Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Tác động của chính sách giá tới lựa chọn sản xuất của nông dân huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái.
PREMIUM
Số trang
116
Kích thước
2.8 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
737

Tác động của chính sách giá tới lựa chọn sản xuất của nông dân huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái.

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

Số hóa bởi trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH

CÙ PHÚC THÀNH

TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH GIÁ

TỚI LỰACHỌN SẢN XUẤT CỦA NÔNG DÂN

HUYỆN VĂN CHẤN TỈNH YÊN BÁI

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Thái Nguyên, năm 2011

Số hóa bởi trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH

CÙ PHÚC THÀNH

TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH GIÁ

TỚI LỰA CHỌN SẢN XUẤT CỦA NÔNG DÂN

HUYỆN VĂN CHẤN TỈNH YÊN BÁI

Chuyên ngành: Kinh tế nông nghiệp

Mã số: 60 – 31 – 10

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học:

1. TS. Bùi Đình Hoà

2. TS. Damien Jourdain

Thái Nguyên, năm 2011

Số hóa bởi trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

LỜI CAM ĐOAN

Đề tài này nằm trong khuôn khổ của một dự án hợp tác nghiên cứu. Công

việc điều tra khảo sát, xử lý dữ liệu và lập mô hình được tiến hành bởi một tập thể,

mỗi thành viên được quyền sử dụng kết quả chung. Ngoài ra, mỗi người tham gia

dự án có đề tài nghiên cứu riêng phải tự thực hiện. Tôi xin cam đoan danh dự rằng,

luận văn này chỉ sử dụng kết quả chung hợp pháp, phần còn lại đã được thực hiện

với tinh thần nghiêm túc, trung thực, khách quan, không sao chép bất kỳ ai, kể cả

các công trình có đồng tác giả mà không chú dẫn rõ. Nếu có bất cứ điều gì xảy ra

trái với lời cam đoan này tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.

Ngày 20 tháng 7 năm 2011

Tác giả

Cù Phúc Thành

Số hóa bởi trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

LỜI CẢM ƠN

Luận văn này không thể hoàn thành được nếu như không có sự dìu dắt chỉ

bảo hết lòng của các thầy trực tiếp hướng dẫn là Tiến sĩ Bùi Đình Hòa, Đại học

Nông Lâm Thái Nguyên và Tiến sĩ Damien Jourdain, Trung tâm Hợp tác Quốc tế

Nghiên cứu Nông nghiệp Phát triển Pháp (CIRAD). Tôi xin trân trọng cảm ơn các

nhà khoa học bậc thầy đó. Tôi cũng xin chân thành cảm ơn Tiến sĩ Đỗ Anh Tài,

người đã dẫn dắt tôi tham gia vào dự án nghiên cứu này của chương trình SAM và

Tiến sĩ Nguyễn Thị Gấm, người đã rất tận tình chỉ bảo và động viên khích lệ tôi

trong quá trình thực hiện đề tài. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới tất cả các thầy cô

giáo của Đại học Kinh tế và Quản trị Kinh doanh Thái Nguyên vì sự truyền đạt kiến

thức của họ. Tôi cũng có lời cảm ơn chân thành tới các đồng nghiệp tại Viện

Nghiên cứu Khoa học Nông nghiệp Miền núi Phía Bắc vì sự phối hợp của họ trong

nghiên cứu cũng như sự giúp đỡ tận tình của họ trong những khía cạnh kỹ thuật

nông nghiệp có liên quan. Đặc biệt, tôi xin được cảm ơn Esther Boere, bạn đồng

nghiệp Hà Lan đã kề vai sát cánh bên tôi trong suốt 6 tháng trời của quá trình điều

tra khảo sát và xử lý dữ liệu.

Đề tài của tôi dù có cố gắng đến đâu cũng không thể nào tránh được những

điều hạn chế hoặc thiếu sót, rất mong các thầy cô giáo cũng như các bạn đồng

nghiệp và tất cả mọi người có quan tâm phê bình đóng góp ý kiến. Xin chân thành

cảm ơn.

