Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Tác động của cấu trúc vốn đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp trong ngành xi măng niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam: Luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng / Nguyễn Tiến Dũng ; Trần Trọng Huy người hướng dẫn khoa học
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP.HỒ CHÍ MINH
NGUYỄN TIẾN DŨNG
TÁC ĐỘNG CỦA CẤU TRÚC VỐN ĐẾN HIỆU
QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÁC
DOANH NGHIỆP TRONG NGÀNH XI MĂNG
NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG
KHOÁN VIỆT NAM
LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ
TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2019
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP.HỒ CHÍ MINH
NGUYỄN TIẾN DŨNG
TÁC ĐỘNG CỦA CẤU TRÚC VỐN ĐẾN HIỆU
QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÁC
DOANH NGHIỆP TRONG NGÀNH XI MĂNG
NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG
KHOÁN VIỆT NAM
LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ
Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng
Mã ngành: 8 34 02 01
Người hướng dẫn khoa học: TS. TRẦN TRỌNG HUY
TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2019
i
TÓM TẮT
Xác định và đánh giá mức độ tác động của cấu trúc vốn đến hiệu quả hoạt động
của doanh nghiệp là một chủ đề quan trọng, thu hút được sự quan tâm của các nhà
quản trị doanh nghiệp cũng như các nhà nghiên cứu khoa học.
Mục tiêu của tác giả trong nghiên cứu này là xem xét tác động của cấu trúc vốn
đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp trong ngành xi măng niêm
yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
Mô hình và giả thuyết nghiên cứu được xây dựng dựa trên cơ sở lý luận về cấu
trúc vốn, các yếu tố tác động đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
và một số nghiên cứu có liên quan. Nghiên cứu sử dụng số liệu của 18 doanh nghiệp
niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam. Các số liệu được truy xuất từ báo cáo tài
chính của các doanh nghiệp trong kỳ nghiên cứu từ 2010 – 2018. Tác giả sử dụng
phần mềm Stata để xử lý dữ liệu.
Kết quả nghiên cứu của tác giả cũng phù hợp với một số kết quả nghiên cứu có
liên quan. Dựa trên kết quả nghiên cứu, tác giả đã đề xuất một vài kiến nghị nhằm
nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp.
ii
LỜI CAM ĐOAN
Luận văn này chưa từng được trình nộp để lấy học vị thạc sỹ tại bất cứ một
trường đại học nào. Luận văn này là công trình nghiên cứu riêng của tác giả, kết quả
nghiên cứu là trung thực, trong đó không có các nội dung đã được công bố trước đây
hoặc các nội dung do người khác thực hiện ngoại trừ các trích dẫn được dẫn nguồn
đầy đủ trong luận văn.
Học viên
Nguyễn Tiến Dũng
iii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
STT Viết tắt Diễn giải
1 FEM Mô hình tác động cố định
2 GROW Tăng trưởng doanh nghiệp
3 HNX Sàn giao dịch chứng khoán Hà Nội
4 HOSE Sàn giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh
5 UPCOM Nơi giao dịch chứng khoán của công ty đại chúng
chưa được niêm yết
6 LDR Tỷ lệ nợ dài hạn trên tài sản theo sổ sách
7 LIQ Thanh khoản
8 Pool OLS Mô hình bình phương tối thiểu dạng gộp
9 REM Mô hình tác động ngẫu nhiên
10 ROA Tỷ suất sinh lợi trên tài sản
11 ROE Tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu
12 SDR Tỷ lệ nợ ngắn hạn trên tài sản theo sổ sách
13 SIZE Quy mô doanh nghiệp
14 TANG Tài sản hữu hình
15 TDR Tỷ lệ tổng nợ trên tài sản theo sổ sách
16 TTCK Thị trường chứng khoán
17 VIF Hệ số nhân tử phóng đại phương sai
18 VLXD Vật liệu xây dựng
iv
DANH MỤC BẢNG, HÌNH
Hình 2.1: Mệnh đề M&M số II khi không có thuế ...................................................25
Hình 2.2: Lý thuyết đánh đổi ....................................................................................28
Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu ................................................................................45
Bảng 3.1: Bảng mô tả các biến đo lường được sử dụng trong nghiên cứu...............51
Hình 3.2: Khung phân tích của đề tài........................................................................53
Bảng 4.1: Thống kê mô tả các biến trong mẫu nghiên cứu ......................................59
Bảng 4.2: Ma trận tương quan giữa các biến nghiên cứu .........................................71
Bảng 4.3: Kết quả hồi quy giữa biến TDR và hiệu quả hoạt động ...........................72
Bảng 4.4: Kết quả hồi quy giữa biến TDR và hiệu quả hoạt động với mô hình FEM
(tuỳ chọn Robust)......................................................................................................74
