Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Tác động của biến đổi hệ thống giá trị đạo đức xã hội ở nước ta đến đạo đức thanh niên quân đội hiện nay
PREMIUM
Số trang
187
Kích thước
1.3 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1796

Tác động của biến đổi hệ thống giá trị đạo đức xã hội ở nước ta đến đạo đức thanh niên quân đội hiện nay

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

Bé QUèC PHßNG

HäC VIÖN CHÝNH TRÞ

L£ TRäNG TUYÕN

T¸c ®éng cña biÕn ®æi hÖ thèng gi¸ trÞ

®¹o ®øc x· héi ë NƯỚC ta ®Õn §¹O §øC

THANH NI£N QU¢N §éI hiÖn nay

luËn ¸n tiÕn sÜ triÕt häc

Hµ néi - 2013

Bé QUèC PHßNG

HäC VIÖN CHÝNH TRÞ

L£ TRäNG TUYÕN

T¸c ®éng cña biÕn ®æi hÖ thèng gi¸ trÞ

®¹o ®øc x· héi ë NƯỚC ta ®Õn §¹O §øC

THANH NI£N QU¢N §éI hiÖn nay

Chuyªn ngµnh: Chñ nghÜa duy vËt biÖn chøng

vµ duy vËt lÞch sö

M· sè : 62 22 03 02

luËn ¸n tiÕn sÜ triÕt häc

Ng-êi h-íng dÉn khoa häc

1. PGS, TS Phïng V¨n ThiÕt

2. TS NguyÔn V¨n Thanh

Hµ néi - 2013

LỜI CAM ĐOAN

T«i xin cam ®oan ®©y lµ c«ng

tr×nh nghiªn cøu khoa häc cña riªng t«i.

C¸c sè liÖu tr×nh bµy trong luËn ¸n lµ

chÝnh x¸c, trung thùc. Nh÷ng kÕt luËn

cña luËn ¸n chưa từng được c«ng bè

trong bÊt kú mét c«ng tr×nh khoa häc

nµo kh¸c.

TÁC GIẢ LUẬN ÁN

Lê Trọng Tuyến

MỤC LỤC

Trang

TRANG PHỤ BÌA

LỜI CAM ĐOAN

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

MỞ ĐẦU 5

TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 9

Chương 1 THỰC CHẤT VÀ TÍNH QUY LUẬT TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN

ĐỔI HỆ THỐNG GIÁ TRỊ ĐẠO ĐỨC XÃ HỘI Ở NƯỚC TA ĐẾN

ĐẠO ĐỨC THANH NIÊN QUÂN ĐỘI 26

1.1. Quan niệm về biến đổi hệ thống giá trị đạo đức xã hội ở nước ta và

thực chất tác động của nó đến đạo đức thanh niên quân đội 26

1.2. Tính quy luật tác động của biến đổi hệ thống giá trị đạo đức xã hội ở

nước ta đến đạo đức thanh niên quân đội 49

Chương 2 TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI HỆ THỐNG GIÁ TRỊ ĐẠO ĐỨC XÃ

