Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam
Tác động của căng thẳng, kiệt sức, xung đột vai trò công việc và gia đình, hỗ trợ của giám sát ảnh hưởng đến ý định nghỉ việc tại Công ty Điện lực Long An
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
----------
NGUYỄN MINH THIỆN
CĂNG THẲNG, KIỆT SỨC, XUNG ĐỘT VAI TRÒ CÔNG
VIỆC VÀ GIA ĐÌNH, HỖ TRỢ CỦA GIÁM SÁT ẢNH
HƯỞNG ĐẾN Ý ĐỊNH NGHỈ VIỆC
TẠI CÔNG TY ĐIỆN LỰC LONG AN
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH
Tp Hồ Chí Minh, năm 2022
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
----------
NGUYỄN MINH THIỆN
TÁC ĐỘNG CỦA CĂNG THẲNG, KIỆT SỨC, XUNG ĐỘT
VAI TRÒ CÔNG VIỆC VÀ GIA ĐÌNH, HỖ TRỢ CỦA GIÁM
SÁT ẢNH HƯỞNG ĐẾN Ý ĐỊNH NGHỈ VIỆC
TẠI CÔNG TY ĐIỆN LỰC LONG AN
Chuyên ngành : Quản trị kinh doanh
Mã chuyên ngành : 8 34 01 01
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH
Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS Huỳnh Thị Thu Sương
TP. Hồ Chí Minh, năm 2022
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan rằng luận văn “Căng thẳng, Kiệt sức, Xung đột vai trò Công
việc và Gia đình, hỗ trợ của giám sát ảnh hưởng đến ý định nghỉ việc tại Công ty
Điện lực Long An” là bài nghiên cứu của chính tôi.
Ngoại trừ những tài liệu tham khảo được trích dẫn trong luận văn này, tôi cam
đoan rằng toàn phần hay những phần nhỏ của luận văn này chưa từng được công bố
hoặc được sử dụng để nhận bằng cấp ở những nơi khác.
Không có sản phẩm/nghiên cứu nào của người khác được sử dụng trong luận
văn này mà không được trích dẫn theo đúng quy định.
Luận văn này chưa bao giờ được nộp để nhận bất kỳ bằng cấp nào tại các
trường đại học hoặc cơ sở đào tạo khác.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm với cam kết trên.
Xin chân thành cảm ơn và trân trọng!
Tp Hồ Chí Minh, ngày 14 tháng 10 năm 2022
Người thực hiện
Nguyễn Minh Thiện
ii
LỜI CẢM ƠN
Em xin chân thành cảm ơn GVHD cô PGS.TS Huỳnh Thị Thu Sương,
cùng các quý thầy, cô giảng dạy tại khoa đào tạo sau đại học, Đại học Mở thành phố
Hồ Chí Minh đã tận tình truyền đạt những kiến thức, kinh nghiệm và hướng dẫn về
lý thuyết cũng như triển khai thực tế để em có thể hoàn thành đề tài “Căng thẳng,
Kiệt sức, Xung đột vai trò Công việc và Gia đình, hỗ trợ của giám sát ảnh hưởng
đến ý định nghỉ việc tại Công ty Điện lực Long An”.
Đồng thời, em xin trân trọng gửi lời cảm ơn chân thành đến các anh/chị/em
đã cung cấp những ý kiến đóng góp hỗ trợ em trong quá trình thực hiện luận văn.
Trong suốt quá trình thực hiện, mặc dù đã trao đổi, tiếp thu ý kiến đóng góp
của quý thầy cô, bạn bè, tham khảo tài liệu ở nhiều nơi và hết sức cố gắng để hoàn
thiện luận văn song vẫn không tránh khỏi sự sai sót vì vậy rất mong nhận được
những thông tin đóng góp, phản hồi từ quý thầy cô và bạn bè để luận văn được hoàn
thiện một cách tốt nhất.
