Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Tác động của cơ sở kĩ thuật phục vụ du lịch đến hoạt động du lịch ở thành phố đà nẵng.
PREMIUM
Số trang
92
Kích thước
973.0 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1467

Tác động của cơ sở kĩ thuật phục vụ du lịch đến hoạt động du lịch ở thành phố đà nẵng.

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

1

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

KHOA SỬ

----------

PHẠM THỊ NGÂN

Tác động của cơ sở kĩ thuật phục vụ du lịch đến

hoạt động du lịch ở thành phố Đà Nẵng

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

2

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Du lịch hiện đang là một ngành kinh tế mũi nhọn, đem lại nhiều lợi ích cho mỗi

quốc gia. Chúng ta đã và đang phấn đấu xây dựng Việt Nam trở thành điểm đến hấp dẫn

của thế giới. Làm cho du lịch thật sự trở thành “chiếc đòn bẩy” để đất nước thẳng tiến vào

kỉ nguyên của công nghiệp hóa, toàn cầu hóa.

Để làm được điều đó thì song song với quá trình khai thác hợp lý tài nguyên du

lịch, đào tạo đội ngũ nhân lực chất lượng cao thì việc đầu tư cơ sở vật chất kĩ thuật du lịch

là một vấn đề vô cùng quan trọng và không thể thiếu. Có thể nói, cơ sở vật chất kĩ thuật

du lịch là điều kiện vật chất để phát triển ngành du lịch, và trong một chừng mực nào đó,

nó quyết định chất lượng phục vụ của điểm đến. Như vậy, có thể thấy rõ, cơ sở vật chất kĩ

thuật du lịch có vai trò to lớn đến sự phát triển du lịch.

Đất nước Việt Nam trải dài theo hình chữ “S”, và Đà Nẵng nằm trong “khúc ruột”

của dải đất ấy. Tọa lạc tại vùng đất miền Trung thân thương, giàu đẹp, Đà Nẵng mang

trong mình nhiều lợi thế phát triển du lịch. Để khai thác hiệu quả thế mạnh đó, trong thời

gian qua và cả hiện nay, chính quyền Đà Nẵng đã “trang bị” cơ sở vật chất kĩ thuật cho

ngành du lịch và do vậy du lịch nơi đây đã có những bước phát triển mạnh mẽ. Kết quả

mang lại cho du lịch Đà Nẵng từ trước đến nay đã cho thấy cơ sở vật chất kĩ thuật du lịch

có tác động rất lớn đến sự phát triển du lịch nơi đây. Và đó là lý do mà chúng tôi chọn đề

tài “Tác động của cơ sở kĩ thuật phục vụ du lịch đến hoạt động du lịch ở thành phố Đà

Nẵng” làm khóa luận tốt nghiệp của mình.

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Nói đến du lịch là nói đến sự hấp dẫn của tài nguyên, nguồn nhân lực… đặc biệt là

nói đến hệ thống cơ sở vật chất kĩ thuật phục vụ du lịch để sẵn sàng đón tiếp du khách. Đó

là nơi thỏa mãn những nhu cầu cơ bản, đặc trưng và bổ sung của du khách. Tuy vậy, các

công trình nghiên cứu về mảng đề tài này ở Việt Nam chưa thật sự rõ nét. Nhìn chung ở

mức độ khái quát, chung chung và ít về số lượng, chủ yếu là một phần trong các công

trình có đề cập đến.

Đầu tiên phải kể đến Giáo trình kinh tế du lịch của GS.TS Nguyễn Văn Đính,

PGS.TS Nguyễn Thị Minh Hòa đồng chủ biên tái bản năm 2009 của Nxb Đại học Kinh tế

Quốc dân. Giáo trình đã có một chương khái quát về cơ sở vật chất kĩ thuật du lịch Việt

Nam dưới dạng song hành cùng cơ sở vật chất kĩ thuật du lịch thế giới chứ chưa thật sự đi

3

sâu nghiên cứu về Việt Nam, cụ thể là tác giả đã đưa ra những khái niệm, nhận định, phân

loại, đánh giá… sau đó là đưa những ví dụ ở Việt Nam vào để làm sáng tỏ hoặc bổ sung

thêm. Tác giả đã cho chúng ta có một cái nhìn tổng quát về cơ sở vật chất kĩ thuật du lịch

ở mức độ lý luận.

