Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

(SKKN HAY NHẤT) một số giải pháp bồi dưỡng học sinh giỏi môn ngữ văn ở trung tâm GDNN GDTX cẩm thủy
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
1. MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài
Người xưa từng nói: “Hiền tài là nguyên khí của Quốc gia. Nguyên khí
thịnh thì thế nước mạnh rồi lên cao, nguyên khí suy thì thế nước yếu rồi xuống
thấp. Vì vậy, các đấng thánh đế minh vương chẳng ai không lấy việc bồi dưỡng
nhân tài, kén chọn kẽ sĩ, vun trồng nguyên khí làm việc đầu tiên”.
(Trích “Hiền tài là nguyên khí của quốc gia”-Thân Nhân Trung Ngữ văn 10, NXB GD tr31) [1]
Tiếp nối truyền thống ấy, ngày nay Đảng và Nhà nước ta luôn coi giáo
dục là “quốc sách hàng đầu”, luôn xác định “Năng cao dân trí, đào tạo nhân
lực, bồi dưỡng nhân tài” (trích Nghị quyết số 04-NQ/HNTW Hội nghị lần thứ tư
BCHTW Đảng (khóa VII) về tiếp tục đổi mới sự nghiệp giáo dục và đào tạo,
ngày 14/01/1993)[2] là mục tiêu quan trọng mà ngành giáo dục hướng tới. Bộ
Giáo dục và đào tạo đã có rất nhiều chủ trương mới về công tác bồi dưỡng học
sinh giỏi như: xây dựng hệ thống các trường chuyên một cách hoàn thiện hơn;
khuyến khích và tôn vinh những học sinh có thành tích cao trong học tập; các
học sinh có năng khiếu được học với chương trình nâng cao phù hợp với năng
lực và nguyện vọng của các em...
Năm nào cũng vậy, Sở giáo dục và đào tạo Thanh Hóa đều tổ chức kỳ thi
chọn học sinh giỏi các cấp, trong đó có kỳ thi học sinh giỏi khối GDTX. Kỳ thi
này nhằm lựa chọn và tôn vinh những học sinh có thành tích cao trong các môn
học. Đồng thời, kết quả của kỳ thì là căn cứ để đánh giá chất lượng giáo dục
của mỗi trung tâm trong toàn tỉnh. Mặc dù, đối tượng học sinh tại Trung tâm
GDNN-GDTX Cẩm Thủy có đầu vào rất thấp, Trung tâm vẫn luôn coi công tác
bồi dưỡng học sinh giỏi là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của thầy và trò.
Là một giáo viên Ngữ văn đứng lớp giảng dạy hơn 16 năm và đã từng
tham gia bồi dưỡng học sinh giỏi qua một số năm. Tôi nhận thấy, người dạy
học không chỉ dạy chữ mà còn dạy người. Thầy cô giáo vừa là người giúp các
em lĩnh hội tri thức và vận dụng nó một cách linh hoạt vào cuộc sống, vừa
chính là những kĩ sư xây đắp tâm hồn bao thế hệ học sinh. Người giáo viên dạy
môn Ngữ văn càng có nhiều ưu thế nhất trong việc này. Đối với người thầy,
niềm vui sướng lớn nhất là đào tạo ra những học sinh chăm ngoan, học giỏi, có
đạo đức, có nhân cách tốt...Nhưng để có học sinh giỏi thì ngoài năng lực, tố
chất của học sinh còn cần có công lao bồi dưỡng của người thầy.
Công tác bồi dưỡng học sinh giỏi là nhiệm vụ nặng nề nhưng cũng rất
vinh dự. Làm thế nào để đạt được kết quả cao trong quá trình bồi dưỡng học
sinh, đó là điều băn khoăn, trăn trở không chỉ riêng tôi mà đây cũng là nỗi niềm
chung của tất cả giáo viên khi tham gia bồi dưỡng học sinh giỏi. Nên việc lựa
chọn và bồi dưỡng học sinh giỏi môn Ngữ văn sao cho đạt kết quả cao nhất
luôn được đặt lên hàng đầu. Đặc biệt trong thời đại 4.0, khi đa số các em có xu
hướng lựa chọn các môn học tự nhiên thì việc lựa chọn và bồi dưỡng học sinh
1
LUAN VAN CHAT LUONG download : add [email protected]
giỏi môn Ngữ văn lại rất cần thiết. Bằng sự nỗ lực của bản thân, qua trao đổi,
học hỏi từ bạn bè, đồng nghiệp, cùng với thực tiễn trải nghiệm trong công tác
giảng dạy và bồi dưỡng học sinh giỏi qua các năm, tôi mạnh dạn lựa chọn đề
tài: “Một số giải pháp bồi dưỡng học sinh giỏi môn Ngữ văn ở Trung tâm
GDNN-GDTX Cẩm Thủy”.
1.2. Mục đích nghiên cứu:
Góp phần nâng cao chất lượng học sinh đại trà nói chung và chất lượng học
sinh giỏi nói riêng của Trung tâm GDNN-GDTX Cẩm Thủy.
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
- Đối tượng: Học sinh khối 11, 12 ở TT GDNN-GDTX Cẩm Thủy.
- Phạm vi nghiên cứu: Văn học Việt Nam chương trình chuẩn Ngữ văn lớp
12 và lớp 11.
1.4. Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp điều tra thu thập thông tin; thống kê và xử lí số liệu.
2. NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
Công tác bồi dưỡng học sinh giỏi là một nhiệm vụ rất quan trọng, lớn lao,
khó khăn, nặng nề nhưng rất đỗi vinh dự. Học sinh giỏi thường là học sinh có
kiến thức, có khả năng cảm thụ văn chương, khả năng tư duy và nhất là khả
năng viết bài. Nhưng đối tượng học sinh Trung tâm GDNN-GDTX Cẩm Thủy
có đầu vào rất thấp, lại là con của các gia đình nghèo không có điều kiện quan
tâm tới việc học của các em thì việc lựa chọn và bồi dưỡng học sinh giỏi gặp
muôn vàn khó khăn.
Vì thế, để bồi dưỡng được học sinh giỏi tỉnh tại Trung tâm GDNN-GDTX,
một mặt, giáo viên phải cố gắng rất nhiều so với giáo viên phổ thông. Mặt khác,
đòi hỏi giáo viên phải có kiến thức vững vàng, có lòng yêu nghề, quyết tâm cao,
có sự chuẩn bị và đầu tư nhiều thời gian, nhiều công sức hơn tiết dạy bình
thường trên lớp, thậm chí phải có quá trình tích lũy qua thời gian mới có thể
thuyết phục học sinh, làm cho các em thực sự tin tưởng và hứng thú say mê học
tập.
Qua một số năm bồi dưỡng học sinh giỏi, tôi đã đúc rút ra một số kinh
nghiệm, dù chỉ thực hiện tập trung trong mấy tháng ít ỏi mà có thể có được
những thành công nhất định. Cho nên với chuyên đề này, tôi mạnh dạn đưa ra
những suy nghĩ của mình với mong muốn là được trao đổi kinh nghiệm với các
đồng nghiệp, chia sẻ, học tập lẫn nhau để cùng tiến bộ; góp phần nâng cao chất
lượng giảng dạy của giáo viên và hiệu quả học tập của học sinh. Đó cũng là nội
dung, mục đích hướng của sáng kiến kinh nghiệm.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng SKKN
2
LUAN VAN CHAT LUONG download : add [email protected]