Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

(SKKN HAY NHẤT) một số giải pháp chỉ đạo các hoạt động giáo dục nhằm tăng cường rèn kỹ năng sống cho
MIỄN PHÍ
Số trang
24
Kích thước
1.1 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1044

(SKKN HAY NHẤT) một số giải pháp chỉ đạo các hoạt động giáo dục nhằm tăng cường rèn kỹ năng sống cho

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

1. Mở đầu

1.1. Lý do chọn vấn đề nghiên cứu.

Cùng với xu thế phát triển của thời đại, Giáo dục nước nhà đang từng

bước được đổi mới mạnh mẽ, nhằm đáp ứng mục tiêu giáo dục đã đề ra. Việc

học tập, trau dồi kiến thức khi còn ngồi trên ghế nhà trường là một điều vô cùng

cần thiết. Song song với điều đó, trẻ em cũng cần được rèn luyện và nâng cao kỹ

năng sống để có được thành công trong tương lai. Tại Việt Nam,việc đưa kỹ

năng sống vào chương trình giảng dạy đang ngày càng được chú trọng ở bậc

Trung học cơ sở. Tuy nhiên, nội dung giáo dục trong các nhà trường hiện nay

còn nặng về dạy kiến thức, chưa chú trọng đúng mức đến việc giáo dục kĩ năng

sống cho học sinh.

Để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đáp ứng nguồn nhân lực phục

vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đáp ứng yêu cầu hội nhập

quốc tế và nhu cầu phát triển của người học. Giáo dục phổ thông đã và đang

được đổi mới mạnh mẽ theo bốn trụ cột của giáo dục thế kỉ XXI, mà thực chất là

cách tiếp cận kĩ năng sống: “Học để biết, học để làm, học để tự khẳng định mình

và học để cùng chung sống”. Mục tiêu giáo dục của nước ta đã chuyển từ cung

cấp kiến thức là chủ yếu sang hình thành và phát triển những năng lực cần thiết

ở người học và Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh.

Theo quan điểm của các chuyên gia, nhà trường là nơi đang diễn ra cuộc

sống thật của trẻ, do vậy kĩ năng sống là sản phẩm bắt buộc của giáo dục nhà

trường.

Giáo dục kỹ năng sống hiện nay với đối tượng là học sinh THCS tưởng

chừng như rất đơn giản nhưng trên thực tế thì lại rất khó khăn và phức tạp. Có

một thực tế là nhiều học sinh thành phố, đô thị hiện nay được bố mẹ bao bọc quá

kỹ, được bao cấp đến “tận răng”. Học lớp 6, lớp 7, mà bố mẹ vẫn đưa đón hàng

ngày. Ở nhà, nhiều trẻ được “miễn” việc giúp đỡ bố mẹ làm công việc nhà, dù là

việc nhỏ nhất với lý do là để dành thêm thời gian cho con học. Có rất nhiều lời

giải thích, biện minh cho việc chăm sóc, nuông chiều con cái quá mức ở các bố

mẹ. Hệ lụy của việc nuông chiều ấy, sẽ làm mất đi tính tự lập của trẻ, làm cho

trẻ trở nên lười nhác, ỷ lại cho người khác

Mặt khác, học sinh THCS (11-15 tuổi) là lứa tuổi có nhiều thay đổi mạnh

mẽ về thể chất, sức khỏe và tâm sinh lý. Tuổi dậy thì các em dễ thay đổi tình

cảm, hành vi, chóng vui, chóng buồn. Mâu thuẫn giữa ý muốn thoát khỏi sự

giám sát của bố mẹ, muốn khẳng định mình trong gia đình lẫn ngoài xã hội với ý

thức “các em vẫn còn là trẻ con” trong suy nghĩ của các bậc cha mẹ, thầy cô đã

nảy sinh những xung đột mà các em chưa được trang bị kỹ năng cần thiết để ứng

phó và giải quyết kịp thời. Đây là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến

tình trạng vi phạm pháp luật ở trẻ vị thành niên, trong đó có học sinh THCS

ngày càng gia tăng . Chính vì thế trong quá trình giảng dạy chúng ta cần trang bị

cho học sinh những kĩ năng sống cần thiết cho lứa tuổi THCS.

Bên cạnh đó, mặc dù điều kiện sống của lớp trẻ ngày càng tốt hơn, nhưng

việc giao lưu, chia sẻ, kết bạn…của trẻ dường như thu hẹp lại. Đầu tiên là việc

tạo ra sự kết nối trong gia đình, giữa bố mẹ và con cái. Thời gian bố mẹ dành

cho con trẻ ngày càng eo hẹp. Có một nghịch lý là: Xã hội càng phát triển, cuộc

1

LUAN VAN CHAT LUONG download : add [email protected]

sống càng hiện đại thì thời gian mà con người giành cho nhau ngày càng eo hẹp.

