Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Tác động của cấu trúc vốn đến giá cổ phiếu của các doanh nghiệp phi tài chính niêm yết tại Việt Nam: Luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng / Trần Đăng Khoa ; Lê Hoàng Vinh người hướng dẫn khoa học
PREMIUM
Số trang
151
Kích thước
4.1 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1036

Tác động của cấu trúc vốn đến giá cổ phiếu của các doanh nghiệp phi tài chính niêm yết tại Việt Nam: Luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng / Trần Đăng Khoa ; Lê Hoàng Vinh người hướng dẫn khoa học

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

-------------------------------

TRẦN ĐĂNG KHOA

TÁC ĐỘNG CỦA CẤU TRÚC VỐN

ĐẾN GIÁ CỔ PHIẾU CỦA CÁC DOANH NGHIỆP

PHI TÀI CHÍNH NIÊM YẾT TẠI VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ

TP. Hồ Chí Minh, Năm 2020

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

-------------------------------

TRẦN ĐĂNG KHOA

TÁC ĐỘNG CỦA CẤU TRÚC VỐN

ĐẾN GIÁ CỔ PHIẾU CỦA CÁC DOANH NGHIỆP

PHI TÀI CHÍNH NIÊM YẾT TẠI VIỆT NAM

Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng

Mã số: 8340201

LUẬN VĂN THẠC SĨ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. LÊ HOÀNG VINH

TP. Hồ Chí Minh, Năm 2020

i

TÓM TẮT

------------------------------------

Tiêu đề: Tác động của cấu trúc vốn đến giá cổ phiếu của các doanh nghiệp phi tài

chính niêm yết tại Việt Nam.

Tóm tắt

Lý do chọn đề tài: Cấu trúc vốn của các doanh nghiệp khác nhau tại những thời

điểm khác nhau là khác nhau. Như vậy, mối tương quan giữa cấu trúc vốn với lợi nhuận

và giá cổ phiếu của doanh nghiệp là như thế nào, mức độ tác động ra sao. Đây cũng

chính là lý do tác giả chọn đề tài “Tác động của cấu trúc vốn đến giá cổ phiếu của các

doanh nghiệp phi tài chính niêm yết tại Việt Nam”.

Mục tiêu nghiên cứu: Kiểm định tác động của cấu trúc vốn đến giá cổ phiếu doanh

nghiệp phi tài chính niêm yết tại Việt Nam, từ đó đưa ra gợi ý, khuyến nghị liên quan

đến cấu trúc vốn nhằm mục tiêu tăng giá cổ phiếu cũng như sự gia tăng giá trị doanh

nghiệp.

Phương pháp nghiên cứu: Để đạt được các mục tiêu nghiên cứu để ra, đề tài sử

dụng kết hợp cả hai phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng. Kết quả kiểm

định chọn lựa mô hình hồi quy cho thấy, FEM là phương pháp hồi quy phù hợp nhất để

thực hiện phân tích cho tập dự liệu của nghiên cứu này.

Kết quả nghiên cứu: Nghiên cứu đã hệ thống hóa được các lý thuyết về cấu trúc

vốn doanh nghiệp; xây dựng được mô hình nghiên cứu và tìm ra được tác động của cấu

trúc vốn, tác động phi tuyến của cấu trúc vốn cũng như tác động của cấu trúc vốn khi có

điều tiết từ lợi nhuận.

Kết luận và hàm ý: Nghiên cứu đã xác định được tác động cùng chiều của cấu

trúc vốn đến giá cổ phiếu; tác động phi tuyến có dạng đồ thị chữ U ngược của cấu trúc

vốn đến giá cổ phiếu; tác động ngược chiều của cấu trúc vốn khi có sự điều tiết từ lợi

nhuận. Trên cơ sở đó, đề tài đưa ra những khuyến nghị giúp cho các nhà quản trị tài

chính doanh nghiệp cho các quyết định về cấu trúc vốn hướng đến mục tiêu tăng giá cổ

phiếu.