Trong khi đó, Nguyễn Văn Lưu với quyển sách Thị trường du lịch do Nxb Đại học

Quốc gia Hà Nội phát hành năm 2009 đã đánh giá thực trạng của cơ sở vật chất kĩ thuật

du lịch được gói gọn trong một chương về thị trường du lịch Việt Nam. Vì là một trong

bốn nhân tố tạo nên cung du lịch, do vậy thực trạng của cơ sở vật chất kĩ thuật du lịch

cũng được đánh giá trong phạm vi của cung du lịch. Đó là sự thống kê, đánh giá về số

lượng, chất lượng, quy mô cơ sở vật chất kĩ thuật du lịch trong khả năng đáp ứng nhu cầu

của du khách. Như vậy, nhìn chung bức tranh về thực trạng cơ sở vật chất kĩ thuật du lịch

đã được vẽ ra khá chi tiết.

Thêm vào đó, cơ sở vật chất kĩ thuật du lịch đã được nghiên cứu ở phạm vi địa

phương qua tiểu luận của Khoa Quản trị du lịch, trường Đại học dân lập Phương Đông với

tên đề tài là: Thực trạng cơ sở vật chất kĩ thuật phục vụ du lịch Phong Nha, Quảng Bình.

Đề tài đã nêu rõ được thực trạng của cơ sở vật chất kĩ thuật phục vụ du lịch nơi đây và đã

đưa ra được những định hướng, giải pháp để nâng cao hiệu quả sử dụng, khai thác.

Đà Nẵng được biết đến là một thành phố trẻ, với sự vươn lên vượt bậc trong thời

gian gần đây. Thành phố đã có sự phát triển về nhiều mặt, đặc biệt là về du lịch. Nơi đây

đã biết khai thác thế mạnh của mình để trở thành “điểm sáng” về du lịch của miền Trung.

Đà Nẵng là cửa ngõ, là điểm kết nối các di sản miền Trung với bốn di sản văn hóa của

nhân loại là Quần thể di tích cố đô Huế, Phong Nha – Kẻ Bàng, phố cổ Hội An, thánh địa

Mỹ Sơn. Thành phố “đầu biển cuối sông” này trở thành trạm dừng chân lý tưởng cho

những chặng hành trình trên “con đường” này. Không chỉ có vậy, Đà Nẵng còn được

thiên nhiên ưu đãi cho những cảnh sắc tuyệt đẹp mang dấu ấn của riêng mình như “Nam

thiên danh thắng” Ngũ Hành Sơn, bán đảo Sơn Trà tựa hình cây nấm vươn ra biển, bãi

biển quyến rũ Mỹ Khê… Song hành với đó, con người nơi đây cũng tạo ra những “tuyệt

tác” về du lịch, trở thành điểm nhấn cho hình ảnh của mình, trong đó phải kể đến “Thiên

đường nghỉ dưỡng” Bà Nà với cáp treo lập hai kỉ lục thế giới.

Du lịch Đà Nẵng đã và đang phát triển với tư cách là điểm đến hấp dẫn của du

khách trong nước và quốc tế, và không thể không nhắc đến vai trò quan trọng của cơ sở

vật chất kĩ thuật du lịch. Để nói đến sự phát triển rầm rộ của việc đầu tư du lịch vào Đà

4

Nẵng, Th.s Bùi Thanh Luân, Đại học kinh tế Đà Nẵng đã có một bài viết trên tạp chí của

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Đà Nẵng số 12 ra tháng 9 năm 2011 với tựa đề: “Vận

dụng Marketing địa phương trong thu hút đầu tư phát triển du lịch Đà Nẵng”. Bài viết đã

làm rõ được thực trạng phát triển của du lịch Đà Nẵng cũng như sự phát triển của cơ sở

vật chất kĩ thuật du lịch ở bộ phận cơ sở lưu trú với việc số vốn và số lượng đầu tư trong

giai đoạn 2006 - 2010, chủ yếu là ở lĩnh vực khách sạn và nhà hàng. Qua đó nêu ra những

tác động tích cực đến du lịch, kinh tế, xã hội và đề xuất giải pháp để thu hút mạnh mẽ hơn

nữa đầu tư vào du lịch. Như vậy, nhìn chung cơ sở vật chất kĩ thuật du lịch ở Đà Nẵng đã

được chú ý ở mặt cơ sở lưu trú, chưa có cái nhìn tổng quát về hệ thống cơ sở vật chất kĩ

thuật du lịch nơi đây.

