Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

(SKKN HAY NHẤT) vận dụng phương pháp nêu gương nhằm nâng cao chất lượng giáo dục học sinh của giáo
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH THANH HÓA
TRƯỜNG THPT BA ĐÌNH
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP NÊU GƯƠNG NHẰM NÂNG
CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC HỌC SINH CỦA GIÁO
VIÊN CHỦ NHIỆM LỚP Ở TRƯỜNG THPT BA ĐÌNH
Người thực hiện: Mai Thị Thêu
Chức vụ: Tổ phó chuyên môn
SKKN thuộc lĩnh vực: Chủ nhiệm
THANH HÓA, NĂM 2021
UAN VAN CHAT LUONG download : add [email protected]
MUC LUC
Tên mục
1. Mở đầu
1.1. Lí do chọn đề tài
1.2. Mục đích nghiên cứu
1.3. Đối tượng nghiên cứu
1.4. Phương pháp nghiên cứu
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2.1. Cơ sở lý luận
2.1.1. Một số khái niệm cơ bản
2.1.2.Nội dung của “nêu gương” theo quan điểm của Hồ Chí Minh
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
2.3. Một số giải pháp cụ thể đã sử dụng để giải quyết vấn đề
2.3.1. Tạo môi trường thuận lợi để “nêu gương”
2.3.2. Hình thức tổ chức “nêu gương”
2.3.3. Cách thức tiến hành “nêu gương”
2.3.4. Biện pháp đảm bảo “nêu gương”
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản
thân, đồng nghiệp và nhà trường
3. Kết luận và kiến nghị
3.1. Kết luận
3.2. Kiến nghị
TÀI LIỆU THAM KHẢO
DANH MỤC SÁNG KIẾN ĐÃ ĐƯỢC XẾP LOẠI
PHU LUC
UAN VAN CHAT LUONG download : add [email protected]
1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài
"Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm thì phải trồng
người" (Hồ Chí Minh). Lúc sinh thời, Bác Hồ đặc biệt quan tâm đến sự nghiệp
“trồng người”– đào tạo thế hệ cách mạng cho đời sau. Trong công tác giáo dục,
Người rất coi trọng đến “nêu gương”.Bác đã vận dụng phương thức giáo dục của
người xưa “dĩ nhân nhi giáo, dĩ ngôn thi giáo” tức là trước hết phải giáo dục
bằng tấm gương sống của mình, sau đó mới giáo dục bằng lời nói. Và Bác Hồ
chính là tấm gương sống, mẫu mực về thực hành nêu gương. Nhiều lần Người
căn dặn giáo dục đạo đức cho học sinh, sinh viên là nhiệm vụ của toàn Đảng,
toàn dân, toàn xã hội.
“Nêu gương” là một nội dung cốt yếu trong tư tưởng Hồ Chí Minh. Học tập và
làm theo phong cách nêu gương, nói đi đôi với làm của Người là nhiệm vụ của toàn
Đảng, toàn dân ta, nhất là khi cả nước đang triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội
XIII của Đảng, Nghị quyết Trung ương 4, khóa XII về tăng cường xây dựng, chỉnh
đốn Đảng.Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII khẳng định: “Mỗi cán bộ đảng viên
phải tự nêu cao vai trò nêu gương đối với mình, đối với người và đối với việc; phải
luôn “nói đi đôi với làm” và phải biết lấy người tốt, việc tốt để tuyên truyền cho sự
nêu gương”[9].
Trong nhà trường phổ thông, việc giáo dục tư tưởng, đạo đức cho học sinh
được thực hiện dưới nhiều hình thức: giáo dục thông qua các môn học, các hoạt
động xã hội, giáo dục truyền thống, hoạt động đoàn thể, giáo dục ngoại khóa, giáo
dục cá biệt… Song giáo dục nêu gương là một trong những phương pháp hiệu quả
nhất. Bác Hồ đã chỉ rõ: “Người Việt Nam vốn giàu tình cảm và đối với họ một tấm
gương sống còn có giá trị hơn một trăm bài diễn văn tuyên truyền”[7].
Tuy vậy, thực tế trong các nhà trường, không phải giáo viên nào cũng coi trọng
phương pháp nêu gương, không phải ai cũng vận dụng và vận dụng một cách có
hiệu quả. Có giáo viên chỉ “nêu gương” qua loa, đại khái, không có tác dụng kịp thời
động viên, khuyến khích các em cố gắng, tiến bộ. Mặt khác, điều đáng lo ngại hiện
nay là đạo đức học đường của một bộ phận học sinh đang xuống cấp, biểu hiện ở sự
lệch chuẩn trong hành vi, nhân cách đạo đức như: thiếu lễ độ với người lớn, tụ tập
gây gổ đánh nhau, thói lười học, ham chơi, sống đua đòi và vi phạm pháp 1
UAN VAN CHAT LUONG download : add [email protected]