Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Tác động của chương trình đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến thu nhập bình quân đầu người của nông hộ tại huyện Bến Cầu, tỉnh Tây Ninh
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
LÊ THỊ SUNG
TÁC ĐỘNG CỦA CHƯƠNG TRÌNH
ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN ĐẾN
THU NHẬP BÌNH QUÂN ĐẦU NGƯỜI CỦA NÔNG HỘ
TẠI HUYỆN BẾN CẦU, TỈNH TÂY NINH
Chuyên ngành: Kinh tế học
Mã số chuyên ngành: 60 31 01 01
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ HỌC
Người hướng dẫn khoa học:
TS. Lê Thị Thanh Loan
TP. Hồ Chí Minh, năm 2017
Trang i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan rằng luận văn này “Tác động của chương trình đào tạo nghề cho
lao động nông thôn đến thu nhập bình quân đầu người của nông hộ tại huyện Bến Cầu,
tỉnh Tây Ninh” là bài nghiên cứu của chính tôi.
Ngoại trừ những tài liệu tham khảo được trích dẫn trong luận văn này, tôi cam
đoan rằng toàn phần hay những phần nhỏ của luận văn này chưa từng được công bố
hoặc được sử dụng để nhận bằng cấp ở những nơi khác.
Không có sản phẩm/nghiên cứu nào của người khác được sử dụng trong luận
văn này mà không được trích dẫn theo đúng quy định.
Luận văn này chưa bao giờ được nộp để nhận bất kỳ bằng cấp nào tại các
trường đại học hoặc cơ sở đào tạo khác.
Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2017
Lê Thị Sung
Trang ii
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện luận văn này, lời đầu tiên tôi chân thành bày tỏ sự
biết ơn sâu sắc nhất đến TS. Lê Thị Thanh Loan về tất cả sự hướng dẫn hết sức tận
tình của cô, cô đã có những gợi ý quan trọng về nội dung cũng như phương pháp để
thực hiện luận văn này trong suốt thời gian từ khi thực hiện đề cương cho đến lúc hoàn
thành luận văn này.
Đồng thời qua quá trình học tập, tôi cũng xin cảm ơn các thầy, cô ở Trường Đại
học Mở Tp.Hồ Chí Minh đã giảng dạy cho tôi những kiến thức rất quí báu trong tất cả
các môn học để tôi có được những kiến thức quan trọng, giúp cho tôi rất nhiều trong
quá trình học tập, quá trình thực hiện luận văn và trong công việc cũng như trong cuộc
sống của bản thân mình.
Lời cuối cùng, tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến những ý kiến ủng hộ,
động viên từ gia đình và bạn bè đã ủng hộ giúp đỡ cho tôi có động lực để hoàn thành
luận văn này và hơn nữa là những cán bộ khảo sát, hộ gia đình, các chuyên gia đã giúp
đỡ tôi trong quá trình thực hiện luận văn này.
Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2017
Lê Thị Sung
Trang iii
TÓM TẮT
Bến Cầu là huyện nông thôn, vùng sâu biên giới, người dân đa số sống bằng
nghề nông nghiệp và làm thuê, nên mức thu nhập thấp. Đào tạo nghề cho lao động
nông thôn là một chủ trương đúng đắn, tạo cơ hội và điều kiện cho người dân nông
thôn nắm bắt khoa học, kỹ thuật để áp dụng vào sản xuất, hoặc có kiến thức, kỹ năng
để tìm được việc làm có thu nhập cao. Vì vậy, việc tìm hiểu đánh giá tác động của đào
tạo nghề cho lao động nông thôn đến thu nhập bình quân đầu người của nông hộ là
điều hết sức cần thiết và quan trọng để đưa ra những giải pháp, chính sách phù hợp
nhằm nâng cao hiệu quả công tác đào tạo nghề và nâng cao thu nhập cho nông hộ.