HỘI Ở NƯỚC TA ĐẾN ĐẠO ĐỨC THANH NIÊN QUÂN ĐỘI

HIỆN NAY - TÌNH HÌNH VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA 69

2.1. Tình hình tác động của biến đổi hệ thống giá trị đạo đức xã hội ở

nước ta đến đạo đức thanh niên quân đội hiện nay 69

2.2. Những vấn đề đặt ra trước sự tác động của biến đổi hệ thống giá trị

đạo đức xã hội ở nước ta đến đạo đức thanh niên quân đội hiện nay 92

Chương 3 GIẢI PHÁP PHÁT HUY TÁC ĐỘNG TÍCH CỰC, HẠN CHẾ TÁC

ĐỘNG TIÊU CỰC CỦA BIẾN ĐỔI HỆ THỐNG GIÁ TRỊ ĐẠO ĐỨC XÃ

HỘI Ở NƯỚC TA ĐẾN ĐẠO ĐỨC THANH NIÊN QUÂN ĐỘI HIỆN NAY 106

3.1. Đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho thanh niên

quân đội trước tác động của biến đổi hệ thống giá trị đạo đức xã hội

ở nước ta hiện nay 106

3.2. Xây dựng môi trường đạo đức quân sự trong sạch, lành mạnh

nhằm phát huy tác động tích cực và hạn chế tác động tiêu cực của

biến đổi hệ thống giá trị đạo đức xã hội ở nước ta đến đạo đức

thanh niên quân đội hiện nay 121

3.3. Phát huy tính tích cực, tự giác của thanh niên quân đội hiện nay trong

tự giáo dục, tự rèn luyện đạo đức trước tác động của biến đổi hệ thống

giá trị đạo đức xã hội ở nước ta trong quá trình đổi mới 140

KẾT LUẬN 152

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN

QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 154

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 155

PHỤ LỤC 167

4

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

TT Chữ viết đầy đủ Chữ viết tắt

1 Chính trị quốc gia CTQG

2 Kinh tế thị trường KTTT

3 Giá trị đạo đức GTĐĐ

4 Nhà xuất bản Nxb

5 Quân đội nhân dân QĐND

6 Thanh niên quân đội TNQĐ

7 Xã hội chủ nghĩa XHCN

8 Trang tr

5

MỞ ĐẦU

1. Giới thiệu khái quát về công trình nghiên cứu

Trong quá trình đổi mới toàn diện đất nước, cùng với những thành tựu

quan trọng trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội, quốc phòng, an ninh,

đời sống văn hóa tinh thần của xã hội nói chung và hệ thống GTĐĐ xã hội ở

nước ta nói riêng cũng có những biến đổi nhất định. Sự biến đổi đó đã và

đang tác động đến đời sống tinh thần của quân nhân, trong đó có TNQĐ, làm

cho diện mạo đạo đức TNQĐ có những sắc thái mới, rất phức tạp.

Để góp phần luận giải, làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về sự

tác động của biến đổi hệ thống GTĐĐ xã hội ở nước ta đến đạo đức TNQĐ

hiện nay, nghiên cứu sinh đã lựa chọn vấn đề “Tác động của biến đổi hệ thống

GTĐĐ xã hội ở nước ta đến đạo đức TNQĐ hiện nay” làm đề tài nghiên cứu.

Kết cấu của đề tài gồm: phần mở đầu, tổng quan vấn đề nghiên cứu, 3 chương

(7 tiết), kết luận, danh mục các công trình của tác giả đã công bố có liên quan

đến đề tài luận án, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục.

Chương 1 (2 tiết), đề tài luận án tập trung trình bày quan niệm về

GTĐĐ, hệ thống GTĐĐ xã hội, biến đổi của hệ thống GTĐĐ xã hội ở nước ta

và thực chất, tính quy luật tác động của nó đến đạo đức TNQĐ.

Chương 2 (2 tiết), đề tài luận án phân tích, đánh giá tình hình tác động

của biến đổi hệ thống GTĐĐ xã hội ở nước ta đến đạo đức TNQĐ hiện nay và

khái quát những vấn đề đặt ra.

Chương 3 (3 tiết), đề tài luận án trình bày một số giải pháp phát huy tác

động tích cực và hạn chế tác động tiêu cực của biến đổi hệ thống GTĐĐ xã

hội ở nước ta đến đạo đức TNQĐ hiện nay.