Từ khóa: Cấu trúc vốn, Giá cổ phiếu, Tác động phi tuyến bậc 2, Tương tác, Điều

tiết

ii

ABSTRACT

------------------------------------

Title: The impact of capital structure on stock prices of non-financial companies

listed in Vietnam.

Summary

Reason for writting: Theo capital structure of different companies at different

times is different. Thus, how is the correlation between capital structure with profits and

stock prices within these enterprises and how is the level of the impact like. This is the

reason why the author chose the topic "The impact of capital structure on stock prices

of non-financial enterprises listed in Vietnam".

Research objectives: To test the impact of capital structure on stock prices of non￾financial enterprises listed in Vietnam, thereby giving suggestions and

recommendations related to capital structure in order to raise stock prices as well as firm

value.

Research methodology: To achieve the research objectives, the thesis uses a

combination of both qualitative and quantitative research methods. The results of testing

regression model selection showed that FEM is the most suitable regression method to

analyze data set of this study.

Research results: Research systematized the theories of corporate capital

structure; Build a research model and find out the impact of capital structure, the

nonlinear impact of capital structure as well as the impact of capital structure when there

is interation from profit.

Conclusions and Implications: The study has identified the positive effect of

capital structure on stock prices; nonlinear effects in the form of an inverse U-Shape of

capital structure on stock prices; the opposite effect of capital structure with the

regulation of profit. On that basis, the topic gives recommendations to help financial

corporate executives for capital structure decisions to raise stock prices.

Keywords: Capital structure, Stock price, Level 2 Nonlinear Effects, Interaction

iii

LỜI CAM ĐOAN

------------------------------------

Tôi là Trần Đăng Khoa xin cam đoan đề tài “Tác động của cấu trúc vốn đến giá

cổ phiếu của các doanh nghiệp phi tài chính niêm yết tại Việt Nam” là công trình

nghiên cứu của cá nhân tôi, được hoàn thành từ quá trình làm việc nghiêm túc với sự

hướng dẫn của TS. Lê Hoàng Vinh.

Luận văn này chưa từng nộp để lấy học vị Thạc sĩ tại bất cứ một đơn vị đào tạo

nào trước đó. Luận văn này là công trình nghiên cứu của riêng tôi, kết quả nghiên cứu

là trung thực, trong đó các nội dung đã được công bố trước đây hoặc các nội dung do

ngườin khác thực hiện ngoại trừ ccá trích dẫn được ghi nguồn đầy đủ trong luận văn.

Tôi cxin chịu hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan này.

TP. Hồ Chí Minh, ngày ……, tháng ……, năm 2020

Học viên thực hiện

TRẦN ĐĂNG KHOA

iv

LỜI CẢM ƠN

------------------------------------

Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu Trường Đại học Ngân hàng Tp. Hồ Chí

Minh đã tổ chức và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành chương trìng đào tạo trình

độ bậc Cao học, chuyên ngành Tài chính - Ngân hàng của Nhà trường. Đồng thời, tôi

xin chân thành gởi lời cảm ơn đến toàn thể Quý Thầy cô tham gia giảng dạy, truyền đạt

kiến thức cho tôi cũng như các học viên khác; các Thầy cô quản lý thuộc Khoa Sau Đại

học trong suốt thời gian tham gia lớp học.

Kính chúc toàn thể Quý Thầy cô có sức khỏe dồi dào để tiếp tục sự nghiệp trồng

người cho các thế hệ tiếp theo một cách hiệu quả nhất. Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết

ơn và lời cảm ơn chân thành nhất đến TS. Lê Hoàng Vinh, người đã trực tiếp hướng dẫn,

truyền đạt các kiến thức, các kinh nghiệm quý báu và tận tình giúp đỡ tôi trong suốt quá

trình nghiên cứu để tôi có thể hoàn thành tốt luận văn này.

Kính chúc sức khỏe và thành công.