Luận văn nghiên cứu “Tác động của chương trình đào tạo nghề cho lao động
nông thôn đến thu nhập bình quân đầu người của nông hộ tại huyện Bến Cầu, tỉnh Tây
Ninh”, sử dụng phương pháp thống kê mô tả và mô hình hồi qui đa biến để xác định
tác động của đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến thu nhập nông hộ, dựa trên số
liệu điều tra 402 hộ thuộc 8 xã và 1 thị trấn của huyện Bến Cầu theo phương pháp
chọn mẫu thuận tiện. Kết quả của mô hình nghiên cứu cho thấy các nhân tố giải thích
được 58,8% sự thay đổi của thu nhập bình quân đầu người của nông hộ. Các nhân tố:
trình độ học vấn chủ hộ, tỷ lệ phụ thuộc, đất canh tác, vốn đầu tư vào sản xuất, tham
gia học nghề, sự đa dạng nghề, học nghề phi nông nghiệp, tham gia các tổ chức đoàn
thể, hỗ trợ vay vốn tín dụng, có tác động đến thu nhập bình quân đầu người của nông
hộ; tuổi của chủ hộ, không ảnh hưởng đến thu nhập bình quân đầu người của nông hộ.
Dựa trên những kết quả đạt được, đề tài này cũng nêu ra một số khuyến nghị,
giải pháp liên quan trong công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn và nâng cao
thu nhập hộ gia đình của người dân huyện Bến Cầu, góp phần phát triển kinh tế xã hội
địa phương.
Trang iv
MỤC LỤC
Trang
Lời cam đoan...................................................................................................................i
Lời cảm ơn......................................................................................................................ii
Tóm tắt.......................................................................................................................... iii
Mục lục ..........................................................................................................................iv
Danh mục hình và đồ thị...............................................................................................v
Danh mục bảng .............................................................................................................vi
Danh mục từ viết tắt....................................................................................................vii
Chương 1: GIỚI THIỆU...............................................................................................1
1.1. Vấn đề và lý do nghiên cứu......................................................................................1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu.................................................................................................3
1.3. Câu hỏi nghiên cứu...................................................................................................3
1.4. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu.............................................................................3
1.5. Phương pháp nghiên cứu ..........................................................................................4
1.6. Ý nghĩa thực tiễn đề tài.............................................................................................4
1.7. Kết cấu đề tài ...........................................................................................................4
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU ĐI TRƯỚC............6
2.1. Các khái niệm có liên quan ......................................................................................6
2.1.1. Khái niệm nông thôn ....................................................................................6
2.1.2. Khái niệm lao động nông thôn......................................................................6
2.1.3. Khái niệm đào tạo nghề cho lao động nông thôn .........................................8
2.1.4. Khái niệm hộ nông dân...............................................................................10
2.1.5. Khái niệm thu nhập nông hộ.......................................................................10
2.1.6. Chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn ......................................11
2.2. Cơ sở lý thuyết .......................................................................................................12
2.2.1. Tổng quan về đào tạo nghề cho lao động nông thôn................................12
2.2.2. Lý thuyết về sinh kế..................................................................................16
2.2.3. Lý thuyết về vốn nhân lực ........................................................................18
2.2.4. Lý thuyết về thu nhập. ..............................................................................20
2.3. Các nghiên cứu trước có liên quan .........................................................................20
2.3.1. Nghiên cứu nước ngoài...............................................................................20
2.3.2. Nghiên cứu trong nước ...............................................................................21
2.4. Mô hình nghiên cứu đề nghị...................................................................................26
2.5. Điểm khác biệt của đề tài nghiên cứu so các nghiên cứu trước .............................26
Tóm tắt chương 2...........................................................................................................27
Chương 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...........................................................28
3.1. Tổng quan về địa bàn nghiên cứu...........................................................................28
3.1.1. Khái quát đặc điểm tình hình kinh tế-xã hội huyện Bến Cầu.................... 28
3.1.2. Kết quả thực hiện Chương trình Đào tạo nghề cho lao động nông thôn giai
đoạn 2011-2015 và năm 2016 của huyện Bến Cầu ...................................................... 34
3.2. Quy trình nghiên cứu..............................................................................................37
3.3. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................38
3.4. Mô hình nghiên cứu................................................................................................39
3.5. Đo lường các biến trong mô hình và giả thuyết nghiên cứu ..................................42
3.5.1. Đo lường các biến trong mô hình ..............................................................42
3.5.2. Các giả thuyết nghiên cứu .........................................................................44