2. Lý do lựa chọn đề tài

Phát triển đạo đức cách mạng của TNQĐ hiện nay là một quá trình

phức tạp, chịu sự tác động của nhiều yếu tố, cả khách quan và chủ quan,

trong đó có sự tác động của biến đổi hệ thống GTĐĐ xã hội ở nước ta qua

6

hơn 25 năm đổi mới toàn diện đất nước. Thực tế cho thấy, quá trình đổi mới,

phát triển nền KTTT định hướng XHCN và hội nhập quốc tế đã làm cho nền

kinh tế - xã hội của nước ta có những biến đổi tích cực. Cùng với sự biến đổi

về kinh tế, đời sống xã hội có những biến đổi sâu sắc và phức tạp, đặc biệt là

biến đổi của hệ thống GTĐĐ xã hội. Những biến đổi đó đã và đang tác động

tích cực và tiêu cực đến đạo đức TNQĐ, làm cho quá trình phát triển đạo

đức của TNQĐ có nhiều sắc thái mới, song cũng rất phức tạp. Vì vậy,

nghiên cứu tác động của biến đổi hệ thống GTĐĐ xã hội ở nước ta đến đạo

đức TNQĐ hiện nay là vấn đề có ý nghĩa quan trọng và cấp bách.

Trước sự tác động của biến đổi hệ thống GTĐĐ xã hội ở nước ta đến

đạo đức TNQĐ, các cấp ủy đảng và người chỉ huy, chính ủy, chính trị viên và

đội ngũ cán bộ chính trị ở các đơn vị cơ sở trong toàn quân đã có những chủ

trương, biện pháp phát huy tác động tích cực và hạn chế tác động tiêu cực. Vì

vậy, đạo đức TNQĐ phát triển cơ bản đúng định hướng, góp phần tích cực vào

việc hoàn thiện nhân cách Bộ đội Cụ Hồ, nâng cao sức mạnh chiến đấu quân

đội, được nhân dân tin yêu. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu về phát huy

tác động tích cực, hạn chế tác động tiêu cực của biến đổi hệ thống GTĐĐ xã

hội ở nước ta đến đạo đức TNQĐ, vẫn có những hạn chế, bất cập. Những hạn

chế, bất cập đó biểu hiện trên nhiều mặt, nhưng chủ yếu là nhận thức của các

chủ thể về tác động của biến đổi hệ thống GTĐĐ xã hội ở nước ta đến đạo đức

TNQĐ chưa sâu sắc và tính thống nhất chưa cao; việc đổi mới nội dung,

phương pháp giáo dục đạo đức cho TNQĐ hiện nay chưa bám sát sự biến đổi

của hệ thống GTĐĐ xã hội; môi trường đạo đức quân sự ở các đơn vị cơ sở

thiếu tính đồng bộ; tính tự giác trong tự rèn luyện đạo đức của một bộ phận

TNQĐ chưa cao,... Thực tế cho thấy, vẫn còn không ít TNQĐ nhận thức chưa

đầy đủ về hệ thống nguyên tắc, chuẩn mực đạo đức quân nhân, vẫn còn hiện

tượng “lệch chuẩn” về đạo đức, lối sống, thậm chí có trường hợp vi phạm

nghiêm trọng chuẩn mực đạo đức quân nhân, làm hoen ố hình ảnh Bộ đội Cụ

7

Hồ. Xu hướng “lệch chuẩn” đạo đức tuy có giảm, nhưng chuyển biến chậm và

chưa rõ nét. Một trong những nguyên nhân cơ bản của tình hình trên là việc

nghiên cứu chuyên sâu về tác động của biến đổi hệ thống GTĐĐ xã hội ở nước

ta đến đạo đức TNQĐ hiện nay chưa được quan tâm đúng mức, chưa có giải

pháp tối ưu để khắc phục những hạn chế, bất cập nêu trên.