Học viên thực hiện

TRẦN ĐĂNG KHOA

v

MỤC LỤC

TÓM TẮT .......................................................................................................................i

LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................ iii

LỜI CẢM ƠN ...............................................................................................................iv

MỤC LỤC ......................................................................................................................v

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .......................................................................... viii

DANH MỤC BẢNG BIỂU ..........................................................................................ix

DANH MỤC HÌNH .......................................................................................................x

CHƯƠNG 1....................................................................................................................1

1.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI........................................................................................1

1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU.................................................................................3

1.2.1. Mục tiêu tổng quát...............................................................................................................3

1.2.2. Mục tiêu cụ thể ....................................................................................................................3

1.3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU....................................................................................4

1.4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ....................................................4

1.4.1. Đối tượng nghiên cứu ..........................................................................................................4

1.4.2. Phạm vi nghiên cứu .............................................................................................................4

1.5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................................................................5

1.5.1. Dữ liệu .................................................................................................................................5

1.5.2. Phương pháp nghiên cứu .....................................................................................................5

1.6. ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI ..................................................................................5

1.7. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN...............................................................................6

CHƯƠNG 2....................................................................................................................9

2.1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT............................................................................................9

2.1.1. Lý thuyết cấu trúc vốn hiện đại của Modigliani và Miller ..................................................9

2.1.2. Lý thuyết Trật tự phân hạng về cơ cấu vốn .......................................................................11

2.1.3. Lý thuyết đánh đổi tĩnh......................................................................................................12

2.1.4. Lý thuyết đánh đổi động....................................................................................................14

2.1.5. Lý thuyết định thời điểm thị trường (Market timing theory).............................................14

2.1.6. Lý thuyết đại diện (Agency Theory)..................................................................................15

2.1.7. Lý thuyết tín hiệu và rủi ro thanh khoản (Signalling Theory & Liquidity risk)................16

2.2. BẰNG CHỨNG THỰC NGHIỆM....................................................................17

2.3. THẢO LUẬN CÁC NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM VÀ XÁC ĐỊNH KHE

HỞ NGHIÊN CỨU......................................................................................................25

vi

CHƯƠNG 3..................................................................................................................29

3.1. QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU ............................................................................29

3.2. MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU.................................................................................31

3.2.1. Khái quát mô hình nghiên cứu...........................................................................................31

3.2.2. Giả thuyết nghiên cứu........................................................................................................32

3.2.2.1. Tác động của cấu trúc vốn (CS) đến giá cổ phiếu...............................................32

3.2.2.2. Tác động của cấu trúc vốn (CS) đến giá cổ phiếu khi có điều tiết bởi khả năng

sinh lời (PROF)........................................................................................................................33

3.3. MẪU VÀ DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU.................................................................38

3.3.1. Mẫu nghiên cứu .................................................................................................................38

3.3.2. Dữ liệu nghiên cứu ............................................................................................................38

3.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .....................................................................39

3.4.1. Phương pháp nghiên cứu định tính....................................................................................39

3.4.2. Phương pháp nghiên cứu định lượng.................................................................................39

CHƯƠNG 4..................................................................................................................42

4.1. THỐNG KÊ MÔ TẢ CÁC BIẾN......................................................................42

4.2. MA TRẬN HỆ SỐ TƯƠNG QUAN VÀ KIỂM ĐỊNH ĐA CỘNG TUYẾN 45

4.2.1. Tương quan giữa các biến độc lập và biến kiểm soát với biến phụ thuộc .........................45

4.2.2. Tương quan giữa các biến độc lập và biến kiểm soát với nhau.........................................46

4.3. PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HỒI QUY..................................................................47

4.3.1. Kết quả hồi quy..................................................................................................................47

4.3.2. Kiểm định lựa chọn kết quả hồi quy..................................................................................49

4.3.3. Kiểm định các vi phạm cơ bản của mô hình......................................................................51

4.4. THẢO LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU........................................................55

4.4.1. Tác động của cấu trúc vốn đến giá cổ phiếu......................................................................55

