Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Tác động của chương trình tín dụng hộ nghèo đến thoát nghèo tại huyện Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
1
CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU
Trong chương này nghiên cứu khá
i quá
t môt ṣ ố nôi dung đ ̣ ầu tiên của đề tà
i bao
gồm vấn đề nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu, muc tiêu nghiên c ̣ ứu, đối tượng và phạm
vi nghiên cứu, phương pháp và ý nghĩa nghiên cứu.
1.1. Vấn đề nghiên cứu
Việt Nam đã đạt được nhiều thành tích trong phát triển kinh tế và xóa đói giảm
nghèo trong những năm qua. Thưc hi ̣ ên Chương tr ̣ ình muc tiêu qu ̣ ốc gia Giảm nghèo
bền vững giai đoan 2012 ̣ – 2015, các tinh, th ̉ ành phố trên cả nước rất quan tâm đến
công tác giảm nghèo, giải quyết viêc l ̣ àm cho ngườ
i nghèo, nâng cao thu nhâp cho ̣
ngườ
i dân nhằm giúp cho ho ̣có công ăn viêc l ̣ àm ổn đinh v ̣ à
thoá
t nghèo bền vững.
Viêc giảm nghèo đã trở thành vấn đề trọng tâm ̣ ở các nước đang phát triển, tăng
trưởng đem lại lợi ích cho tất cả các thành viên trong xã hội, nhưng người nghèo bao
giờ cũng nhận được phần ít hơn trong thành quả tăng trưởng của nền kinh tế. Bệnh tật
và những bất công vẫn thường xuyên đe dọa sự sống của người nghèo. Do đó, trong
mọi xã hội, người nghèo lúc nào cũng cần được sự quan tâm nhiều hơn để tạo điều
kiện hỗ trợ họ có điều kiện vươn lên thoát nghèo và thoát nghèo một cách bền vững.
Nhiều chương trình, giải pháp được Đảng và Nhà nước đề ra nhằm giúp cho các hộ
nghèo có điều kiện vươn lên thoát nghèo và đã được các tỉnh thành trog cả nước tổ
chức thực hiện trong đó có tỉnh Tây Ninh và huyện Trảng Bàng nói riêng.
Trảng Bàng là một trong 9 huyện, thành phố của Tỉnh Tây Ninh, có tổng diện
tích tự nhiên là: 340,27 km2
, dân số đến 31/12/2015 là 159.287 người; có 41.429 hộ
gia đình; có đường biên giới giáp với Campuchia dài 14,7 km. Có đường Xuyên á
quốc lộ 22 và đường Hồ Chí Minh đi qua. Là cửa ngỏ để Thành Phố Hồ Chí Minh và
các tỉnh khác vào Thành phố Tây Ninh và qua Campuchia. Về đường thủy phía đông
có sông Sài Gòn đi qua, phía tây có sông Vàm Cỏ, cả 2 tuyến đường thủy này đều có
dự án kho cảng của khu Công nghiệp - Đô thị - Dịch vụ Phước Đông - Bời Lời và khu
Công nghiệp Thành Thành Công An Hòa được Chính phủ phê duyệt quy mô mỗi kho
cảng gần 200 ha.