Cùng với những vấn đề trên, những năm gần đây, mặt trái của toàn cầu

hóa về kinh tế và hội nhập quốc tế đã và đang tác động đến mọi mặt đời sống

tinh thần của nhân dân. Sự tác động đó làm cho sự biến đổi của hệ thống

GTĐĐ xã hội ở nước ta ngày càng phức tạp. Trong khi đó, các thế lực thù

địch đang tìm mọi cách tuyên truyền, lôi kéo, dụ dỗ thanh niên, thúc đẩy “tự

diễn biến” về đạo đức, lối sống làm cho sự tác động của biến đổi hệ thống

GTĐĐ xã hội đến đạo đức TNQĐ phức tạp hơn bao giờ hết. Tình hình trên

đây đặt ra sự cần thiết phải nghiên cứu vấn đề “Tác động của biến đổi hệ

thống GTĐĐ xã hội ở nước ta đến đạo đức TNQĐ hiện nay” một cách cơ

bản, hệ thống, góp phần tích cực vào việc phát huy bản chất tốt đẹp, nâng cao

sức mạnh chiến đấu của Quân đội, xây dựng Quân đội ta vững mạnh về chính

trị, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong thời kỳ mới.

3. Mục đích nghiên cứu của đề tài

Góp phần cung cấp cơ sở lý luận và thực tiễn cho quá trình phát triển

và hoàn thiện nhân cách TNQĐ hiện nay trước sự tác động của biến đổi hệ

thống GTĐĐ xã hội ở nước ta.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài

- Đối tượng nghiên cứu của đề tài: Bản chất và tính quy luật tác động

của biến đổi hệ thống GTĐĐ xã hội ở nước ta đến đạo đức TNQĐ.

- Phạm vi nghiên cứu của đề tài: Những vấn đề cơ bản liên quan đến

biến đổi của hệ thống GTĐĐ xã hội ở nước ta và tác động của nó đến đạo

đức TNQĐ. Thời gian sử dụng tài liệu phục vụ nghiên cứu chủ yếu từ năm

1986 đến nay.

8

5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

* Những đóng góp mới về khoa học của đề tài

- Những luận giải về thực chất và tính quy luật tác động của biến đổi hệ

thống GTĐĐ xã hội ở nước ta đến đạo đức TNQĐ.

- Kết quả khảo sát, đánh giá tình hình tác động và xác định những vấn đề

đặt ra trước sự tác động của biến đổi hệ thống GTĐĐ xã hội ở nước ta đến đạo

đức TNQĐ hiên nay.

- Một số giải pháp phát huy tác động tích cực, hạn chế tác động tiêu cực

của biến đổi hệ thống GTĐĐ xã hội ở nước ta đến đạo đức TNQĐ hiện nay.

* Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài

Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần hệ thống hóa, khái quát hóa lý

luận và thực tiễn về sự tác động của biến đổi hệ thống GTĐĐ xã hội ở nước ta

đến đạo đức TNQĐ. Đồng thời, góp phần thống nhất nhận thức của các chủ

thể về sự tác động của biến đổi hệ thống GTĐĐ xã hội ở nước ta đến đạo đức

TNQĐ. Ngoài ra, kết quả nghiên cứu của đề tài có thể làm tài liệu tham khảo

phục vụ công tác nghiên cứu, giảng dạy, quản lý, lãnh đạo và đổi mới nội

dung, phương pháp giáo dục đạo đức cho TNQĐ hiện nay.

9

TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1. Tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài

1.1. Những công trình khoa học tiêu biểu nghiên cứu về giá trị đạo

đức và hệ thống giá trị đạo đức xã hội

Giá trị đạo đức và hệ thống GTĐĐ xã hội là vấn đề phức tạp. Trong lịch

sử tư tưởng nhân loại cũng như hiện nay, xung quanh vấn đề này luôn được các

nhà khoa học trong và ngoài nước quan tâm nghiên cứu, thể hiện trong nhiều

công trình khoa học. Trong phạm vi nghiên cứu đã xác định, chúng tôi chỉ tổng

quan một số công trình khoa học tiêu biểu liên quan trực tiếp đến đề tài luận án.