Cuối cùng những đứa trẻ cảm thấy cô đơn ngay trong chính ngôi nhà của

mình.Các em có thể học rất giỏi nhưng lại không biết cách giao tiếp, không biết

xử lý các tình huống, không biết chia sẻ. Các em chỉ biết đến trường để học kiến

thức rồi về nhà trong sự bao bọc của người lớn. Một khi, sự bao bọc mất đi thì

các em sẽ dễ bị tổn thương vì không có kỹ năng tự bảo vệ mình. Giáo dục kỹ

năng sống cho học sinh không phải chỉ giới hạn trong một số hoạt động được

lồng ghép hay tích hợp trong một số môn học, một số buổi ngoại khóa , mà phải

là một quá trình xuyên suốt, lâu dài, không có giới hạn. Hiện nay, ngay cả đội

ngũ giáo viên cũng còn lung túng trong việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh

và thậm chí ngay cả chính bản thân người giáo viên cũng chưa thấu hiểu thế nào

là rèn kỹ năng sống. Ngoài ra một nguyên nhân nữa dẫn đến việc trẻ em rất thiếu

các kỹ năng sống cần thiết, đó là việc trẻ thực sự thiếu một môi trường để có thể

học hỏi, giao lưu, tương tác và trải nghiệm. Các trường học và chương trình giáo

dục của nước ta dù đã có nhiều cố gắng cải cách, nhưng thực tế cho thấy phương

pháp giảng dạy vẫn còn theo lối cũ, lý thuyết vẫn được coi trọng hơn thực hành.

Là một quốc gia thường có các học sinh đoạt nhiều giải thưởng quốc tế, nhưng

nước ta lại là một nước công nghệ “đi mua”, các sáng chế hầu như chỉ là các

công trình trên giấy.Thật tiếc khi nhà trường chỉ chú trọng dạy văn hoá mà

không quan tâm nhiều đến việc dạy kỹ năng sống. Trẻ dù học giỏi nhưng thụ

động, không dám giao tiếp trước đám đông còn nguy hiểm hơn cả việc học dốt.

Mặc dù Bộ giáo dục và Đào tạo đã đưa nội dung giáo dục kỹ năng sống lồng

ghép vào các môn học, đồng thời Sở giáo dục và đào tạo tỉnh Thanh Hóa cũng

đã cho phép các trường kết hợp với Hội cha mẹ học sinh phối hợp với một số

Trung tâm giáo dục kỹ năng sống cho học sinh. Nhưng, kết quả vẫn chưa dược

như mong đợi. Giáo dục kỹ năng sống không phải là một môn học cụ thể mà là

một quá trình giáo dục kết hợp từ thực tiễn cuộc sống đến các hành vi được lồng

ghép vào các môn học khác đôi khi không rõ nét, nên đôi khi giáo viên hay bỏ

qua những điều lồng ghép này trong giảng dạy. Nó không có một phương pháp

hay một hình thức giảng dạy cụ thể mà phải tùy thuộc vào từng tình huống, từng

hoàn cảnh cụ thể để giáo dục các em. Bản thân người giáo viên ngoài việc tuân

thủ thực hiện giảng dạy tích hợp kỹ năng sống theo hướng dẫn chỉ đạo của Bộ

GD&ĐT, Sở GD &ĐT còn phải có ý thức tự tìm hiểu, tự sáng tạo, điều chỉnh

các giá trị sống; kỹ năng sống của mình,để làm gương cho học sinh.

Nhận thức được tầm quan trọng của việc giáo dục kỹ năng sống trong nhà

trường hiện nay, là một cán bộ quản lí,tôi luôn trăn trở, làm sao để các em có thể

có và vận dụng được các kỹ năng sống ở mọi lúc, mọi nơi,để cùng “chung

sống”. Cần phải có những giải pháp gì để giúp cho đội ngũ giáo viên hiểu và

thấy rõ được tầm quan trọng của việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh, giúp

các em tự tin trong giao tiếp, bước đầu tự lập trong cuộc sống, biết nhận thức và

ra các quyết định đơn giản…

Qua 2 năm nghiên cứu, trải nghiệm thực tế tôi đã tìm ra được một số giải pháp,

vận dụng phù hợp với đơn vị mình và đã mang lại hiệu quả. Với mong muốn rút

được kinh nghiệm cho bản thân và chia sẻ cho bạn bè, đồng nghiệp tham khảo

2

LUAN VAN CHAT LUONG download : add [email protected]

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!