Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài đến các nền kinh tế đang phát triển: Sự khác biệt từ đặc điểm kinh tế: Đề tài nghiên cứu khoa học / Vũ Thị Hải Minh, Phạm Thị Tuyết Trinh
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH
ĐỀ TÀI
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG
TÁC ĐỘNG CỦA ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI
ĐẾN CÁC NỀN KINH TẾ ĐANG PHÁT TRIỂN:
SỰ KHÁC BIỆT TỪ ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ
Mã số:
Chủ nhiệm đề tài: Ths. VŨ THỊ HẢI MINH
NĂM 2021
NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH
ĐỀ TÀI
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG
TÁC ĐỘNG CỦA ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI
ĐẾN CÁC NỀN KINH TẾ ĐANG PHÁT TRIỂN:
SỰ KHÁC BIỆT TỪ ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ
Mã số:
Chủ nhiệm đề tài: Ths. VŨ THỊ HẢI MINH
Thư ký: TS. PHẠM THỊ TUYẾT TRINH
NĂM 2021
MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG, HÌNH
CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU ................................................................. 1
1.1. Lý do nghiên cứu ....................................................................................................... 1
1.2. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu ................................................................................ 3
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................................. 3
1.4. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................... 4
1.5. Đóng góp của nghiên cứu .......................................................................................... 5
1.6. Hạn chế của nghiên cứu ............................................................................................ 5
1.7. Bố cục nghiên cứu ..................................................................................................... 6
CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VỀ ẢNH HƯỞNG CỦA FDI ĐẾN
TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÀ CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ....................... 7
2.1. Các khái niệm cơ bản ................................................................................................ 7
2.1.1. Tăng trưởng kinh tế ......................................................................................... 7
2.1.2. Đầu tư trực tiếp nước ngoài............................................................................. 9
2.1.3. Nước đang phát triển ..................................................................................... 10
2.2. Ảnh hưởng của FDI đến tăng trưởng kinh tế .......................................................... 11
2.3. Nhân tố hấp thụ ảnh hưởng của FDI đến tăng trưởng kinh tế ................................ 14
2.3.1. Mức FDI vào ròng ........................................................................................ 14
2.3.2. Phát triển tài chính ........................................................................................ 17
2.3.3. Độ mở nền kinh tế ........................................................................................ 21
CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................................................... 26
3.1. Mô hình nghiên cứu .................................................................................................. 26
3.2. Dữ liệu nghiên cứu .................................................................................................... 27
3.3. Phương pháp ước lượng ........................................................................................... 27
3.4. Kiểm định tính vững ................................................................................................. 29
CHƯƠNG 4. PHÂN TÍCH ẢNH HƯỞNG CỦA FDI ĐẾN TĂNG TRƯỞNG KINH
TẾ TRONG CÁC ĐIỀU KIỆN KHÁC NHAU VỀ ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ ............ 30
4.1. Phân tích thống kê mô tả tăng trưởng kinh tế và FDI ............................................. 30
4.2. Phân tích thống kê mô tả và tương quan các biến số trong mô hình nghiên cứu ... 32
4.3. Ảnh hưởng của FDI đến tăng trưởng kinh tế theo mức FDI ................................... 34
4.4. Ảnh hưởng của FDI đến tăng trưởng kinh tế theo mức phát triển tài chính ........... 36
4.5. Ảnh hưởng của FDI đến tăng trưởng kinh tế theo độ mở nền kinh tế .................... 40
4.6. Ảnh hưởng của các biến số khác ............................................................................. 43
4.7. Kết quả kiểm định tính vững ................................................................................... 44
CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH ............................................. 46