Ở nước ngoài, có một số công trình khoa học tiêu biểu như: “Những vấn

đề đạo đức trong điều kiện KTTT” của các nhà khoa học Trung Quốc [140]; “Tu

dưỡng đạo đức tư tưởng" do tác giả La Quốc Kiệt chủ biên [51]; “Chủ nghĩa xã

hội và nhân cách” do tác giả L.M.Ac-khan-ghen-xki chủ biên [1]; "Đạo đức

học: Thử trình bày một hệ thống đạo đức mác xít" của G.Bran-ze-lat-de [11],…

Tuy các công trình khoa học nêu trên có cách tiếp cận và luận giải khác nhau,

song đều bàn về một hiện tượng tinh thần là đạo đức. Các nhà khoa học đã đưa

ra các quan niệm về đạo đức, GTĐĐ và hệ thống GTĐĐ trong chủ nghĩa xã hội.

Nhìn chung, các nhà khoa học đều khẳng định: thực tiễn là tiêu chuẩn khách

quan, “là thước đo căn bản nhất để đánh giá GTĐĐ” [140, tr. 108].

Các tác giả cuốn sách“Tu dưỡng đạo đức tư tưởng" đã trình bày một

cách có hệ thống những vấn đề về nhân cách, về giá trị xã hội nói chung và

GTĐĐ nói riêng; đồng thời phân tích khá sâu sắc bản chất và sự thống nhất

giữa giá trị cá nhân và giá trị xã hội. Theo đó, các tác giả quan niệm, sự phát

triển của trình độ đạo đức tư tưởng của cá thể là sự thống nhất giữa tri thức,

tình cảm, ý chí và hành động. Các tác giả khẳng định, GTĐĐ là hạt nhân của

nhân cách và do đó, tu dưỡng, rèn luyện đạo đức là điều kiện để hoàn thiện

nhân cách. Đồng thời, các tác giả đã chỉ ra các GTĐĐ trong hệ thống GTĐĐ

10

truyền thống cách mạng của Trung Quốc bao gồm: “Tinh thần theo đuổi chân

lý… Tinh thần toàn tâm toàn ý phục vụ nhân dân… Tinh thần anh dũng bất

khuất, ngoan cường vật lộn… Tinh thần trách nhiệm đối với cương vị công

tác và sự nghiệp… [51, tr. 555 - 558]. Các tác giả cho rằng, trên con đường

xây dựng chủ nghĩa xã hội mang màu sắc Trung Quốc, cần phải kế thừa và

phát huy các GTĐĐ cách mạng.

Các tác giả công trình khoa học "Chủ nghĩa xã hội và nhân cách" đã

luận giải khá toàn diện sự hình thành, phát triển của nhân cách về mặt đạo đức

trong điều kiện xây dựng chủ nghĩa xã hội. Theo các tác giả, yếu tố xã hội giữ

vai trò quyết định đối với sự hình thành, phát triển của nhân cách, trong đó

đạo đức cá nhân được xem là hạt nhân, là chuẩn mực của sự phát triển nhân

cách, biểu hiện mối quan hệ bên trong của con người đối với các giá trị xã

hội. Đặc biệt, các tác giả đã đưa ra quan niệm về giá trị, nguyên tắc, chuẩn

mực đạo đức. Theo đó, các tác giả quan niệm:

"... chuẩn mực đó là sự đánh giá các hiện tượng đạo đức tùy theo

phạm vi áp dụng riêng của chúng, nhưng, trước khi được vận dụng

như thế, thì các chuẩn mực đó phải được đem đối chiếu với những

quy tắc thế giới quan và ý thức hệ của xã hội, được phản chiếu

thông qua các chuẩn mực sơ đẳng đã được vận dụng khi người ta

nhận thức môi trường vi mô" [1, tr.3].

Các tác giả cũng chỉ ra vị trí, vai trò của các nguyên tắc, chuẩn mực đạo

đức đối với sự phát triển và hoàn thiện nhân cách: "Lý tưởng đạo đức, các

nguyên tắc và chuẩn mực định hướng cho ý thức đạo đức và quy định khuynh

hướng phát triển của nhân cách" [1, tr. 24].