Nói tóm lại, cơ sở vật chất kĩ thuật đã được khai thác dưới nhiều góc độ khác nhau,

nhưng chưa thật sự cụ thể và đầy đủ.

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

Nghiên cứu đề tài “Tác động của cơ sở kĩ thuật phục vụ du lịch đến hoạt động du

lịch ở thành phố Đà Nẵng” nhằm mục đích phân tích một cách cụ thể tác động của cơ sở

vật chất kĩ thuật du lịch đến hoạt động du lịch ở thành phố Đà Nẵng. Thông qua quá trình

nghiên cứu về thực trạng phát triển du lịch tại Đà Nẵng, đề tài đưa ra định hướng và giải

pháp nhằm tăng cường và nâng cao hiệu quả sử dụng, khai thác cơ sở vật chất phục vụ du

lịch nơi đây. Để khẳng định vai trò của cơ sở vật chất kĩ thuật phục vụ du lịch đối với hoạt

động du lịch của thành phố Đà Nẵng.

Để đạt được những mục đích đó, thì các nhiệm vụ cần thực hiện tốt là:

- Đánh giá thực trạng của cơ sở vật chất kĩ thuật phục vụ du lịch ở Đà Nẵng.

- Phân tích tình hình phát triển của du lịch nơi đây và chủ động đề xuất các biện

pháp để thúc đẩy du lịch ngày càng phát triển tương xứng với sự đầu tư ngày càng tăng về

du lịch của thành phố trong tương lai.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng chính đề tài hướng đến là cơ sở vật chất kĩ thuật phục vụ du lịch và tác

động của cơ sở vật chất kĩ thuật phục vụ du lịch đến hoạt động du lịch của Đà Nẵng.

4.2. Phạm vi nghiên cứu

4.2.1. Phạm vi nội dung nghiên cứu

5

Do điều kiện thời gian và kiến thức còn nhiều hạn chế, chúng tôi chỉ xin đi sâu tìm

hiểu cụ thể các vấn đề sau:

- Đề tài đi sâu vào nghiên cứu tác động của cơ sở vật chất kĩ thuật du lịch đến hoạt động

du lịch của thành phố Đà Nẵng.

- Dựa vào các nội dung thực tế đã nghiên cứu, đề tài đưa ra định hướng và giải pháp cụ

thể để tăng cường và nâng cao hiệu quả sử dụng, khai thác cơ sở vật chất kĩ thuật du lịch

nhằm đẩy mạnh phát triển du lịch của thành phố Đà Nẵng.

4.2.2. Phạm vi không gian nghiên cứu

Đề tài tập trung nghiên cứu tác động của cơ sở vật chất kĩ thuật du lịch đến hoạt

động du lịch của thành phố Đà Nẵng.

4.2.3. Phạm vi thời gian nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu tác động của cơ sở vật chất kĩ thuật du lịch đến hoạt động du lịch

của thành phố Đà Nẵng từ khi phát triển du lịch đến nay và tập trung chủ yếu trong vài

năm gần đây.

5. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu

5.1. Nguồn tư liệu

Trong quá trình nghiên cứu đề tài này, chúng tôi khai thác nguồn tư liệu từ nhiều

nguồn khác nhau. Trên cơ sở tài liệu đã tham khảo, chúng tôi chia thành các nguồn tư liệu

sau: tư liệu thành văn, tư liệu thực địa, tư liệu mạng.

5.2. Phương pháp nghiên cứu

Tiến hành nghiên cứu đề tài này, chúng tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu

chủ yếu là: phương pháp thu thập, tổng hợp, phân tích tư liệu; phương pháp thực địa;

phương pháp so sánh đối chiếu.

6. Đóng góp của đề tài

Đề tài sau khi được nghiên cứu hoàn chỉnh trước hết sẽ góp phần khẳng định vai

trò quan trọng của cơ sở vật chất kĩ thuật du lịch đối với việc phát triển du lịch của thành

phố Đà Nẵng.

Ngoài ra đề tài còn làm rõ được thực trạng của cơ sở vật chất kĩ thuật du lịch ở Đà

Nẵng, đóng góp vào kho tư liệu về du lịch của thành phố.

Mặc khác, đề tài cũng đưa ra giải pháp và định hướng nhằm nâng cao hơn nữa vai

trò đặc biệt quan trọng của cơ sở vật chất kĩ thuật du lịch để thúc đẩy du lịch Đà Nẵng thật

sự mạnh cả “tiềm” và “lực”.