Thái Nguyên, 20-7-2011

Cù Phúc Thành

Số hóa bởi trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

MỤC LỤC

Trang

MỞ ĐẦU 1

1. Tính cấp thiết của đề tài 1

2. Mục tiêu nghiên cứu 3

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3

4. Đóng góp của luận văn 4

5. Bố cục của luận văn 4

Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU

VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

5

1.1. Cơ sở khoa học của vấn đề nghiên cứu 5

1.1.1. Cơ sở lý luận 5

1.1.1. Cơ sở thực tiễn 8

1.2. Phương pháp nghiên cứu 10

1.2.1. Câu hỏi nghiên cứu 10

1.2.2. Phương pháp Mô hình Qui hoạch Tuyến tính 10

1.2.3. Phương pháp thu thập thông tin 13

1.2.4. Phương pháp tổng hợp, xử lý dữ liệu 13

1.2.5. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu 14

Chƣơng 2: MÔ HÌNH NÔNG TRẠI CỦA NÔNG DÂN VĂN CHẤN 15

2.1. Đặc điểm của địa bàn nghiên cứu 15

2.2. Phân nhóm hộ nông dân 21

2.3. Dữ liệu về các nhóm hộ nông dân 23

2.4. Mô hình nông hộ của nông dân Văn Chấn 25

Chƣơng 3: TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH GIÁ TỚI

LỰA CHỌN SẢN XUẤT CỦA NÔNG DÂN VĂN CHẤN

52

3.1. Phương hướng xác định chính sách giá 52

3.2. Các kịch bản mô phỏng 54

3.3. Kết quả mô phỏng 58

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 83

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 88

PHỤ LỤC 1: HÌNH THỨC GAMS CỦA MÔ HÌNH 91

PHỤ LỤC 2: BẢN CÂU HỎI 101

Số hóa bởi trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

Trang

Bảng 2.1: Các thời kỳ trong năm sản xuất của nông dân 18

Bảng 2.2: Nông lịch của các hệ thống canh tác của nông dân 19

Bảng 2.3: Lựa chọn sản xuất của nông dân theo kết quả khảo sát 25

Bảng 2.4: Các vùng sinh thái nông nghiệp của mô hình 26

Bảng 2.5: Tình hình đất đai của các nhóm hộ 26

Bảng 2.6: Các hệ thống canh tác của mô hình 27

Bảng 2.7: Tình hình nhân khẩu và lao động của các nhóm hộ 29

Bảng 2.8: Lao động sẵn có của các nhóm hộ trong mỗi thời kỳ 29

Bảng 2.9: Định mức yêu cầu lao động của các hệ thống canh tác 30

Bảng 2.10: Số dư sản phẩm đầu kỳ của thời kỳ đầu tiên 33

Bảng 2.11: Năng suất cây trồng trong các hệ thống canh tác qua các thời kỳ 34

Bảng 2.12: Định mức yêu cầu đầu vào cho 1 ha mỗi hệ thống canh tác 37

Bảng 2.13: Giá các yếu tố đầu vào của sản xuất 38

Bảng 2.14: Số dư tiền mặt đầu kỳ của thời kỳ đầu tiên 38

Bảng 2.15: Giá cổng trại trung bình của các sản phẩm 39

Bảng 2.16: Các tham số hiệu chỉnh của mô hình 42

Bảng 2.17: So sánh lựa chọn sản xuất theo kết quả khảo sát với kết quả chạy mô hình 43

Bảng 2.18: Tình hình thu nhập của các nhóm hộ 44

Bảng 3.1: Tình hình nhân khẩu và lao động trong thôn bản giả định 55

Bảng 3.2: Tình hình đất đai của nông dân trong thôn bản giả định 55

Bảng 3.3: Tình hình đất đai của thôn bản giả định sau khi chuyển đổi một phần đất

nương rẫy sang đất trồng rừng

58

Bảng 3.4: Trợ giá lạc 10% – Lựa chọn sản xuất và thu nhập của nông dân 59

Bảng 3.5: Trợ giá lạc 20% – Lựa chọn sản xuất và thu nhập của nông dân 61

Bảng 3.6: Trợ giá lạc 30% – Lựa chọn sản xuất và thu nhập của nông dân 62

Bảng 3.7: Trợ giá lạc 40% – Lựa chọn sản xuất và thu nhập của nông dân 63

Bảng 3.8: Trợ giá lạc 50% – Lựa chọn sản xuất và thu nhập của nông dân 64

Bảng 3.9: Chi phí chính sách và Diện tích chuyển đổi tích cực trong trợ giá lạc 66