4.4.2. Tác động của cấu trúc vốn đến giá cổ phiếu khi có điều tiết bởi lợi nhuận.......................57

4.4.3. Tác động của các yếu tố khác đến giá cổ phiếu.................................................................58

CHƯƠNG 5..................................................................................................................61

5.1. KẾT LUẬN..........................................................................................................61

5.2. GỢI Ý VÀ KHUYẾN NGHỊ..............................................................................63

5.2.1. Gợi ý và khuyến nghị về cấu trúc vốn doanh nghiệp ........................................................63

5.2.2. Quyết định cấu trúc vốn phải cân nhắc đến tính hiệu quả về mặt lợi nhuận .....................64

5.2.3. Gợi ý và khuyến nghị khác................................................................................................64

5.3. HẠN CHẾ VÀ HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO ..................................65

5.3.1. Hạn chế của luận văn.........................................................................................................65

vii

5.3.2. Hướng nghiên cứu tiếp theo ..............................................................................................65

TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................67

PHỤ LỤC 1 ..................................................................................................................71

PHỤ LỤC 2 ..................................................................................................................82

viii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

------------------------------------

TỪ VIẾT TẮT TÊN ĐẦY ĐỦ

ROE Tỷ suất lợi nhuận trên vố chủ sở hữu

ROA Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản

FEM Mô hình tác động cố định

REM Mô hình tác động ngẫu nhiên

HOSE Sở Giao dịch Chứng khoán Hồ Chí Minh

HNX Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội

ix

DANH MỤC BẢNG BIỂU

------------------------------------

Bảng 2.1. Tóm tắt tác động của cấu trúc vốn đến giá cổ phiếu.....................................25

Bảng 3.1. Tóm tắt đo lường và kỳ vọng dấu tác động của cấu trúc vốn đến giá cổ phiếu

doanh nghiệp phi tài chính niêm yết tại Việt Nam........................................................35

Bảng 4.1. Bảng thống kê mô tả đo lường các biến........................................................42

Bảng 4.2. Bảng thống kê mô tả các biến sau khi lấy logarit .........................................44

Bảng 4.3. Bảng phân tích ma trận hệ số tương quan.....................................................45

Bảng 4.4. Bảng hệ số phóng đại phương sai (VIF).......................................................47

Bảng 4.5. Bảng kết quả hồi quy Pooled OLS – FEM – REM.......................................48

Bảng 4.6. Bảng kiểm định Redundant Fixed Effects....................................................50

Bảng 4.7. Bảng kiểm định Hausman.............................................................................50

Bảng 4.8. Bảng kiểm định Lagrange Multiplier – Breusch Pagan................................52

Bảng 4.9. Bảng kiểm định White ..................................................................................52

Bảng 4.10. Bảng kết quả hồi quy theo GLS..................................................................54

Bảng 4.11. Bảng kết quả GLS cho từng Sở giao dịch chứng khoán.............................52

Bảng 5.1. Bảng tóm tắt kết quả nghiên cứu ..................................................................62

x

DANH MỤC HÌNH

------------------------------------

Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu.....................................................................................29

Hình 4.1. Quan hệ phi tuyến giữa cấu trúc vốn với giá cổ phiếu..................................57

1

CHƯƠNG 1

GIỚI THIỆU

Chương 1 trình bày lý do chọn đề tài nghiên cứu, qua đó xác định mục tiêu

nghiên cứu và những câu hỏi nghiên cứu mà tác giả cần làm rõ để xây dựng nên

bài nghiên cứu; xác định phạm vi và đối tượng nghiên cứu; ngoài ra, chương này

cũng trình bày khái quát dữ liệu nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu, ý nghĩa

khoa học và thực tiễn của đề tài, và cuối chương này sẽ trình bày cấu trúc tổng quát

của đề tài.

