Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

(SKKN HAY NHẤT) xây dựng hệ thống câu hỏi ôn tập phần cơ chế di truyền ở cấp độ phân tử nhằm nâng
MIỄN PHÍ
Số trang
32
Kích thước
202.1 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1128

(SKKN HAY NHẤT) xây dựng hệ thống câu hỏi ôn tập phần cơ chế di truyền ở cấp độ phân tử nhằm nâng

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

1. MỞ ĐẦU

1.1. Lý do chọn đề tài

Qua nhiều năm giảng dạy và bồi dưỡng học sinh thi TN THPT Quốc gia, xét

tuyển vào các trường đại học, cao đẳng, tôi nhận thấy ôn tập cho học sinh vào 2

tháng gần thi đóng vai trò hết sức quan trọng. Sau khi học sinh đã có vốn kiến thức

cơ bản về lí thuyết các em rất cần được hệ thống lại kiến thức lí thuyết và bài tập từ

đó vận dụng để trả lời các câu hỏi, bài tập ôn tập. Hiện nay, câu hỏi, bài tập phần cơ

chế di truyền và biến dị chiếm tỉ lệ lớn trong đề thi TN THPT Quốc gia (Trong đề

thi TN THPT Quốc gia năm 2020 có 8/40 câu, đề thi tham khảo cho kì thi tốt

nghiệp THPT Quốc gia năm 2021 có 7/40 câu).

Cùng với việc đổi mới dạy học theo chủ đề, đổi mới kiểm tra, đánh giá, các

trường tự chủ trong việc xây dựng chương trình dạy học nhà trường, thì giáo viên

ngoài việc giúp học sinh chủ động, tích cực tiếp nhận kiến thức mới còn phải tìm ra

những phương pháp, kinh nghiệm giúp học sinh ôn tập tốt hơn. Đặc biệt với hình

thức thi THPT hiện nay, môn sinh học nằm trong tổ hợp môn thi Khoa học tự

nhiên, thời gian cho mỗi bài thi chỉ 50 phút với 40 câu trắc nghiệm thì việc giáo

viên hướng dẫn để học sinh có phương pháp nhận dạng, giải nhanh và chính xác

các câu hỏi, bài tập để lấy điểm cao là hết sức cần thiết.

Hiện nay đã có nhiều tài liệu viết về hệ thống lí thuyết, câu hỏi ôn tập phần

cơ chế di truyền và biến dị. Tuy nhiên, hầu như các tài liệu này chưa bám chuẩn

kiến thức kĩ năng và yêu cầu cần đạt trong chương trình giáo dục phổ thông năm

2018 nên hệ thống câu hỏi dài mà chưa đáp ứng được yêu cầu ôn tập của học sinh.

Chính vì những lý do trên, trong quá trình dạy học tôi đã dựa vào lý thuyết

phần có chế di truyền và biến dị, chuẩn kiến thức kĩ năng, chương trình giáo dục

phổ thông năm 2018 và xu hướng thi tốt nhiệp THPT Quốc gia hiện nay để thiết lập

cho học sinh hệ thống câu hỏi, bài tập ôn tập phần kiến thức này. Do đó, tôi có

ý tưởng viết đề tài với nội dung: “Xây dựng hệ thống câu hỏi ôn tập phần cơ chế di

truyền ở cấp độ phân tử nhằm nâng cao chất lượng kì thi tốt nghiệp THPT Quốc

gia” với mong muốn chia sẻ cùng đồng nghiệp nhằm giúp học sinh có được những

kĩ năng cần thiết để ôn tập có hiệu quả phần “Cơ chế di truyền ở cấp độ phân tử”.

1.2. Mục đích nghiên cứu:

Đề xuất phương pháp xây dựng hệ thống câu hỏi ôn tập phần “Cơ chế di truyền

ở cấp độ phân tử” dựa vào chuẩn kiến thức, kĩ năng và yêu cầu cần đạt của chương

1

LUAN VAN CHAT LUONG download : add [email protected]

trình giáo dục phổ thông năm 2018 nhằm nâng cao chất lượng dạy học ở trường

THPT.

1.3. Đối tượng nghiên cứu:

Đề tài áp dụng với học sinh khối 12 trong các giờ luyện tập, ôn tập chương, ôn

luyện thi THPT Quốc gia.

1.4. Phương pháp nghiên cứu:

Phương pháp nghiên cứu tài liệu:

- Nghiên cứu cơ sở lý thuyết.

- Nghiên cứu một số câu hỏi, bài tập phần “Cơ chế di truyền ở cấp độ phân tử”

trong đề thi THPT Quốc gia.