Bảng 3.10: Trợ giá đậu tương 10% – Lựa chọn sản xuất và thu nhập của nông dân 68

Bảng 3.11: Trợ giá đậu tương 20% – Lựa chọn sản xuất và thu nhập của nông dân 69

Bảng 3.12 Trợ giá đậu tương 30% – Lựa chọn sản xuất và thu nhập của nông dân 70

Bảng 3.13: Trợ giá đậu tương 40% – Lựa chọn sản xuất và thu nhập của nông dân 71

Bảng 3.14: Trợ giá đậu tương 50% – Lựa chọn sản xuất và thu nhập của nông dân 72

Bảng 3.15: Chi phí chính sách và Diện tích chuyển đổi tích cực trong trợ giá đậu tương 74

Bảng 3.16: KB11 – Lựa chọn sản xuất và thu nhập của nông dân 75

Bảng 3.17: KB11 – Chi phí chính sách và Diện tích chuyển đổi tích cực 77

Bảng 3.18: KB12 – Lựa chọn sản xuất và thu nhập của nông dân 78

Bảng 3.19: KB12 – Chi phí chính sách và Diện tích chuyển đổi tích cực 81

1

Số hóa bởi trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

MỞ ĐẦU

1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI

Công cuộc đổi mới đã biến đổi nền nông nghiệp nước ta từ hình thức Hợp tác xã

sang hình thức Kinh tế Hộ nông dân gắn với thị trường và đã đem lại những tiến bộ

to lớn. Tuy nhiên, lợi ích của sự tiến bộ đó chủ yếu chỉ đến với hai vùng đồng bằng

châu thổ chính của đất nước. Đối với các khu vực nông thôn miền núi như các tỉnh

miền núi phía Bắc - thường là nơi các dân tộc thiểu số sinh sống - người nông dân

chưa được hưởng lợi nhiều và bị tụt hậu với một khoảng cách rất xa.

Sự tụt hậu ấy gây ra những tác động rất nghiệm trọng tới môi trường và tài

nguyên thiên nhiên cũng như tình hình kinh tế - xã hội: đất bị xói mòn, bạc màu

nghiêm trọng; rừng bị tàn phá; nguồn nước cạn kiệt… Đó là những điều gây tác hại

rất nghiêm trọng tới sự phát triển bền vững của đất nước, là những vấn đề bức xúc

mà toàn xã hội phải quan tâm giải quyết.

Để giải quyết tình trạng xâm hại môi trường và tài nguyên thiên nhiên nói

trên thì không thể nào không giải quyết vấn đề cải thiện sinh kế cho người dân miền

núi. Để thực hiện được điều đó, điều kiện tiên quyết là phải có những chính sách hỗ

trợ nông nghiệp nông thôn ở những vùng này nhằm mục tiêu xoá đói giảm nghèo và

bảo vệ môi trường. Nhưng trước khi ban hành một chính sách, nhà hoạch định

chính sách phải dựa trên cơ sở những chương trình nghiên cứu khoa học mang tính

chẩn đoán và kiến nghị cao, phải dự đoán và đánh giá được chính sách đó sẽ tác

động như thế nào đối với thực tiễn. Trên tinh thần đó, nhiều chương trình, dự án

nghiên cứu đã và đang được triển khai cho nông thôn miền núi phía Bắc, trong đó

SAM là một chương trình điển hình.

SAM (tên viết tắt theo tiếng Pháp của chương trình Hệ thống Nông nghiệp

Miền núi) là một chương trình quốc tế lớn, được hợp tác thực hiện bởi nhiều tổ chức

nghiên cứu có tiếng tăm trong và ngoài nước, gồm Viện Nghiên cứu Khoa học Nông

nghiệp Miền núi Phía bắc (NOMAFSI) - Việt Nam, Trung tâm Hợp tác Quốc tế

2

Số hóa bởi trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Nghiên cứu Nông nghiệp Phát triển (CIRAD) - Pháp, Viện Nghiên cứu lúa quốc tế,

Phillipines (IRRI), Viện Nghiên cứu Phát triển (IRD) - Pháp và Đại học Kinh tế và

Quản trị Kinh doanh Thái nguyên (TUEBA) - Việt nam. SAM đã được triển khai

thực hiện trên vùng lãnh thổ miền núi phía bắc Việt Nam suốt từ năm 1998 tới nay

và sẽ còn kéo dài trong những năm tới. Lĩnh vực nghiên cứu của SAM là các vấn đề

kỹ thuật nông nghiệp và các vấn đề môi trường tự nhiên, môi trường kinh tế xã hội

có liên quan nhằm:

i) nâng cao năng suất nông nghiệp của khu vực miền núi phía Bắc;

ii) quản lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên của khu vực này;

iii) cải thiện điều kiện sống của các dân tộc thiểu số vùng cao. [24, tr. 5]