1.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Mục tiêu quản trị tài chính của doanh nghiệp là tối đa hóa lợi nhuận và tiến

đến tăng giá trị doanh nghiệp (Ngô Kim Phượng và các cộng sự, 2016), gia tăng giá

trị tài sản cho các chủ sở hữu (Glen Arnold, 2013; Richard A. Brealey và các cộng

sự, 2008); không có lợi nhuận thì chẳng ai chấp nhận bỏ vốn đầu tư, đó là nguyên

lý chung trong kinh doanh. Đối với các doanh nghiệp thuộc loại hình công ty cổ

phần, gia tăng giá trị tài sản của cổ đông thể hiện qua sự gia tăng giá thị trường cổ

phiếu thường của doanh nghiệp, nếu cổ đông không hài lòng với kết quả hoạt động

của doanh nghiệp cũng như cách thức điều hành và quyết định của người đại diện

(giám đốc tài chính và các nhà quản trị khác) thì họ sẽ bán cổ phiếu, không chấp

nhận tiếp tục đầu tư vào doanh nghiệp mà chuyển hướng đầu tư vào doanh nghiệp

khác hoặc lĩnh vực đầu tư khác.

Để đạt mục tiêu quản trị tài chính nói trên, nhà quản trị tài chính cần giải quyết

hàng loạt các bài toán theo nguyên tắc đánh đổi giữa lợi nhuận và rủi ro; đó là những

bài toán liên quan đến quyết định đầu tư (investment decision), quyết định tài trợ

(financing decision) và quyết định quản trị tài sản (asset management decision).

Theo đó, mọi doanh nghiệp trong quá trình vận hành và phát triển đều sẽ có một

cấu trúc vốn đặc trưng, phản ánh được đặc thù về ngành nghề, tình hình sản xuất

kinh doanh, chiến lược đầu tư tài sản hoặc tài trợ từ nguồn vốn. Cấu trúc vốn này

luôn tồn tại dù cho doanh nghiệp có ý thức xây dựng hay không. Cấu trúc vốn của

các doanh nghiệp khác nhau là khác nhau, đồng thời trong nội tại từng doanh

2

nghiệp, cấu trúc vốn qua mỗi thời kỳ cũng sẽ có sự thay đổi để phù hợp với định

hướng kinh doanh, phát triển của doanh nghiệp đó. Như vậy, trong vô vàn cấu trúc

vốn ấy, liệu rằng có hay không sự tồn tại của một cấu trúc vốn tối ưu, tại đó giá trị

của doanh nghiệp sẽ chịu những tác động theo chiều hướng ra sao. Đây là đề tài mà

cộng đồng tài chính suốt nhiều thập kỷ qua có không ít những ý kiến tranh luận sôi

nổi.

Điển hình là công trình nghiên cứu được công bố trên tạp chí American

Economic Review vào năm 1958 mang tên “The cost of capital, corporation finance

and theory of investment” của hai nhà nghiên cứu là Franco Modigliani và Merton

Miller với lý thuyết về cơ cấu vốn được biết với tên “Lý thuyết M&M”. Công trình

trên đã chỉ ra rằng, trong điều kiện thị trường vốn hoàn hảo, tức là không có chi phí

giao dịch, không tồn tài thông tin bất cân xứng; thị trường không có thuế; có kỳ

vọng thị trường đồng nhất; các doanh nghiệp có rủi ro như nhau trong cùng một

môi trường như nhau… thì chi phí sử dụng vốn của doanh nghiệp hoàn toàn toàn

cố định với bất kỳ mức độ sử dụng đòn bẩy tài chính nào, giá trị doanh nghiệp độc

lập với cấu trúc vốn. Tuy nhiên, phần tiếp theo của lý thuyết M&M tiếp cận sát với

thực tiễn hơn khi xem xét đến trường hợp môi trường kinh doanh tồn tại thuế thu

nhập doanh nghiệp; lúc này, lý thuyết M&M chỉ ra rằng giá trị của doanh nghiệp

thay đổi khi cơ cấu vốn có sự tham gia của đòn bẩy tài chính.