Một lần nữa xin chân thành cảm ơn tất cả.
Tp Hồ Chí Minh, ngày 14 tháng 10 năm 2022
Người thực hiện
Nguyễn Minh Thiện
iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ii
MỤC LỤC .................................................................................................................iii
DANH MỤC HÌNH VÀ ĐỒ THỊ............................................................................ vi
DANH MỤC BẢNG BIỂU ...................................................................................... vi
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT.................................................................................viii
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN..................................................................................... 1
1.1 Lý do chọn đề tài............................................................................................... 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu.......................................................................................... 3
1.3 Câu hỏi nghiên cứu ........................................................................................... 4
1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu..................................................................... 4
1.5 Phương pháp nghiên cứu................................................................................... 5
1.6 Ý nghĩa của đề tài.............................................................................................. 5
1.7 Kết cấu luận văn................................................................................................ 6
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT......................................................................... 7
2.1 Các khái niệm.................................................................................................... 7
2.1.1 Hỗ trợ của người giám sát............................................................................ 7
2.1.2 Kiệt sức ........................................................................................................ 7
2.1.3 Sự căng thẳng trong công việc..................................................................... 8
2.1.4 Xung đột giữa công việc và gia đình ........................................................... 9
2.1.5 Ý định nghỉ việc của nhân viên ................................................................. 10
2.2 Các lý thuyết nền............................................................................................. 10
2.2.1 Lý thuyết trao đổi xã hội của Emerson (1976) .......................................... 10
2.2.2 Lý thuyết về Lãnh đạo Gương mẫu ........................................................... 13
2.3 Các nghiên cứu liên quan................................................................................ 14
2.3.1 Nghiên cứu Lu và cộng sự (2017) ............................................................. 14
2.3.2 Nghiên cứu của Elci, Yildiz và Karabay (2018)........................................ 15
iv
2.3.3 Nghiên cứu của Kazmi, Rafiq và Tabassum (2020).................................. 16
2.3.4 Nghiên cứu của Omar và cộng sự (2020).................................................. 17
2.3.5 Nghiên cứu của Bayer và cộng sự (2021).................................................. 18
2.3.6 Nhận xét ..................................................................................................... 19
2.4 Giả thuyết nghiên cứu và mô hình nghiên cứu đề xuất................................... 21
2.4.1 Giả thuyết nghiên cứu................................................................................ 21
2.4.2 Mô hình nghiên cứu đề xuất ...................................................................... 26
Tóm tắt chương 2 .................................................................................................. 27
CHƯƠNG 3: THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU............................................................. 28
3.1 Quy trình nghiên cứu .................................................................................... 28
3.2 Lựa chọn thang đo........................................................................................... 28
3.2 Phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng.......................................... 29
3.2.1 Nghiên cứu định tính ................................................................................. 29
3.2.2 Nghiên cứu định lượng .............................................................................. 35
3.2.3 Xử lý dữ liệu .............................................................................................. 36