Chương trình chọn hai địa bàn đặc trưng cho Miền núi phía Bắc Việt Nam, tương

ứng với hai giai đoạn nghiên cứu: Bắc Cạn đại diện cho Đông Bắc, được nghiên

cứu trong giai đoạn I và Yên Bái đại diện cho Tây Bắc, được nghiên cứu trong giai

đoạn II. Hiện tại, chương trình đang trong giai đoạn II tại huyện Văn Chấn, tỉnh

Yên Bái.

Là một học viên cao học của Trường Đại học Kinh tế và Quản trị Kinh

doanh Thái nguyên (TUEBA), một tổ chức thành viên của SAM, tôi vốn rất quan

tâm hứng thú với các nghiên cứu về kinh tế nông nghiệp miền núi. Được tìm hiểu

về mục tiêu của SAM, được sự hướng dẫn của các thầy cô giáo, tôi có nguyện vọng

tham gia vào dự án này và đã được chấp thuận. Theo sự phân công và giám sát của

Tiến sĩ Damien Jourdain (CIRAD), Tiến sĩ Đỗ Anh Tài và Tiến sĩ Nguyễn Thị Gấm

(TUEBA), được sự trực tiếp hướng dẫn của Tiến sĩ Bùi Đình Hoà (Đại học Nông

Lâm Thái Nguyên), đề tài của tôi nằm trong mảng nghiên cứu chẩn đoán và kiến

nghị về chính sách giá.

Từ những yêu cầu của thực tiễn về chính sách giá nông nghiệp cho khu vực

nông thôn miền núi phía Bắc Việt Nam; từ vai trò đại diện điển hình cho khu vực

miền núi Tây Bắc của huyện Văn Chấn; từ niềm quan tâm hứng thú của cá nhân về

lĩnh vực nghiên cứu có liên quan; theo sự phân công của SAM, tôi lựa chọn đề tài:

3

Số hóa bởi trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

“Tác động của chính sách giá tới lựa chọn sản xuất của nông dân huyện Văn Chấn,

tỉnh Yên Bái”.

2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

- Mục tiêu chung

Mục tiêu chung của đề tài là tìm kiếm giải pháp bền vững cho việc bảo tồn tài

nguyên thiên nhiên (đất đai, rừng, nguồn nước) và cải thiện sinh kế cho người dân

của khu vực miền núi phía Bắc.

- Mục tiêu cụ thể:

Mục tiêu cụ thể của đề tài là tìm kiếm những giải pháp bền vững về chính sách giá

nhằm làm giảm diện tích hoặc ít nhất làm giảm sự suy thoái đất trên vùng đất làm

nương rẫy của nông dân miền núi phía Bắc đồng thời cải thiện được sinh kế của họ.

“Sự suy thoái đất” ở đây hàm nghĩa là sự xói mòn và bạc màu của đất.

3. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

- Đối tƣợng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các hộ nông dân huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái

và các hoạt động sản xuất nông nghiệp của họ.

- Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi không gian

Phạm vi không gian của đề tài là khu vực nông nghiệp nông thôn huyện Văn

Chấn, tỉnh Yên Bái.

Phạm vi thời gian

Phạm vi thời gian của đề tài là năm sản xuất 2008 - 2009 của các hộ nông

dân huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái.

Phạm vi nội dung

Đề tài chỉ giới hạn trong phạm vi nghiên cứu dự đoán tác động của chính

sách trợ giá lạc và trợ giá đậu tương tới lựa chọn sản xuất của nông dân trong những

điều kiện sản xuất như hiện tại chứ không nghiên cứu trợ giá các yếu tố sản xuất

khác và không tính đến những thay đổi về điều kiện sản xuất trong dài hạn.

4

Số hóa bởi trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

4. ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN

- Mô hình hóa được thực trạng sản xuất kinh doanh của các hộ nông dân miền

núi huyện Văn Chấn trong bối cảnh hiện tại.