Bảng 4.5: Kết quả hồi quy giữa biến LDR và hiệu quả hoạt động ...........................76
Bảng 4.6: Kết quả hồi quy giữa biến LDR và hiệu quả hoạt động với mô hình FEM
(tuỳ chọn Robust)......................................................................................................78
Bảng 4.7: Kết quả hồi quy giữa biến SDR và hiệu quả hoạt động ...........................80
Bảng 4.8: Kết quả hồi quy giữa biến SDR và hiệu quả hoạt động với mô hình FEM
(tuỳ chọn Robust)......................................................................................................82
Bảng 4.9: Tổng hợp kết quả hồi quy giữa cấu trúc vốn và hiệu quả hoạt động .......84
Bảng 4.10: Tổng hợp kết quả hồi quy giữa các biến kiểm soát và hiệu quả hoạt
động...........................................................................................................................86
v
MỤC LỤC
TÓM TẮT.................................................................................................................. i
LỜI CAM ĐOAN..................................................................................................... ii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT.................................................................................. iii
DANH MỤC BẢNG, HÌNH ................................................................................... iv
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU......................................................................................1
1.1 Lý do chọn đề tài...............................................................................................1
1.2 Mục tiêu của đề tài............................................................................................2
1.2.1 Mục tiêu tổng quát......................................................................................2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể...........................................................................................2
1.3 Câu hỏi nghiên cứu ...........................................................................................3
1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.....................................................................3
1.4.1 Đối tượng nghiên cứu.................................................................................3
1.4.2 Phạm vi nghiên cứu....................................................................................3
1.5 Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................3
1.6 Nội dung nghiên cứu.........................................................................................4
1.7 Đóng góp của đề tài ..........................................................................................5
1.8 Kết cấu của đề tài..............................................................................................5
TÓM TẮT CHƯƠNG 1..............................................................................................6
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN.....7
2.1 Tổng quan về cấu trúc vốn của doanh nghiệp..................................................7
2.1.1 Khái niệm về cấu trúc vốn..........................................................................7
2.1.2 Vai trò của cấu trúc vốn .............................................................................8
2.1.3 Các chỉ tiêu phản ánh cấu trúc vốn ............................................................8
2.2 Tổng quan về hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp ..................10
2.2.1 Lý thuyết về hiệu quả hoạt động kinh doanh ...........................................10
2.2.1.1 Khái niệm hiệu quả hoạt động kinh doanh .......................................10
vi
2.2.1.2 Vai trò của hiệu quả kinh doanh đối với doanh nghiệp ....................12
2.2.2 Những nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh ..............13
2.2.2.1 Nhóm yếu tố khách quan ..................................................................13
2.2.2.2 Nhóm yếu tố chủ quan ......................................................................17
2.2.3 Các chỉ số đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp
..................................................................................................................19
2.3 Mối liên hệ giữa cấu trúc vốn và hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp........................................................................................................................22