6

7. Cấu trúc đề tài

Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, đề tài bao gồm phần

nội dung với 3 chương:

- Chương 1: Cơ sở lý luận chung

- Chương 2: Tác động của cơ sở vật chất kĩ thuật phục vụ du lịch đối với hoạt động

du lịch

- Chương 3: Giải pháp và định hướng nhằm tăng cường và nâng cao hiệu quả sử

dụng, khai thác cơ sở vật chất phục vụ du lịch tại Đà Nẵng

7

NỘI DUNG

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG

1.1. Các điều kiện phát triển du lịch

1.1.1. Một số khái niệm cơ bản về du lịch

Tài nguyên du lịch: là cảnh quan thiên nhiên, yếu tố tự nhiên, di tích lịch sử - văn

hoá, công trình lao động sáng tạo của con người và các giá trị nhân văn khác có thể được

sử dụng nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch, là yếu tố cơ bản để hình thành các khu du lịch,

điểm du lịch, tuyến du lịch, đô thị du lịch.

Chất lượng dịch vụ du lịch: là mức phù hợp của dịch vụ của các nhà cung ứng du

lịch thỏa mãn các yêu cầu của khách du lịch thuộc thị trường mục tiêu.

Sản phẩm du lich: là sự kết hợp những dịch vụ, phương tiện vật chất trên cơ sở

khai thác các tiềm năng du lịch nhằm cung cấp cho du khách một khoảng thời gian thú vị,

một kinh nghiệm du lịch trọn vẹn và sự hài lòng.

Loại hình du lịch: được hiểu là một tập hợp các sản phẩm du lịch có những đặc

điểm giống nhau, hoặc vì chúng thỏa mãn những nhu cầu, động cơ du lịch tương tự, hoặc

được bán cho cùng một nhóm khách hàng, hoặc vì chúng có cùng một cách phân phối,

một cách tổ chức như nhau, hoặc được xếp chung theo một mức giá bán nào đó.

Cầu du lịch: là một bộ phận nhu cầu của xã hội có khả năng thanh toán về hàng

hóa, vật chất và dịch vụ du lịch đảm bảo sự đi lại, lưu trú tạm thời, giải trí của con người

ngoài nơi ở thường xuyên của họ, nhằm mục đích nghỉ ngơi, giải trí, tìm hiểu văn hóa,

chữa bệnh, tham gia vào các chương trình đặc biệt và các mục đích khác.

Cung du lịch: là một thành phần cơ bản của thị trừơng du lịch, bao gồm toàn bộ

hàng hóa du lịch (cả hàng hóa vật chất và dịch vụ du lịch) mà các chủ thể thị trường bên

bán có khả năng đưa ra thị trường và sẵn sàng bán trong một thời điểm xác định để đáp

ứng các nhu cầu du lịch nhằm mục đích sinh lợi.

Thị trường du lịch: là bộ phận của thị trường chung, một phạm trù của sản xuất và

lưu thông hàng hóa, dịch vụ du lịch, phản ánh toàn bộ quan hệ trao đổi giữa người mua và

người bán, giữa cung và cầu và toàn bộ các mối quan hệ, thông tin kinh tế, kĩ thuật gắn

với mối quan hệ đó trong lĩnh vực du lịch.

8

Doanh nghiệp du lịch là một đơn vị cung ứng trên thị trường du lịch, đồng thời là

một đơn vị tiêu thụ.

Nguồn nhân lực ngành du lịch bao gồm toàn bộ lực lượng lao động trực tiếp và

gián tiếp liên quan đến quá trình phục vụ khách du lịch. Do đó, khi đề cập đến khái niệm

nguồn nhân lực ngành du lịch thì không chỉ đề cập đến các lao động nghiệp vụ phục vụ

khách một cách trực tiếp mà còn cả các lao động ở cấp độ quản lý, lao động làm công tác

đào tạo và các lao động gián tiếp khác phục vụ khách du lịch.

Xúc tiến du lịch: là hoạt động tuyên truyền, quảng bá, vận động nhằm tìm kiếm,

thúc đẩy cơ hội phát triển du lịch.