Văn kiện Đại hội Đảng bộ huyện Trảng Bàng khoá XI (2015) đã khẳng định
qua 30 năm đổi mới Trảng Bàng từ một huyện thuần nông, có mức sống thấp đến nay
2
bộ mặt của huyện ngày càng thay đổi đáng kể so với trước đây các tuyến đường trục
chính qua huyện như: Quốc lộ 22 (đường xuyên Á), đường xuyên á tránh Thị Trấn
Trảng Bàng, đường Hồ Chí Minh, tỉnh lộ 782, tỉnh lộ 787, tỉnh lộ 786,…. đều được
đầu tư nâng cấp mở rộng và làm mới; quy hoạch và triển khai hệ thống cảng dọc theo
sông Vàm Cỏ Đông, sông Sài Sòn tạo thuận lợi cho việc giao thương, thúc đẩy phát
triển kinh tế của huyện. Tốc độ đô thị hóa ngày càng tăng, nhiều công trình kiến trúc
mộc lên tạo diện mạo mới cho Thị Trấn Trảng Bàng đáp ứng tiêu chí của đô thị loại IV
và bộ mặt nông thôn ngày càng phát triển có 6/11 xã được công nhận xã văn hóa trong
đó có 2 xã được công nhận đạt chuẩn xã nông thôn mới. Công tác đảm bảo an sinh xã
hội được quan tâm chu đáo, tỷ lệ hộ nghèo được kéo giảm qua từng năm, cụ thể theo
báo cáo của Ủy ban nhân dân huyện Trảng Bàng về công tác giảm nghèo (2010, 2011,
2012, 2013, 2014) như sau: năm 2010: hộ nghèo chuẩn TW : 1.451 hộ, hộ cận nghèo:
958 hộ; năm 2011: hộ nghèo chuẩn TW : 1.282 hộ, hộ cận nghèo: 1.010 hộ; năm 2012:
Hộ nghèo chuẩn TW : 862 hộ, hộ cận nghèo: 745 hộ; năm 2013: Hộ nghèo chuẩn
TW: 601 hộ, hộ cận nghèo: 563 hộ; năm 2014 Hộ nghèo chuẩn TW : 433 hộ, hộ cận
nghèo: 443 hộ.
Chính phủ Việt Nam (2002) đã ban hành chính sách tín dụng ưu đãi cho người
nghèo và ban hành nhiều chương trình, kế hoạch hỗ trợ khác cho người nghèo. Theo
báo cáo của Phòng giao dịch ngân hàng chính sách xã hội huyện Trảng Bàng (2013,
2015) thì Phòng giao dịch ngân hàng chính sách huyện Trảng Bàng được thành lập
năm 2003. Ngay khi thành lập và đi vào hoạt động, Phòng giao dịch NHCSXH huyện
Trảng Bàng đã phối hợp với các tổ chức đoàn thể cấp huyện, cấp xã tổ chức củng cố,
sắp xếp lại Tổ tiết kiệm & vay vốn từ NHNo&PTNT chuyển sang, ký các văn bản liên
tịch, hợp đồng uỷ thác, hợp đồng uỷ nhiệm thu lãi. Phòng giao dịch tổ chức tập huấn
hàng năm cho cán bộ hội các cấp, Ban giảm nghèo xã và trên 220 tổ trưởng tổ tiết
kiệm& vay vốn về quy trình nghiệp vụ cho vay, quyền lợi và trách nhiệm của các bên
trong việc tổ chức phối hợp thực hiện với NHCSXH để triển khai cho vay, kiểm tra
đôn đốc thu hồi vốn vay của các chương trình tín dụng; từ đó chất lượng tín dụng ngày
càng được nâng lên. Việc tổ chức xét cho vay được thực hiện công khai và đúng đối
tượng, giải ngân kịp thời đến hộ vay không để nguồn vồn bị tồn đọng. Dư nợ cho vay
hộ nghèo đến 31/12/2015 là 29.847 triệu đồng với 2.675 hộ.
3
Để có nhìn nhận khái quát kết quả thoát nghèo qua từng năm được hỗ trợ từ rất
nhiều chương trình, giải pháp cho việc giảm nghèo trong đó có chương trình tín dụng
cho hộ nghèo và để xác định xem chính sách tín dụng cho hộ nghèo có tác động nhiều
hay ít hoặc không có tác động đến việc thoát nghèo tại huyện Trảng Bàng. Do vậy, Tôi
chọn nghiên cứu vấn đề “Tác động của chương trình tín dụng hộ nghèo đến thoát
nghèo tại huyện Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh”, để lượng hoá mức độ tác động của
chương trình tín dụng hộ nghèo đối với việc thoát nghèo tại huyện Trảng Bàng, để có
cơ sở khoa học đóng góp vào quá trình tổ chức thực hiện công tác xóa đói giảm nghèo
tại địa phương.