Chọn lựa cấu trúc vốn hợp lý với doanh nghiệp sẽ góp phần giúp nhà quản trị

tài chính vận hành doanh nghiệp một cách hiệu quả. Cấu trúc vốn phù hợp sẽ góp

phần tối ưu hóa chi phí – lợi nhuận và từ đó có thể tối đa hóa được giá trị doanh

nghiệp. Vậy việc lựa chọn cấu trúc vốn của các doanh nghiệp sẽ phụ thuộc vào

những yếu tố nào; giữa cấu trúc vốn và lợi nhuận, giá cổ phiếu của doanh nghiệp

có mối tương quan gì với nhau hay không; trong thực tế, tác động đó có mức độ

ảnh hưởng ra sao là những vấn đề được đặt ra trong đề tài nghiên cứu này.

Về mặt lý thuyết, cấu trúc vốn phản ánh tỷ lệ giữa nợ và vốn chủ sở hữu mà

doanh nghiệp đang thực hiện. Các nghiên cứu trước thường tập trung vào việc xem

xét các yếu tố tác động đến cấu trúc vốn của doanh nghiệp, chủ yếu đi vào từng

ngành kinh tế cụ thể, đưa ra các nhận xét về tỷ lệ giữa vốn vay và vốn chủ sở hữu

3

là hợp lý hay chưa. Lý thuyết truyền thống hay còn được gọi là lý thuyết cơ cấu vốn

tối ưu khẳng định rằng mỗi doanh nghiệp sẽ có một cấu trúc vốn tối ưu mà qua đó

góp phần tối đa hóa giá trị doanh nghiệp. Tuy nhiên, các nghiên cứu thực nghiệm

về tác động của cấu trúc vốn đến giá trị doanh nghiệp cũng như giá thị trường của

cổ phiếu lại không có kết quả nhất quán nhau. Chẳng hạn: Masulis, R.W. (1980);

Buigut, K., Soi, N., Koskei, I., & Kibet, J. (2013); Jayaraman, R., & Ramaratnam,

M.S. (2017); Đinh Bảo Ngọc, Nguyễn Chí Cường (2016); Võ Xuân Vinh (2014)

cho kết quả cấu trúc vốn tác động cùng chiều đến giá cổ phiếu. Ngược lại, các

nghiên cứu của Vahid B., Mehdi B., & Rezvan B., (2013); Kayode, Akinyemi, P.

& Olaolu, A.A. (2020); Andow, H.A., & Wetsi, S.Y. (2018); Nguyễn Ngọc Thức,

Bùi Ngọc Toản, Hoàng Như Anh (2018) cho kết quả tác động trái chiều của cấu

trúc vốn đến giá cổ phiếu.

Cần có một bức tranh tổng quát về những dạng cấu trúc vốn phổ biến mà các

doanh nghiệp ở Việt Nam đang áp dụng, những dạng cấu trúc vốn này thường sẽ

được áp dụng trong những nhóm ngành nghề nào. Đồng thời, mối tương quan giữa

cấu trúc vốn với lợi nhuận và giá cổ phiếu của doanh nghiệp là như thế nào, mức

độ tác động ra sao. Đây cũng chính là lý do tác giả chọn đề tài “Tác động của cấu

trúc vốn đến giá cổ phiếu của các doanh nghiệp phi tài chính niêm yết tại Việt

Nam” để nghiên cứu, đảm bảo có ý nghĩa khoa học lẫn thực tiễn và tác giả chọn

đây làm đề tài luận văn thạc sỹ kinh tế, chuyên ngành Tài chính - Ngân hàng.

1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

1.2.1. Mục tiêu tổng quát

Thông qua nghiên cứu này, tác giả kiểm định tác động của cấu trúc vốn đến

giá cổ phiếu doanh nghiệp phi tài chính niêm yết tại Việt Nam, từ đó đưa ra gợi ý,

khuyến nghị liên quan đến cấu trúc vốn nhằm mục tiêu tăng giá cổ phiếu cũng như

sự gia tăng giá trị doanh nghiệp.

1.2.2. Mục tiêu cụ thể

Từ mục tiêu nghiên cứu tổng quát như đã đề cập, đề tài xác định các mục tiêu

nghiên cứu cụ thể như sau:

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!