2.3.1 Lý thuyết về cấu trúc vốn của Modigliani và Miller (M&M)..................23
2.3.2 Lý thuyết đánh đổi cấu trúc vốn...............................................................28
2.3.3 Lý thuyết thông tin bất cân xứng .............................................................29
2.3.4 Lý thuyết chi phí đại diện.........................................................................31
2.3.5 Lý thuyết xác định thời điểm thị trường ..................................................31
2.4 Lược thảo các công trình nghiên cứu liên quan .............................................32
2.4.1 Những nghiên cứu trên thế giới ...............................................................32
2.4.2 Những nghiên cứu trong nước .................................................................41
TÓM TẮT CHƯƠNG 2............................................................................................44
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................................................45
3.1 Quy trình nghiên cứu......................................................................................45
3.2 Giả thuyết nghiên cứu ....................................................................................45
3.2.1 Giả thuyết về đòn bẩy ..............................................................................46
3.2.2 Giả thuyết về nợ ngắn hạn........................................................................46
3.2.3 Giả thuyết về nợ dài hạn ..........................................................................46
3.3 Mô tả các biến nghiên cứu .............................................................................47
3.3.1 Biến phụ thuộc .........................................................................................47
3.3.2 Biến độc lập..............................................................................................48
3.3.3 Biến kiểm soát..........................................................................................48
3.4 Mô hình nghiên cứu đề xuất...........................................................................49
vii
3.5 Phương pháp nghiên cứu................................................................................54
3.5.1 Phân tích thống kê mô tả..........................................................................54
3.5.2 Phân tích ma trận hệ số tương quan .........................................................54
3.5.3 Hồi quy dữ liệu bảng................................................................................54
3.5.3.1 Mô hình Pool OLS ............................................................................55
3.5.3.2 Mô hình các ảnh hưởng cố định (FEM)............................................55
3.5.3.3 Mô hình ảnh hưởng ngẫu nhiên (REM)............................................56
3.5.4 Các kiểm định lựa chọn và khắc phục các khuyết tật của mô hình .........56
3.5.4.1 Kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến................................................56
3.5.4.2 Kiểm định phương sai thay đổi.........................................................56
3.5.4.3 Kiểm định tự tương quan ..................................................................57
3.5.4.4 Kiểm định Hausman..........................................................................57
3.5.4.5 Kiểm định Robust .............................................................................58
TÓM TẮT CHƯƠNG 3............................................................................................58
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN..............................59
4.1 Phân tích thống kê mô tả các biến nghiên cứu...............................................59
4.2 Tổng quan về ngành xi măng của Việt Nam..................................................60
4.2.1 Lịch sử phát triển ngành xi măng Việt Nam............................................60
4.2.2 Vị trí ngành công nghiệp xi măng trong nền kinh tế Việt Nam...............66
4.2.3 Thực trạng hoạt động của ngành công nghiệp xi măng ...........................68
4.3 Phân tích tương quan giữa các biến nghiên cứu ............................................71
4.4 Kết quả phân tích hồi quy ..............................................................................71
4.4.1 Kết quả hồi quy giữa biến TDR và hiệu quả hoạt động...........................71
4.4.2 Kết quả hồi quy giữa biến LDR và hiệu quả hoạt động...........................75
4.4.3 Kết quả hồi quy giữa biến SDR và hiệu quả hoạt động...........................79
4.5 Thảo luận kết quả nghiên cứu ........................................................................83