5.1. Kết luận của nghiên cứu .......................................................................................... 46
5.2. Hàm ý chính sách .................................................................................................... 47
Tài liệu tham khảo
Phụ lục
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Từ viết tắt Cụm từ tiếng Việt
CSTK Chính sách tài khóa
CSTT Chính sách tiền tệ
Từ viết tắt Cụm từ tiếng Anh Cụm từ tiếng Việt
FDI Foreign Direct Investment Đầu tư trực tiếp nước ngoài
TAR Threshold Autoregression Mô hình tự hồi quy ngưỡng
GDP Gross domestic product Tổng sản phẩm quốc nội
WTO World Trade Organization Tổ chức thương mại thế giới
IMF International Monetary Fund Quỹ tiền tệ quốc tế
UN United Nations Liên hiệp quốc
WB World Bank Ngân hàng thế giới
GNI Gross national income Tổng thu nhập quốc dân
MNC Multinational corporation Công ty đa quốc gia
GNP Gross National Product Tổng sản phẩm quốc gia
ARDL Autoregressive Distributed Lag Mô hình tự hồi quy phân phối trễ
UNDP United Nations Development
Programme
Chương trình phát triển Liên
hiệp quốc
GDPN Nominal GDP GDP danh nghĩa
DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH
Bảng 3.1. Cách tính toán các biến số .............................................................................. 26
Bảng 3.2. Các nước đang phát triển trong nghiên cứu .................................................... 27
Bảng 4.1. Thống kê mô tả các biến số ............................................................................. 33
Bảng 4.2. Kết quả ước lượng và kiểm định mô hình (3.2) .............................................. 34
Bảng 4.3. Kết quả ước lượng và kiểm định mô hình (3.3) .............................................. 37
Bảng 4.4. Kết quả ước lượng và kiểm định mô hình (3.4) .............................................. 40
Bảng 4.5. Kết quả ước lượng và kiểm định mô hình (3.2), (3.3), (3.4) với biến
phụ thuộc là GDP danh nghĩa .......................................................................................... 44
Hình 4.1. Tăng trưởng kinh tế các nước đang phát triển ................................................. 30
Hình 4.2. FDI tại các nước đang phát triển ..................................................................... 31
Hình 4.3. Tương quan diễn biến FDI và GDP ................................................................. 32
Hình 4.4. FDI tại các nước đang phát triển và mức ngưỡng ........................................... 36
Hình 4.5. Phát triển tài chính các nước đang phát triển so với mức ngưỡng .................. 38
Hình 4.6. Tương quan giữa FDI và GDP có phát triển tài chính thấp hơn mức ngưỡng 39
Hình 4.7. Độ mở nền kinh tế của các nước đang phát triển so với mức ngưỡng ............ 42
Hình 4.8. Tương quan FDI và GDP các nước có OPN dưới mức ngưỡng ..................... 42
1
CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU
1.1. Lý do nghiên cứu
Ảnh hưởng tích cực của dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đến
tăng trưởng kinh tế là vấn đề được quan tâm đặc biệt tại các nước đang phát triển.
FDI được chú ý không chỉ với vai trò của một nguồn vốn bổ sung mà còn bởi các
tác động tràn giúp cải thiện kiến thức công nghệ tại nước nhận đầu tư. Nhiều
nghiên cứu còn cho thấy tác động cải thiện kiến thức công nghệ kích thích tăng
trưởng kinh tế còn mạnh hơn so với vai trò bổ sung nguồn vốn cho tăng trưởng.
Các nghiên cứu thực nghiệm về ảnh hưởng của FDI đến tăng trưởng đã
được thực hiện rất đa dạng. Hầu hết các nghiên cứu đều cho rằng FDI có ảnh
hưởng tích cực đến tăng trưởng kinh tế tại nước nhận đầu tư (Reisen & Soto, 2010;
Basu & Guariglia, 2009; Olofsdotter, 1998). Ảnh hưởng của FDI đến tăng trưởng
kinh tế còn được cho thấy mạnh hơn tại các nước thu nhập thấp và thu nhập trên
mức trung bình (Bruno & Campos, 2013). Kết quả này cũng phần nào được ủng
hộ bởi một số nghiên cứu cho thấy ảnh hưởng không tích cực của FDI đến tăng
trưởng kinh tế, thường là tại các nước phát triển (chẳng hạn Mencinger, 2003;
Carkovic & Levine, 2002; Johnson, 2006; Herzer, 2012).
Mặt khác, nghiên cứu về mối quan hệ giữa FDI và tăng trưởng còn tập trung
làm sáng tỏ sự khác nhau của mối quan hệ này tại các nền kinh tế khác nhau. Điều
này phản ánh rằng đặc điểm của nước nhận đầu tư đã làm thay đổi cách thức ảnh
hưởng của FDI đến tăng trưởng kinh tế (Alfaro, Chanda, Kalemli-Ozcan & Sayek,
2004; Li & Liu, 2005; Batten & Vo, 2009). Borenzstein, De Gregorio và Lee
(1998) chỉ ra rằng những nền kinh tế “có năng lực hấp thụ” có thể nhận được
những lợi ích khuếch tán công nghệ từ FDI một cách đầy đủ hơn. “Năng lực hấp
thụ” được đề cập là lực lượng lao động được đào tạo phù hợp. Vai trò của vốn con
người hay nguồn nhân lực đối với ảnh hưởng tích cực của FDI đến tăng trưởng
tiếp tục được khẳng định trong nghiên cứu của Li & Liu (2005), Hermes &
Lensink (2003), Batten & Vo (2009).