3.6. Mẫu nghiên cứu và dữ liệu nghiên cứu ..................................................................47
3.6.1 Mẫu nghiên cứu ...........................................................................................47
3.6.2 Nguồn dữ liệu nghiên cứu ...........................................................................48
3.6.3. Phương pháp phân tích dữ liệu ...................................................................48
Tóm tắt chương 3...........................................................................................................49
CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ..........................................51
4.1. Phân tích kết quả nghiên cứu..................................................................................51
4.1.1. Thống kê mô tả các biến trong mô hình .................................................... 51
4.1.2. Kết quả hồi quy mô hình nghiên cứu......................................................... 60
4.1.3. Các kiểm định ............................................................................................ 62
4.1.4. Phân tích kết quả hồi quy........................................................................... 64
Tóm tắt Chương 4......................................................................................................... 68
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.............................................................69
5.1. Kết luận.................................................................................................................. 69
5.2. Kiến nghị ............................................................................................................... 70
5.2.1. Kiến nghị liên quan đến hộ gia đình................................................................... 70
5.2.2. Kiến nghị liên quan đến chính quyền, đoàn thể ................................................. 71
5.3. Hạn chế nghiên cứu ............................................................................................... 73
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................74
PHỤ LỤC ....................................................................................................................77
Phụ lục 1. Phiếu khảo sát ý kiến chuyên gia .................................................................77
Phụ lục 2. Phiếu điều tra khảo sát..................................................................................78
Phụ lục 3. Thống kê mô tả.............................................................................................80
Phụ lục 4. Kết quả phân tích tương quan giữa các thành phần .................................... 83
Phụ lục 5. Phân tích hồi quy bội và kiểm định vi phạm giả thuyết.............................. 84
Trang v
DANH MỤC HÌNH VÀ ĐỒ THỊ
Trang
Hình 3.1: Bảng đồ huyện Bến Cầu................................................................................28
Hình 3.2: Mô hình nghiên cứu.......................................................................................41
Hình 4.1: Tỉ lệ đa dạng nghề .........................................................................................56
Hình 4.2: Tỉ lệ học nghề phi nông nghiệp .....................................................................57
Hình 4.3: Tỉ lệ hộ tham gia đoàn thể .............................................................................58
Hình 4.4: Tỉ lệ hộ vay vốn tín dụng...............................................................................59
Hình 4.5: Đồ thị tần suất phần dư..................................................................................64
Trang vi
DANH MỤC BẢNG
Trang
Bảng 2.1: Tổng hợp các nghiên cứu trước có liên quan................................................24
Bảng 3.1 Diện tích, dân số và mật độ dân số năm 2016 ...............................................30
Bảng 3.2 Dân số huyện Bến Cầu qua các năm 2011 - 2016 .........................................30
Bảng 3.3 Kết quả thực hiện các chỉ tiêu về phát triển kinh tế và chuyển dịch cơ cấu sản
xuất ................................................................................................................................32
Bảng 3.4: Một số chỉ tiêu chủ yếu của huyện Bến Cầu so với tỉnh Tây Ninh ..............33
Bảng 3.5: Quy trình nghiên cứu ....................................................................................38
Bảng 3.6: Mô tả biến và kỳ vọng dấu............................................................................42
Bảng 3.7: Mẫu điều tra cho từng xã, thị trấn.................................................................48
Bảng 4.1 Thống kê mô tả ..............................................................................................51
Bảng 4.2 Quan hệ giữa trình độ học vấn và thu nhập bình quân ..................................52
Bảng 4.3 Quan hệ giữa tỷ lệ phụ thuộc và thu nhập bình quân.....................................53
Bảng 4.4 Quan hệ giữa diện tích đất canh tác và thu nhập bình quân ..........................53
Bảng 4.5 Quan hệ giữa vốn đầu tư sản xuất và thu nhập bình quân ............................54
Bảng 4.6 Quan hệ giũa tuổi chủ hộ và thu nhập bình quân...........................................54
Bảng 4.7 Quan hệ giữa học nghề, đa dạng nghề và thu nhập bình quân.......................55
Bảng 4.8 Quan hệ giữa đa dạng nghề, nghề phi NNo và thu nhập bình quân .............56
Bảng 4.9 Quan hệ giữa học nghề phi NNo và thu nhập bình quân ...............................57
Bảng 4.10 Quan hệ giữa các hoạt động tham gia đoàn thể và thu nhập bình quân.......58
Bảng 4.11 Quan hệ giữa hỗ trợ vay vốn tín dụng và thu nhập bình quân.....................59
Bảng 4.12 Kết quả phân tích tương quan giữa các biến................................................60
Bảng 4.13 Kết quả phân tích hồi quy bội ......................................................................61
Bảng 4.14: Kết quả phân tích ANOVA cho hồi quy bội...............................................62
Bảng 4.15 Kết quả kiểm định độ phù hợp ....................................................................62
Bảng 4.16: Kết quả kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến ............................................63