Ở trong nước, các nhà khoa học đã tiếp cận và luận giải các khía cạnh

khác nhau về giá trị, GTĐĐ và hệ thống GTĐĐ xã hội cũng như quy luật vận

11

động, biến đổi của hệ thống giá trị đạo xã hội. Trước thời kỳ đổi mới, tiêu

biểu có cuốn sách "Giá trị tinh thần truyền thống của dân tộc Việt Nam" của

tác giả Trần Văn Giàu, xuất bản năm 1980 và tái bản lần thứ 3 năm 2011[36].

Trong cuốn sách, tác giả khẳng định những giá trị tinh thần tốt đẹp của dân

tộc ta qua hàng nghìn năm đấu tranh để dựng nước và giữ nước. Theo tác giả,

giá trị là những cái tốt, nhưng là những cái tốt mang tính phổ biến, cơ bản và

có nhiều tác dụng tích cực cho đạo đức, luân lý, có cả tác dụng nhận định,

hướng dẫn sự hành động. Tuy nhiên, như đầu đề cuốn sách đã thể hiện, tác

giả không đi sâu luận giải quan niệm về GTĐĐ mà chủ yếu bàn về hệ thống

GTĐĐ truyền thống và những điều kiện lịch sử quyết định sự hình thành và

phát triển của các GTĐĐ truyền thống Việt Nam. Tác giả cho rằng, GTĐĐ

truyền thống của dân tộc bao gồm: "Yêu nước, Cần cù, Anh hùng, Sáng tạo,

Lạc quan, Thương người, Vì nghĩa. Tiêu điểm của các tiêu điểm, giá trị của

các giá trị là yêu nước. Chủ nghĩa yêu nước là tư tưởng chủ yếu, là sợi chỉ đỏ

xuyên qua toàn bộ lịch sử của dân tộc Việt Nam" [36, tr. 157 - 158]. Điểm nổi

bật trong quyển sách là tác giả đã phân tích và luận giải khá sâu sắc các giá trị

tinh thần truyền thống của dân tộc Việt Nam và khẳng định, Chủ tịch Hồ Chí

Minh là sự kết tinh của các giá trị truyền thống và đạo đức cách mạng Việt

Nam. Quan niệm của tác giả Trần Văn Giàu về các GTĐĐ truyền thống và

thang GTĐĐ truyền thống của dân tộc được nhiều nhà khoa học đánh giá cao.