1.2. Câu hỏi nghiên cứu
Luận văn tập trung trả lời 3 câu hỏi theo mục tiêu nghiên cứu đề ra, gồm:
Chương trình tín dụng hộ nghèo có giúp cho việc thoát nghèo của hộ gia đình
tại huyện Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh không ?
Tác động của chương trình tín dụng hộ nghèo đến thoát nghèo của hộ gia đình
tại huyện Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh như thế nào?
Các giải pháp gì để nâng cao chất lượng sử dụng vốn của chương tình tín dụng
hộ nghèo của hộ gia đình tại huyện Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh?
1.3. Mục tiêu nghiên cứu
Luận văn này tập trung nghiên cứu 02 vấn đề sau:
Đo lường tác động của chương trình tín dụng hộ nghèo đến thoát nghèo của hộ
gia đình tại huyện Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh.
Đề ra các giải pháp trong quản lý điều hành nguồn vốn hoặc trong tổ chức thực
hiện nhằm sử dụng vốn vay hiệu quả, tăng số hộ thoát nghèo từ chương trình tín dụng
hộ nghèo tại huyện Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh.
1.4. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu là 10 xã và 01 thị trấn của huyện Trảng Bàng, tỉnh Tây
Ninh, giai đoạn 2011-2015.
Đối tượng là hộ nghèo, cận nghèo có vay vốn từ chương trình nay điều tra lại
xem đã thoát nghèo được bao nhiêu.
4
Bảng 1.1 Các xã, thị trấn thuộc huyện Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh
1. Thị Trấn 7. Hưng Thuận
2. An Tịnh 8. Đôn Thuận
3. An Hòa 9. Phước Lưu
4. Gia Lộc 10. Bình Thạnh
5. Gia Bình 11. Phước Chỉ
6. Lộc Hưng
1.5. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp điều tra xã hội học: thực hiện phỏng vấn hộ dân cư nhằm tạo cơ
sở dữ liệu sơ cấp phục vụ việc xây dựng mô hình kinh tế lượng.
Phương pháp định lượng: Để phân tích các yếu tố tác động của chương trình tín
dụng hộ nghèo đến thoát nghèo, sử dụng phương pháp hồi quy để lượng hoá các yếu tố
ảnh hưởng, xem xét mức độ tác động của các yếu tố khác nhau tới việc thoát nghèo.
Phân tích hồi quy là sự phân tích quan hệ phụ thuộc của một biến số (được gọi
là biến số phụ thuộc) vào các biến số khác (được gọi là biến số độc lập). Trong nghiên
cứu về tác động của chương trình tín dụng hộ nghèo đến thu nhập và thoát nghèo của
hộ dân vùng nghiên cứu, nghiên cứu quan hệ phụ thuộc của thu nhập bình
quân/người/năm của hộ gia đình vào các biến đặc điểm hộ gia đình (quy mô hộ, giới
tính, trình độ văn hóa, tín dụng, v.v).
Phương pháp định tính và thống kê mô tả: mô tả thông tin thu thập từ hộ dân cư
và phân tích thông tin về kinh tế, xã hội, đời sống của người dân trên địa bàn để cung
cấp thêm cơ sở thực tiễn cho việc đề xuất giải pháp nâng cao tỷ lệ thoát nghèo thông
qua chương trình tín dụng hộ nghèo.
1.6. Ý nghĩa thực tiễn
Với kết quả nghiên cứu của đề tài tác động của chương trình tín dụng hộ nghèo
đến việc thoát nghèo sẽ là cơ sở khoa học thiết thực đóng góp vào quá trình tổ chức
thực hiện công tác giảm nghèo tại địa phương; là cơ sở chính quyền địa phương tham
khảo đề ra các giải pháp để tổ chức thực hiện chương trình tín dụng đạt hiệu quả cao
5
nhất; và để có những góp ý xây dựng chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước
phù hợp điều kiện thực tế của mình, nhằm kéo giảm hộ nghèo, cũng nhưng khắc phục
những thiếu sót trong quá trình sử dụng nguồn vốn vay của các hộ dân.
