nghiệp ngày càng cao

và phát triển nhanh, có tới 68% những người di cư cho rằng, điều kiện làm việc ở

nơi đô thị tốt hơn và có thu nhập cao hơn ở nông thôn (Đinh Quang Hà, 2013) và

hơn 85% người di cư cho rằng, kinh tế vẫn là động lực chính tác động đến quyết

định di cư của họ (Nguyễn Đình Long và Nguyễn Thị Minh Phượng, 2013).

Trong những năm qua, UBND huyện Cái Bè đã quan tâm thực hiện nhiều

chương trình đa dạng hóa sản xuất, mở rộng các khu công nghiệp, xây dựng các

làng nghề và thực hiện nhiều chương trình thu hút doanh nghiệp đầu tư, với mục

tiêu tạo công ăn việc làm và nâng cao thu nhập hộ gia đình nông thôn. Tuy nhiên, số

người lao động rời bỏ nông thôn tìm việc làm vẫn không có chiều hướng giảm. Đa

số người lao động nông thôn quyết định di cư với mong muốn cải thiện tình hình

bản thân, đồng thời cố gắng tìm kiếm thu nhập cao hơn để lo cho những người thân

còn lại ở quê nhà, có đến 88% người di cư có ý kiến việc di cư sẽ tác động tốt đối

với gia đình họ (Vũ Thị Hồng và cộng sự, 2014).

Nguyễn Thị Thanh Tâm và cộng sự (2010) chỉ ra rằng, sự phát triển kinh tế

ở thành thị luôn có mặt trái của nó, người lao động di cư từ nông thôn ra thành thị

sẽ có xu hướng lắp đầy bất kỳ vị trí nào còn xót lại của thị trường lao động. Người

lao động nông thôn không có trình độ và nghề nghiệp tương ứng nên sẽ có thu nhập

thấp, không những không giúp được cho người thân ở quê nhà mà chính họ sẽ góp

phần hình thành nên nhóm nghèo mới.

Là người sống và làm việc tại huyện Cái Bè, bản thân tôi luôn trăn trở mong

muốn tìm được câu trả lời cho câu hỏi: Việc di cư của người lao động nông thôn có

tác động đến thu nhập cho hộ gia đình không? Nếu có thì tác động mức độ nào? Các

nguồn hình thành thu nhập của hộ gia đình nông thôn huyện Cái Bè ngày nay là gì?

Với những lý do trên và với nhận thức của mình, đề tài này được mang tên: “Tác

động của di cư đối với thu nhập hộ gia đình nông thôn huyện Cái Bè, tỉnh Tiền

Giang”.

1.2 Vấn đề nghiên cứu

Có nhiều nghiên cứu về di cư đã được thực hiện, đưa ra nhiều nhận định

khác nhau về di cư. Năng suất lao động của khu vực nông thôn và nông nghiệp vẫn

Luận văn Kinh tế học GVHD: TS. Lê Thị Thanh Loan

HV thực hiện: Nguyễn Như Tiên Trang 3

ở mức thấp, dẫn đến di cư từ nông thôn đến khu vực đô thị (Trương Bá Thanh và

Đào Hữu Hòa, 2010). Sự sẵn có đầy đủ phương tiện sản xuất mới là yếu tố thúc đẩy

di cư đến các trung tâm đô thị (Beneberu và cộng sự, 2012). Mong muốn có việc

làm tốt hơn, thu nhập cao hơn tại các thành phố hay mong muốn đoàn tụ gia đình

tạo nên động lực “kéo” di cư (Liên hợp Quốc tại Việt nam, 2014). Trong khi đất đai

sản xuất ngày càng bị thu hẹp, khan hiếm tư liệu sản xuất và thừa lao động là các

yếu tố “đẩy”di cư đối với lao động khu vực nông nghiệp, nông thôn (Nguyễn Đình

Long và Nguyễn Thị Minh Phượng, 2013). Ủy ban Liên Chính phủ về biến đổi khí

hậu (IPCC) kết luận rằng, tác động của biến đổi khí hậu kết hợp với tốc độ tăng

nhanh dân số tại những vùng bị tác động bởi hiểm họa khí hậu thì khả năng xảy ra

di cư trong tương lai sẽ cao hơn, đặc biệt vùng ĐBSCL là một trong ba điểm nóng

“cực đoan” trên toàn cầu về di cư (Liên hợp Quốc tại Việt nam, 2014).

Nhiều nghiên cứu cho thấy, thu nhập của khu vực nông thôn thấp hơn khu

vực thành thị, nên người di cư so sánh các cơ hội nâng cao thu nhập giữa khu vực

nông thôn và thành thị, từ đó đưa ra quyết định di cư tìm việc làm (Harris và

Todaro, 1970; Nguyễn Hữu Minh và cộng sự, 2009). Tuy nhiên, Katz và Stark

(1986) lập luận rằng, quyết định di cư có thể xảy ra ngay cả khi thu nhập dự kiến ở

thành thị thấp hơn thu nhập nông thôn, mà theo Katz và Stark quyết định di cư do

khu vực nông thôn có tiềm năng sản xuất thấp, sự không hoàn hảo của thị trường

dẫn đến quyết định di cư để giảm bớt rủi ro cũng như tối đa hóa thu nhập hộ gia

đình. Mong muốn nâng cao trình độ nghề nghiệp, tiếp cận môi trường sống văn

minh, hiện đại về y tế, cơ sở hạ tầng, vui chơi giải trí… cũng tạo ra tâm lý thích di

cư (Nguyễn Đình Long và Nguyễn Thị Minh Phượng, 2013).

Một nghiên cứu được tiến hành bởi Lucas và Stark (1985) cũng chứng minh

rằng, người di cư có một thỏa thuận gửi tiền về gia đình của họ và họ thường gửi

tiền về nhiều hơn cho các hộ gia đình có nguy cơ mất thu nhập tạm thời. Tương tự

như vậy, Rosenzweig và Stark (1989) báo cáo rằng, ở nông thôn Ấn Độ và

Botswana thì tiền gửi cho các thành viên của hộ gia đình chủ yếu trong thời gian

trang trại địa phương hạn chế thu nhập.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!