Bước vào thời kỳ đổi mới, vấn đề GTĐĐ và hệ thống GTĐĐ xã hộ được

các nhà khoa học quan tâm nghiên cứu nhiều hơn, tiêu biểu có một số đề tài

khoa học: “Giá trị - Định hướng giá trị nhân cách và giáo dục giá trị” do tác

giả Nguyễn Quang Uẩn làm chủ nhiệm [138]; "Vấn đề con người trong công

cuộc đổi mới" do tác giả Phạm Minh Hạc làm chủ nhiệm [37]; "Các giá trị

truyền thống và con người Việt Nam hiện nay" do tác giả Phan Huy Lê và Vũ

Minh Giang đồng chủ nhiệm [52]; "Tìm hiểu định hướng giá trị của thanh niên

12

Việt Nam trong điều kiện KTTT" do tác giả Thái Duy Tuyên làm chủ nhiệm

[135]; “Sự biến đổi thang GTĐĐ trong nền KTTT và việc xây dựng đạo đức

mới cho cán bộ quản lý ở nước ta hiện nay” do tác giả Nguyễn Chí Mỳ làm chủ

nhiệm [85]; “Chuẩn mực đạo đức con người Việt Nam hiện nay” do Nguyễn

Ngọc Phú làm chủ biên [96]; …

Các tác tác giả đề tài "Tìm hiểu định hướng giá trị của thanh niên Việt

Nam trong điều kiện KTTT" [135] đã đưa ra quan niệm khá hoàn chỉnh về giá

trị. Tuy nhiên, quan niệm về giá trị của đề tài đã nhấn mạnh các yếu tố nhu

cầu, nhận thức, tình cảm của chủ thể nên quan niệm về giá trị của đề tài dễ bị

hiểu là mang tính chủ quan. Bởi vì, giá trị gắn với hoạt động thực tiễn của con

người, định hướng cho hành động của con người. Các giá trị được hình thành,

tồn tại, biến đổi trên cơ sở hoạt động thực tiễn của con người. Chính trong

thực tiễn và chỉ có thông qua thực tiễn, các giá trị vật chất và tinh thần mới

xuất hiện và biến đổi. Do vậy, trong quan niệm về giá trị, các tác giả đã không

chỉ ra được nguồn gốc thực tiễn của giá trị - yếu tố quan trọng quy định sự

vận động, biến đổi của các giá trị và là thước đo căn bản nhất để đánh giá giá

trị nói chung và GTĐĐ nói riêng.

Đề tài "Giá trị - định hướng giá trị nhân cách và giáo dục giá trị" [138]

đã nghiên cứu khá toàn diện những vấn đề lý luận về giá trị, thang giá trị,

chuẩn giá trị xã hội và định hướng giá trị. Trên cơ sở tham khảo quan niệm về

giá trị của các quốc gia và của các nhà khoa học, đề tài đã đưa ra quan niệm

về hệ giá trị, thang giá trị và chuẩn giá trị. Các khái niệm trên có nội hàm

khác nhau nhưng có điểm chung là cả hệ giá trị, thang giá trị và chuẩn giá trị,

theo quan niệm của các tác giả đều mang tính lịch sử, chịu sự chế ước bởi

điều kiện, hoàn cảnh lịch sử. Tức là hệ giá trị, thang giá trị và chuẩn giá trị

đều hình thành, thay đổi theo thời gian cùng với sự phát triển, biến đổi của xã

hội loài người, của dân tộc, của cộng đồng và của từng cá nhân. Tuy nhiên,

13

các tác giả chủ yếu bàn về giá trị, thang giá trị, chuẩn giá trị nói chung, nên

các vấn đề về GTĐĐ, hệ thống GTĐĐ xã hội và sự biến đổi của nó chưa được

đề cập một cách cụ thể và sâu sắc trong đề tài.

Cuốn sách "Sự biến đổi thang GTĐĐ trong nền KTTT với việc xây

dựng đạo đức mới cho cán bộ quản lý ở nước ta hiện nay" do tác giả Nguyễn

Chí Mỳ làm chủ biên đã đưa ra quan niệm cụ thể về GTĐĐ và thang GTĐĐ.

Các tác giả quan niệm: "GTĐĐ là những cái được con người lựa chọn và

đánh giá như việc làm có ý nghĩa tích cực đối với đời sống xã hội được lương

tâm đồng tình và dư luận biểu dương" [85, tr. 62]. Và thang giá trị (còn gọi là

thước đo giá trị) là "Một tổ hợp GTĐĐ hay một hệ thống GTĐĐ được xếp

theo một thứ tự ưu tiên nhất định" [85, tr.62]. Đây là những quan niệm khá

hoàn chỉnh, được nhiều nhà khoa học đồng tình. Đồng thời, các tác giả cũng

khẳng định thang GTĐĐ hình thành và phát triển phụ thuộc vào điều kiện lịch

sử - xã hội nhất định, vào đặc điểm dân tộc, cộng đồng người và từng con

người cụ thể. Điểm nổi bật trong cuốn sách là các tác giả đã phân tích và chỉ

ra vị trí, vai trò các giá trị cụ thể trong thang GTĐĐ truyền thống của dân tộc

Việt Nam. Các tác giả cho rằng, yêu nước, hy sinh cống hiến cho đất nước là

giá trị cao nhất trong thang GTĐĐ truyền thống và là sợi chỉ đỏ xuyên suốt

toàn bộ các giá trị tư tưởng Việt Nam nói chung và GTĐĐ nói riêng.