1.1.2. Các điều kiện phát triển du lịch

1.1.2.1. Điều kiện chung

* Những điều kiện chung đối với sự phát triển của hoạt động đi du lịch

Thời gian rỗi của nhân dân

Muốn thực hiện được một cuộc hành trình du lịch đòi hỏi con người phải có thời

gian. Do vậy, thời gian rỗi của nhân dân là điều kiện tất yếu cần thiết phải có để con người

tham gia vào hoạt động du lịch. Số thời gian rỗi của nhân dân càng nhiều thì các tổ chức

du lịch có cơ hội để thu hút nhiều lượt khách từ đó tăng doanh thu và ngược lại. Do đó,

các cơ sở du lịch sẽ trở thành nguồn tiết kiệm thời gian rỗi và là tiền đề vật chất cho việc

kéo dài thời gian rỗi của nhân dân lao động. Các cơ sở ấy đóng vai trò trung tâm kích

thích việc sử dụng thời gian rỗi một cách hợp lý, để thỏa mãn nhu cầu thể chất và tinh

thần cho toàn dân.

Mức sống về vật chất và trình độ văn hóa chung của người dân cao

Mức sống vật chất cao: hoạt động du lịch chỉ được phát sinh khi con người có

điều kiện về kinh tế. Hay nói cách khác, thu nhập của nhân dân là chỉ tiêu quan trọng

và là điều kiện vật chất để họ có thể tham gia đi du lịch. Vì khi đi du lịch, khách thực

hiện các nhu cầu của mình như nhu cầu cơ bản (nhu cầu đi lại, ăn uống, lưu trú), nhu

cầu đặc trưng (nhu cầu nghỉ ngơi, giải trí, tham quan, thăm viếng, tìm hiểu…), nhu cầu

bổ sung (nhu cầu thẩm mỹ, làm đẹp, giặt là…). Và xu hướng của con người khi đi du

lịch là chi tiêu rộng rãi hơn.

9

Trình độ văn hóa chung của người dân cao: trình độ văn hóa chung của một

dân tộc được nâng cao thì động cơ đi du lịch của nhân dân ở đó tăng lên rõ rệt. Số

người đi du lịch tăng, lòng ham hiểu biết và mong muốn làm quen với các nước xa gần

cũng tăng và trong nhân dân, thói quen đi du lịch sẽ hình thành ngày càng rõ rệt. Mặt

khác, nếu trình độ văn hóa chung của một đất nước cao, thì đất nước đó khi phát triển

du lịch sẽ dễ đảm bảo phục vụ khách du lịch một cách văn minh và làm hài lòng khách

đi du lịch đến đó.

Giao thông vận tải phát triển

Từ xưa, giao thông vận tải là tiền đề phát triển du lịch. Ngày nay, giao thông

vận tải đã trở thành một trong những nhân tố chính cho sự phát triển của du lịch, đặc

biệt là du lịch quốc tế. Trong những năm gần đây, lĩnh vực giao thông, đặc biệt là giao

thông trong du lịch phát triển cả về số lượng lẫn chất lượng.

* Những điều kiện có ảnh hưởng nhiều hơn đến hoạt động kinh doanh du lịch

Tình hình và xu hướng phát triển kinh tế của đất nước

Tình hình và xu hướng phát triển kinh tế của đất nước quyết định đến khả năng

và xu hướng phát triển du lịch. Sức mạnh, tốc độ phát triển kinh tế cùng với sự phát

triển của các ngành kinh tế như công nghiệp nhẹ, nông nghiệp, công nghiệp chế biến

lương thực, thực phẩm sẽ có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển của ngành du

lịch.

Tình hình chính trị hòa bình, ổn định của đất nước và các điều kiện an toàn đối

với du khách

Tình hình chính trị, hòa bình ổn định của đất nước là tiền đề cho sự phát triển

về mọi lĩnh vực của đất nước. Nếu một đất nước hòa bình, ổn định thì sẽ thu hút được

nhiều khách du lịch. Ngược lại, nếu bất ổn thì sự phát triển của du lịch sẽ bị hạn chế.

Các điều kiện an toàn đối với du khách, bao gồm: tình hình an ninh, trật tự xã

hội, sự thù hằn dân tộc, các bệnh dịch nguy hiểm…

1.1.2.2. Các điều kiện đặc trưng

* Điều kiện về tài nguyên du lịch

Tài nguyên du lịch là một điều kiện quan trọng để phát triển du lịch của mỗi

cùng, mỗi quốc gia, bao gồm:

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!