4.5.1 Nhóm biến giải thích................................................................................83
viii
4.5.2 Nhóm biến kiểm soát ...............................................................................86
TÓM TẮT CHƯƠNG 4............................................................................................87
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH......................................88
5.1 Kết luận ..........................................................................................................88
5.2 Hàm ý chính sách ...........................................................................................88
5.3 Hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo ........................................92
TÓM TẮT CHƯƠNG 5............................................................................................93
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................94
PHỤ LỤC.................................................................................................................99
1
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU
1.1 Lý do chọn đề tài
Đầu năm 2010 thế giới và Việt Nam chứng kiến khủng hoảng nợ công châu Âu
(2009 - 2014) và cùng chịu ảnh hưởng tiêu cực về phát triển kinh tế. Trong khi Nhà
nước ta cũng đang áp dụng chính sách xiết chặt đầu tư công; thị trường bất động sản
bị trầm lắng. Đầu tư nước ngoài giảm, vốn để đầu tư trong nước khó khăn, lãi suất
ngân hàng tăng vọt, một loạt dự án đã đến thời kỳ trả nợ vốn vay các ngân hàng nước
ngoài... Có thể nói chưa bao giờ các doanh nghiệp ngành xi măng nói riêng và ngành
Vật liệu xây dựng (VLXD) nói chung lại lâm vào tình cảnh khó khăn như giai đoạn
giữa 2010 đến cuối 2013. Tình trạng hàng tồn đầy kho là phổ biến đối với các doanh
nghiệp xi măng trên cả nước. Trong khó khăn các doanh nghiệp sản xuất xi măng nói
riêng và sản xuất VLXD nói chung đã nỗ lực vượt khó. Để tồn tại và phát triển, các
đơn vị đã phải tìm mọi biện pháp để giảm chi phí, tăng năng lực cạnh tranh. Việc sắp
xếp đổi mới cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước và các thương vụ mua bán cũng
như sát nhập doanh nghiệp sản xuất xi măng tư nhân đã diễn ra thành công trong thời
gian này. Sau khi cổ phần hóa, sát nhập thì doanh nghiệp vẫn còn nhiều bất cập trong
quản lý tài chính, đặc biệt là cấu trúc vốn bất hợp lý không những ảnh hưởng kém
đến hiệu quả hoạt động kinh doanh mà còn tiềm ẩn nhiều rủi ro.
Hiệu quả là vấn đề cốt lõi trong hoạt động sản xuất kinh doanh, nó là mục tiêu
lâu dài bao trùm tất cả các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp ngành xi măng
nói riêng. Hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp được đánh giá qua những
tỷ số đo lường mức sinh lợi và thành tựu mà doanh nghiệp đạt được dựa trên giá trị
sổ sách và giá trị thị trường. Việc xây dựng cấu trúc vốn cũng đóng một vai trò hết
sức quan trọng đối với các nhà quản trị tài chính, nó góp phần tác động trực tiếp đến
giá trị doanh nghiệp và có khả năng khuếch đại thu nhập cho chủ sở hữu công ty.
Doanh nghiệp thường huy động vốn kinh doanh từ nhiều nguồn khác nhau (phát hành
cổ phiếu, trái phiếu, vay nợ ngân hàng, tổ chức tín dụng). Việc lựa chọn nguồn vốn
nào với tỷ trọng là bao nhiêu ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả hoạt động kinh doanh
2
của doanh nghiệp. Vì thế mối quan hệ giữa hiệu quả hoạt động kinh doanh và cấu
trúc vốn của các doanh nghiệp được xem là một vấn đề quan trọng và được quan tâm
đáng kể.
Xuất phát từ những vấn đề trên tác giả quyết định lựa chọn đề tài “Tác động
của cấu trúc vốn đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp trong
ngành xi măng niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam”.
1.2 Mục tiêu của đề tài
1.2.1 Mục tiêu tổng quát
Tìm ra tác động của cấu trúc vốn đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các
doanh nghiệp trong ngành xi măng niêm yết trên thị trường chứng khoán (TTCK)
Việt Nam (HOSE, HNX, UPCOM) giai đoạn 2010-2018. Trên cơ sở đó, đề tài đề
xuất một số gợi ý chính sách và các giải pháp thích hợp nhằm xây dựng cấu trúc vốn
hợp lý để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
Dựa trên mục tiêu tổng quát, các mục tiêu nghiên cứu cụ thể của đề tài được
triển khai như sau:
(1) Nghiên cứu mối quan hệ giữa cấu trúc vốn và hiệu quả hoạt động kinh doanh
của các doanh nghiệp trong ngành xi măng niêm yết trên TTCK Việt Nam.
(2) Lượng hóa được mức độ ảnh hưởng của cấu trúc vốn đến hiệu quả hoạt
động kinh doanh của doanh nghiệp trong ngành xi măng trên TTCK Việt
Nam.