1.7. Kết cấu luận văn
Chương 1: Mở đầu: Nghiên cứu khá
i quá
t môt ṣ ố nôi dung đ ̣ ầu tiên của đề tà
i
bao gồm vấn đề nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu, muc tiêu nghiên c ̣ ứu, đối tượng và
phạm vi nghiên cứu, phương pháp và ý nghĩa nghiên cứu.
Chương 2: Cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu trước: Trình bày sơ lược cơ sở lý
thuyết về tình trang ngh ̣ èo, chương trình tín dụng hộ nghèo tác động đến thoát nghèo,
những nghiên cứu liên quan thoát nghèo từ chương trình tín dụng.
Chương 3: Phương pháp và mô hình nghiên cứu: Chương này giới thiệu về sơ
đồ nghiên cứu, cách thức chọn mẫu, cỡ mẫu, phương pháp thu thập số liệu, nghiên cứu
định tính và nghiên cứu định lượng, thiết kế mô hình, diễn giải các biến độc lập.
Chương 4: Phân tích kết quả nghiên cứu: Chương này phân tích kết quả nghiên
cứu, kiểm định các biến quan sát, kiểm định sự phù hợp của mô hình, kiểm định ý
nghĩa thống kê các biến và đặc biệt là phân tích hồi quy và kiểm định liên quan đến
mô hình nghiên cứu.
Chương 5: Kết luận và kiến nghị: Chương này nêu lên những kết luận tổng quát
của đề tài, đồng thời đưa ra những kiến nghị nhằm thực hiện có hiệu quả vốn vay từ tín
dụng hộ nghèo và quá trình tổ chức thực hiện chương trình tín dụng hộ nghèo tại địa
phương và nêu những hạn chế của đề tài.
6
CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC
Trong Chương này trình bày sơ lược cơ sở lý thuyết về tinh tr ̀ ang ngh ̣ èo, tác
động của chương trình tín dụng hộ nghèo đến thoát nghèo, những nghiên cứu trước có
liên quan đến đề tài
2. 1. Các khái niệm
2.1.1 Nghèo
Hầu hết các tiêu chí để xác định nghèo đều dùng mức thu nhập hay chi tiêu để
thỏa mãn những nhu cầu cơ bản nhất của con người như: ăn, ở, mặc, y tế, giáo dục,
văn hóa, đi lại và giao tiếp xã hội. Sự khác nhau thường là ở chỗ mức độ thỏa mãn cao
hay thấp phụ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế - xã hội cũng như phong tục tập
quán của từng vùng, từng quốc gia.
Tại hội nghị Thượng đỉnh thế giới và phát triển xã hội tổ chức tại Copenhagen,
Đan Mạch, năm 1995, trích bởi Nguyễn Trọng Hoài (2007), cho rằng: “Người nghèo
là tất cả những ai mà thu nhập thấp hơn dưới 1 đô la (USD) một ngày cho mỗi người,
số tiền được coi như đủ để mua những sản phẩm thiết yếu để tồn tại.”
Ở Việt Nam một khái niệm về nghèo đói thường được sử dụng là khái niệm
được đưa ra tại Hội nghị chống đói nghèo khu vực Châu á - Thái Bình Dương do
ESCAP tổ chức tại Băng Cốc, Thái Lan tháng 9/1993 và được các quốc gia trong khu
vực thống nhất, trích bởi Nguyễn Trọng Hoài (2007), cho rằng: “Nghèo đói là tình
trạng một bộ phận dân cư không có khả năng thỏa mãn những nhu cầu cơ bản của con
người mà những nhu cầu ấy phụ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế - xã hội, phong
tục tập quán của từng vùng và những phong tục ấy được xã hội thừa nhận”
Như vậy, tất cả những khái niệm về nghèo tuy đa dạng nhưng luôn chứa đựng
ba khía cạnh cơ bản và quan trọng: thứ nhất, người nghèo có mức sống thấp hơn mức
sống trung bình của cộng đồng dân cư. Thứ hai, người nghèo không được thụ hưởng
những nhu cầu cơ bản ở mức tối thiểu dành cho con người. Thứ ba, người nghèo thiếu
cơ hội lựa chọn tham gia vào quá trình phát triển của cộng đồng.
2.1.2. Giảm nghèo