- Thăm dò, dự đoán xem khả năng có thể áp dụng được hay không các chính

sách giá định hướng bảo vệ môi trường, bảo tồn tài nguyên thiên nhiên và cải thiện

sinh kế của người dân, đặc biệt là của các nhóm hộ nghèo nhất.

5. BỐ CỤC CỦA LUẬN VĂN

Phần mở đầu: Phần này giới thiệu chung về đề tài, tính cấp thiết của đề tài,

mục tiêu nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu.

Chƣơng 1: Tổng quan về tài liệu nghiên cứu và phƣơng pháp nghiên

cứu: Chương này giới thiệu các khái niệm làm cơ sở cho việc nghiên cứu và

phương pháp nghiên cứu của đề tài.

Chƣơng 2: Mô hình nông trại của nông dân Văn Chấn: Chương này mô

tả những đặc điểm chung về địa bàn nghiên cứu, thực trạng sản xuất của nông dân

huyện Văn Chấn, giới thiệu nghiên cứu phân nhóm hộ được sử dụng trong đề tài,

mô tả công việc điều tra khảo sát thu thập dữ liệu và việc xây dựng mô hình nông

trại của nông dân Văn Chấn. Sau đó thông qua mô hình, mô tả, phân tích thực trạng

lựa chọn sản xuất và tình hình thu nhập của các nhóm hộ nông dân.

Chƣơng 3: Tác động của chính sách giá tới lựa chọn sản xuất của nông

dân Văn Chấn: Chương này trình bày việc sử dụng mô hình đã xây dựng để mô

phỏng tác động của các nhóm giải pháp về chính sách trợ giá lạc và trợ giá đậu

tương tới lựa chọn sản xuất của nông dân và phân tích, đánh giá xem những giải

pháp đó có tác dụng làm giảm diện tích canh tác hay giảm sự suy thoái đất trên

vùng đất làm nương rẫy của nông dân hay không.

Kết luận và kiến nghị: Phần này nêu ra kết luận chung của nghiên cứu và

đề xuất các kiến nghị đối với việc tiếp tục nghiên cứu và đối với việc hoạch định

chính sách.

Tài liệu tham khảo

Phụ lục

5

Số hóa bởi trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Chương 1

TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU

VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

1.1. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1.1. Cơ sở lý luận:

1.1.1.1. Khái niệm hộ nông nghiệp:

Trên thế giới có nhiều quan điểm về khái niệm hộ, mỗi quan điểm nhấn mạnh đến

một hay một số đặc trưng nào đó, như quan hệ huyết thống, quan hệ chung gia cư,

chung ngân quĩ, đặc trưng về sáng tạo ra sản phẩm vật chất và thu nhập, đặc trưng

về tái sản xuất nguồn lao động v.v…

Ở Việt Nam, hiện chưa có khái niệm chính thức nào về hộ, nhưng đa số các

học giả đều có quan điểm chung về những nét chính yếu nhất của hộ như sau: Hộ là

một nhóm người, thường là cùng huyết tộc và thường cùng sống chung dưới một

mái nhà, cùng tiến hành sản xuất chung, có chung một nguồn thu nhập, một ngân

quĩ và ăn chung [7]. Hộ không nhất thiết phải là gia đình nhưng gia đình là loại hình

hộ phổ biến nhất.

Về chức năng, hộ có chức năng kinh tế (sản xuất kinh doanh để đáp ứng nhu

cầu cho bản thân hộ và cho xã hội), chức năng tiêu dùng, chức năng tái sản xuất

nguồn nhân lực và chức năng giáo dục đào tạo [7]. Như vậy, hộ là một đơn vị kinh

tế độc lập tự chủ.

Hộ nông nghiệp là những hộ chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp.

Nông nghiệp ở đây cần được hiểu theo nghĩa rộng, bao gồm cả lâm, ngư nghiệp và

một số ngành nghề khác [7]. Hộ nông nghiệp gắn liền với nông thôn, với tư liệu sản

xuất chủ yếu là ruộng đất và thường sử dụng lao động của chính mình. Qui mô sản

xuất của hộ nhỏ và trình độ sản xuất nói chung là thấp, nhưng lại có điểm mạnh là

tính thích nghi và tính năng động rất cao, có thể thắng vượt các áp lực thị trường

bằng cách tự điều tiết. Tuy chức năng nổi bật nhất của hộ là chức năng kinh tế,

nhưng mục tiêu sản xuất của hộ không phải chỉ là lợi nhuận mà còn là các mục tiêu

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!