Tóm tắt chương 3 .................................................................................................. 37
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.............................................................. 38
4.1 Kết quả thống kê mô tả đặc điểm mẫu............................................................ 38
4.2 Kết quả nghiên cứu theo mô hình định lượng................................................. 39
4.3 Kiểm tra độ tin cậy thang do thông qua kiểm định Cronbach’s Alpha........... 42
4.4 Phân tích nhân tố khám phá EFA.................................................................... 45
4.5. Phân tích nhân tố khẳng định CFA ................................................................ 47
4.5.1. Đầu tiên xét mức độ phù hợp của mô hình (Model fit)............................. 47
4.5.2. Đánh giá độ tin cậy (Reliability) và tính giá trị (Validity) của dữ liệu. ... 48
4.6. Phân tích mô hình cấu trúc tuyến tính SEM .................................................. 51
4.6.1. Kiểm định mô hình lý thuyết khi không có biến điều tiết.......................... 51
4.6.2. Kiểm định giả thuyết và thảo luận kết quả ............................................... 52
4.6.3. Kiểm định mô hình cấu trúc bằng Bootstrap............................................ 55
4.6.4. Kiểm định mô hình lý thuyết khi có biến điều tiết ................................... 56
v
4.6.5. Kiểm định giả thuyết biến điều tiết và thảo luận kết quả ......................... 56
Tóm tắt chương 4 .................................................................................................. 58
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý QUẢN TRỊ........................................... 59
5.1 Kết luận........................................................................................................... 59
5.2 Hàm ý quản trị................................................................................................. 59
5.2.1 Kiệt sức về cảm xúc ................................................................................... 59
5.2.2 Xung đột giữa công việc và gia đình ......................................................... 61
5.2.3 Sự căng thẳng............................................................................................. 62
5.2.4 Giảm thành tích cá nhân ............................................................................ 63
5.2.5 Vai trò điều tiết của hỗ trợ của giám sát .................................................... 64
5.3 Hạn chế và hướng nghiên cứu tương lai ......................................................... 65
TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................................... 67
PHỤ LỤC 1. KHỐI LƯỢNG CÔNG VIỆC CỦA CÔNG TY GIAI ĐOẠN
NĂM 2019 ĐẾN 2021 .............................................................................................. 74
PHỤ LỤC 2. THANG ĐO TỪ CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ................... 75
PHỤ LỤC 3. THỐNG KÊ MÔ TẢ BIẾN ............................................................. 79
PHỤ LỤC 4. THỐNG KÊ CÁC HỆ SỐ CRONBACH'S ALPHA..................... 81
PHỤ LỤC 5. TƯƠNG QUAN PEARSON ............................................................ 87
PHỤ LỤC 6. PHÂN TÍCH NHÂN TỐ KHÁM PHÁ (EFA)............................... 88
PHỤ LỤC 7. PHÂN TÍCH NHÂN TỐ KHẲNG ĐỊNH (CFA) .......................... 95
PHỤ LỤC 8. PHÂN TÍCH MÔ HÌNH CẤU TRÚC TUYẾN TÍNH (SEM) ... 102
PHỤ LỤC 9. KIỂM ĐỊNH BOOTSTRAP.......................................................... 108
vi
DANH MỤC HÌNH VÀ ĐỒ THỊ
Hình 2.1 Mô hình nghiên cứu của Lu và cộng sự (2017).......................................... 15
Hình 2.2 Mô hình nghiên cứu của Elci, Yildiz và Karabay (2018) .......................... 16
Hình 2.3 Mô hình nghiên cứu của Kazmi, Rafiq và Tabassum (2020)..................... 17
Hình 2.4 Mô hình nghiên cứu của Omar và cộng sự (2020)..................................... 18
Hình 2.5 Mô hình nghiên cứu của Bayer và cộng sự (2021) .................................... 19
Hình 2.6 Mô hình nghiên cứu đề xuất....................................................................... 27
Hình 3.1 Quy trình nghiên cứu.................................................................................. 28
Hình 4.1 Kết quả phân tích CFA............................................................................... 48
Hình 4.2 Kết quả phân tích SEM............................................................................... 51
Hình 4.3 Kết quả phân tích SEM khi có biến điều tiết.............................................. 56
vii
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1 Lý do nghỉ việc của nhân viên ..................................................................... 2
Bảng 3.1 Tóm tắt thang đo từ các nghiên cứu liên quanError! Bookmark not defined.