Phương pháp thực nghiệm sư phạm.

1.5 Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm:

Đưa ra giải pháp xây dựng câu hỏi, bài tập phần “Cơ chế di truyền ở cấp độ

phân tử” dựa vào chuẩn kiến thức, kĩ năng và chương trình giáo dục phổ thông năm

2018.

2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm:

2.1.1. Chuẩn kiến thức kĩ năng năm 2009 của Bộ GDĐT.

2.1.2. Yêu cầu cần đạt của chương trình phổ thông 2018 phần “Cơ chế di

truyền ở cấp độ phân tử”

2.1.3. Hướng dẫn điều chỉnh nội dung dạy học cấp THPT môn Sinh học (Kèm

theo công văn số 3280/BGDĐT-GDTrH ngày 27/8/2020 của Bộ trưởng

Bộ GDĐT).

2.1.4. Xu hướng đề thi tốt nghiệp THPT năm 2020 và đề thi minh họa tốt

nghiệp THPT 2021 của Bộ GDĐT.

2.1.5. Cơ sở lý thuyết về câu hỏi trắc nghiệm khách quan

a) Đặc tính của câu hỏi trắc nghiệm khách quan

- Câu hỏi nhận biết: Học sinh nhớ các khái niệm cơ bản, có thể nêu lên hoặc

nhận ra chúng khi được yêu cầu.

- Câu hỏi thông hiểu: Học sinh hiểu các khái niệm cơ bản và có thể vận dụng

chúng, khi chúng được thể hiện theo cách tương tự như cách giáo viên đã giảng

hoặc như các ví dụ tiêu biểu về chúng trên lớp học.

- Câu hỏi vận dụng: Học sinh có thể hiểu được khái niệm ở một cấp độ cao hơn

“thông hiểu”, tạo ra được sự liên kết logic giữa các khái niệm cơ bản và có thể vận

2

LUAN VAN CHAT LUONG download : add [email protected]

dụng chúng để tổ chức lại các thông tin đã được trình bày giống với bài giảng của

giáo viên hoặc trong sách giáo khoa.

- Câu hỏi vận dụng cao: Học sinh có thể sử dụng các kiến thức về môn học -

chủ đề để giải quyết các vấn đề mới, không giống với những điều đã được học,

hoặc trình bày trong sách giáo khoa, nhưng ở mức độ phù hợp nhiệm vụ, với kỹ

năng và kiến thức được giảng dạy phù hợp với mức độ nhận thức này. Đây là

những vấn đề, nhiệm vụ giống với các tình huống mà học sinh sẽ gặp phải ngoài xã

hội.

Trong đó, câu hỏi dễ (nhận biết, thông hiểu):

+ Yêu cầu thí sinh sử dụng những thao tác tư duy tương đối đơn giản như phân

tích, tổng hợp, áp dụng một số công thức, khái niệm cơ bản…

+ Lời giải bao gồm từ 1 tới 2 bước tính toán, lập luận.

+ Giả thiết và kết luận có mối quan hệ tương đối trực tiếp.

+ Câu hỏi đề cập tới các nội dung kiến thức tương đối cơ bản, không quá phức

tạp, trừu tượng.

Câu hỏi trung bình (vận dụng):

+ Yêu cầu thí sinh sử dụng những thao tác tư duy tương đối đơn giản như phân

tích, tổng hợp, áp dụng một số công thức, khái niệm cơ bản…

+ Lời giải bao gồm từ 1 tới 2 bước tính toán, lập luận.

+ Giả thiết và kết luận có mối quan hệ tương đối trực tiếp.

+ Câu hỏi đề cập tới các nội dung kiến thức tương đối cơ bản, không quá phức

tạp, trừu tượng.

Câu hỏi khó (vận dụng cao):

+ Yêu cầu thí sinh sử dụng các thao tác tư duy cao như phân tích, tổng hợp,

đánh giá, sáng tạo.

+ Giả thiết và kết luận không có mối quan hệ trực tiếp.

+ Lời giải bao gồm từ 2 bước trở lên.

+ Câu hỏi đề cập tới các nội dung kiến thức khá sâu sắc, trừu tượng.

b) Kĩ thuật viết câu hỏi trắc nghiệm khách quan

- Mỗi câu hỏi phải đo một kết quả học tập quan trọng.

- Tập trung vào một vấn đề duy nhất.

- Dùng từ vựng một cách nhất quán với nhóm đối tượng được kiểm tra.

- Tránh việc một câu trắc nghiệm này gợi ý cho một câu trắc nghiệm khác,

giữa các câu độc lập với nhau.

3

LUAN VAN CHAT LUONG download : add [email protected]

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!