(3) Dựa trên kết quả nghiên cứu, đề tài đề xuất một số gợi ý chính sách và giải
pháp thích hợp nhằm xây dựng cấu trúc vốn hợp lý để nâng cao hiệu quả
hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp ngành xi măng niêm yết trên TTCK
Việt Nam.
3
1.3 Câu hỏi nghiên cứu
Dựa trên mục tiêu nghiên cứu cụ thể, đề tài được triển khai với các câu hỏi
nghiên cứu sau:
(1) Cấu trúc vốn có ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp trong ngành xi măng trên TTCK Việt Nam?
(2) Mức độ ảnh hưởng của cấu trúc vốn có ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động
kinh doanh của doanh nghiệp trong ngành xi măng trên TTCK Việt Nam
như thế nào?
(3) Những gợi ý chính sách nào cần được đề xuất nhằm xây dựng cấu trúc vốn
hợp lý để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp ngành
xi măng niêm yết trên TTCK Việt Nam?
1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.4.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là tác động của cấu trúc vốn đến hiệu quả hoạt
động kinh doanh của các doanh nghiệp trong ngành xi măng niêm yết trên TTCK
Việt Nam.
1.4.2 Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi không gian: nguồn số liệu thứ cấp thu thập từ các báo cáo tài chính của
18 doanh nghiệp trong ngành xi măng niêm yết trên TTCK Việt Nam
Phạm vi thời gian: giai đoạn được lựa chọn thu thập dữ liệu là từ năm 2010 đến
năm 2018.
1.5 Phương pháp nghiên cứu
Để nghiên cứu đề tài tác giả đã tiến hành so sánh và chọn phương pháp nghiên
cứu cơ bản là phương pháp định lượng đồng thời sử dụng sử dụng mô hình hồi quy
tuyến tính với sự hỗ trợ của phần mềm Stata để xác định hệ số hồi qui. Trên cơ sở đó,
tác giả xây dựng phương trình nghiên cứu tác động cấu trúc vốn đến hiệu quả hoạt
4
động kinh doanh của doanh nghiệp trong ngành xi măng. Từ đó, tác giả kiểm định
mô hình quan hệ giữa hiệu quả kinh doanh và cấu trúc vốn trên tập dữ liệu. Khi quá
trình kiểm định hoàn tất, tác giả tiến hành phân tích kết quả và đưa ra một số kiến
nghị phù hợp với doanh nghiệp ngành xi măng. Quy trình nghiên cứu của đề tài bao
gồm các bước chính sau:
- Lược khảo cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu trước liên quan để xây dựng mô
hình nghiên cứu của đề tài.
- Thu thập và xử lý số liệu.
- Thống kê mô tả và hệ số tương quan giữa các biến.
- Kiểm định các giả thuyết của mô hình hồi quy.
- Phân tích hồi quy để lượng hoá mức độ ảnh hưởng của cấu trúc vốn đến hiệu
quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp ngành xi măng niêm yết trên TTCK
Việt Nam.
- Dựa trên kết quả nghiên cứu, đề tài đưa ra một số hàm ý chính sách và giải
pháp thích hợp.
1.6 Nội dung nghiên cứu
Để thực hiện được các mục tiêu nghiên cứu đã đề ra, đề tài tập trung bám sát
các nội dung chính sau đây:
- Cơ sở lý thuyết về cấu trúc vốn, hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp, và ảnh hưởng của cấu trúc vốn đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp.
- Lược khảo các nghiên cứu trước liên quan đến chủ đề ảnh hưởng của cấu trúc
vốn đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp. Trên cơ sở đó, xây
dựng mô hình nghiên cứu đề xuất, kết hợp phương pháp nghiên cứu định lượng để
xác định và đo lường mức độ ảnh hưởng của cấu trúc vốn đến hiệu quả hoạt động
kinh doanh của các doanh nghiệp ngành xi măng niêm yết trên TTCK Việt Nam.