Bảng 4.1: Thống kê mô tả biến định danh................................................................. 38
Bảng 4.2: Thống kê mô tả biến định lượng............................................................... 40
Bảng 4.3: Kết quả kiểm định Cronbach’s Alpha....................................................... 43
Bảng 4.4: Kết quả chạy KMO và Bartlett's Test ...................................................... 45
Bảng 4.5: Ma trận nhân tố sau khi xoay.................................................................... 46
Bảng 4.6: Kết quả kiểm tra độ tin cậy và tính giá trị của thang đo........................... 49
Bảng 4.7: Kết quả kiểm tra tính giá trị phân biệt ...................................................... 50
Bảng 4.8: Kết quả kiểm định giả thuyết.................................................................... 52
Bảng 4.9: Kết quả phân tích bootstrap ...................................................................... 55
Bảng 4.10: Kết quả kiểm định giả thuyết biến điều tiết............................................ 56
viii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
AMOS: Analysis of Moment Structures
CFA :Confirmatory Factor Analysis - Phân tích nhân tố khẳng định
EFA : Exploratory Factor Analysis - Phân tích nhân tố khám phá
EVN SPC : Tổng Công ty Điện lực miền Nam
Email : Thư điện tử
SEM : Structural Equation Modeling - Mô hình cấu trúc tuyến tính
SPSS : Statistical Product and Services Solutions
1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN
1.1 Lý do chọn đề tài
Ý định nghỉ việc được coi là một vấn đề trong tổ chức khi một nhân viên thể
hiện ý định rời khỏi tổ chức, đặc biệt là những ngành có mức độ căng thẳng cao
trong công việc (Dagget và cộng sự, 2016) dễ khiến nhân viên kiệt sức (Salvarani và
cộng sự, 2019). Nhân viên nghỉ việc đặc biệt tốn kém cho những tổ chức có đào tạo
nhân viên mới, tạo thành gánh nặng tài chính đáng kể cho người sử dụng lao động
(Silvestre và cộng sự, 2017).
Công ty Điện lực Long An là doanh nghiệp nhà nước, đơn vị thành viên trong
Tổng Công ty Điện lực miền Nam (EVN SPC), trực thuộc tập đoàn Điện lực Việt
Nam (EVN). Công ty Điện lực Long An thực hiện chức năng quản lý, phân phối và
kinh doanh điện năng trên địa bàn Tỉnh. Công ty Điện lực Long An gồm có: Ban
Giám đốc (Giám đốc, 03 Phó Giám đốc), Khối phòng ban chức năng (Có 12 Phòng,
Ban chức năng, 01 Đội Cao thế và 01 Đội Hotline) và Khối Đơn vị trực thuộc (Có
14 Điện lực). Cơ cấu tổ chức hiện nay của Công ty và các Điện lực trực thuộc cơ
bản phù hợp với mô hình tổ chức các Công ty Điện lực/Điện lực cấp quận, huyện
được phê duyệt của Tập đoàn Điện lực Việt Nam. Hiện nay tình trạng Công ty gặp
một số vấn đề khó khăn trong việc tuyển dụng nhân sự do yêu cầu phải nâng cao
năng suất lao động theo quy định của cấp trên nên các năm qua Công ty không được
tuyển thêm nhân sự dẫn đến tuổi trung bình mỗi năm tăng lên. Bên cạnh đó, ngành
Điện lực là ngành có phần lớn lao động thực hiện công việc nguy hiểm, nặng nhọc
nên khi tuổi trung bình của Công ty tăng lên thì kéo theo sức khoẻ lao động của
nhân viên giảm xuống dẫn đến áp lực công việc cho nhân viên, do yêu cầu an toàn
trong công tác nên các nhân viên có tuổi lao động cao, có bệnh lý sẽ không còn tham
gia công việc trực tiếp leo cao. Kinh tế xã hội đang phát triển mạnh mẽ, ngành điện
cũng phải đi trước một bước nên nhu cầu chất lượng dịch vụ điện ngày càng cao đã
làm tăng khối lượng công việc rất lớn cho Công ty, tạo nhiều áp lực công việc cho
nhân viên dẫn đến tỷ lệ nhân viên nộp đơn xin nghỉ nhiều và liên tục từ 2018 đến