Các tác giả cuốn sách "Chuẩn mực đạo đức con người Việt Nam hiện

nay" cho rằng, chuẩn mực đạo đức là một yếu tố đặc trưng của đạo đức; là cái

cần có của hành vi đạo đức để xác lập cái cần có của hiện thực đạo đức. Khi

chuẩn mực đạo đức trở thành nếp sống của mỗi người, nó sẽ góp phần hoàn

thiện phẩm chất nhân cách phù hợp với những yêu cầu xã hội. Mặc dù không

bàn về GTĐĐ một cách hệ thống, nhưng các tác giả cuốn sách đã phân tích khá

sâu sắc các giá trị chuẩn mực đạo đức truyền thống của con người Việt Nam cả

trong thời kỳ phong kiến, thời kỳ đấu tranh cách mạng giành độc lập dân tộc,

xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN.

14

Xung quanh vấn đề GTĐĐ, còn có nhiều công trình khoa học bàn tới,

tiêu biểu như: "Hướng các GTĐĐ truyền thống theo hệ chuẩn giá trị chân -

thiện - mỹ trong bối cảnh toàn cầu hóa và phát triển KTTT" của tác giả Đặng

Hữu Toàn đăng trong cuốn sách "Giá trị truyền thống trước những thách thức

của toàn cầu hoá [118]; "Định hướng GTĐĐ quân nhân QĐND Việt Nam

trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế" do tác giả Phạm Văn Nhuận chủ

nhiệm [93]; “Chuẩn mực đạo đức quân nhân của QĐND Việt Nam hiện nay”

do Phạm Văn Nhuận làm chủ biên [92]; “Một số suy nghĩ về việc giữ gìn và

phát huy GTĐĐ truyền thống ở Việt Nam hiện nay” của tác giả Nguyễn Đình

Tường [136]; “GTĐĐ truyền thống với việc xây dựng đạo đức mới cho thế hệ

trẻ Việt Nam hiện nay” của tác giả Ngô Thị Thu Ngà [87]; GTĐĐ và biểu hiện

của nó trong đời sống xã hội" của tác giả Mai Xuân Hợi [48]; "Bàn thêm về

khái niệm "GTĐĐ" [107] và "Phát triển GTĐĐ của học viên sĩ quan QĐND

Việt Nam hiện nay” của tác giả Đoàn Quốc Thái [108],... Nhìn chung, các công

trình khoa học nêu trên đã phân tích và luận giải khá sâu sắc quan niệm về

GTĐĐ. "GTĐĐ là toàn bộ những quan niệm về thiện, ác, tốt, xấu, lương tâm,

trách nhiệm, hạnh phúc, công bằng..." [107, tr. 66]. "GTĐĐ là cái được con

người lựa chọn và đánh giá, xem nó như là việc làm có ý nghĩa tích cực đối với

đời sống xã hội, được lương tâm đồng tình và dư luận biểu dương" [48, tr.32].

Khác với cách tiếp cận trên, tác giả Đặng Hữu Toàn cho rằng, GTĐĐ

không phải là cái bất biến, mà nó "vừa có tính chuẩn mực, lại vừa có tính mền

dẻo, linh hoạt và luôn vận động, biến đổi cùng với sự vận động, biến đổi chung

của đời sống kinh tế - xã hội" [118, tr.357]. Đồng thời, tác giả quan niệm,

GTĐĐ "là tất cả những gì đem lại sự phát triển, sự tiến bộ cho xã hội và cho

bản thân con người" [118, tr.353]. Tác giả Phạm Văn Nhuận và các cộng sự

quan niệm, GTĐĐ "là sự khẳng định ý nghĩa của đối tượng đối với chủ thể liên

quan đến khía cạnh đạo đức chứa đựng trong hệ thống chuẩn mực, nguyên tắc,

quy tắc ứng xử tham gia vào điều chỉnh ý thức và hành vi của con người mang

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!