Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

(SKKN HAY NHẤT) ứng dụng CNTT nhằm nâng cao hứng thú học tập và khả năng tiếp thu môn âm nhạc cho
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
MỤC LỤC
NỘI DUNG
1. MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài
1.2. Mục đích nghiên cứu
1.3. Đối tượng nghiên cứu
1.4. Phương pháp nghiên cứu
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lí luận của đề tài.
2.2. Thực trạng của vấn đề.
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
2.3.1. Giải pháp 1: Phân môn dạy Học hát
2.3.2. Giải pháp 2: Phân môn dạy Nhạc lí
2.3.3. Giải pháp 3: Phân môn dạy Tập đọc nhạc
2.3.4. Giải pháp 4: Phân môn dạy Âm nhạc thường thức
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm.
3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận
3.2. Kiến nghị
0
UAN VAN CHAT LUONG download : add luanvanchat@agmail.com
1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài.
Chúng ta đang sống trong một thế giới mà khoa học kỹ thuật đang vươn
những đỉnh cao chưa từng có trong lịch sử. Công nghệ thông tin (CNTT) đã có
một vai trò không nhỏ trong việc phát triển của khoa học kỹ thuật, tác động tới
mọi lĩnh vực trong đời sống xã hội. Việc ứng dụng CNTT vào công tác nghiên
cứu, giảng dạy, thực hành… không còn là điều mới mẻ. Rất nhiều nước trên thế
giới và ngay cả ở Việt Nam, với sự hỗ trợ đắc lực của CNTT đã mang lại nhiều
thành tựu to lớn.
Vai trò, tầm quan trọng và hiệu quả của ứng dụng CNTT trong dạy học đã
được chứng minh bằng thực tiễn giáo dục trong và ngoài nước những năm qua,
nó cho thấy việc ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) trong giảng dạy và học
tập là xu thế tất yếu của giáo dục. Chỉ thị 29/2001/CT-BGD&ĐT của Bộ trưởng
Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đã nêu rõ: “Đối với giáo dục và đào tạo, công
nghệ thông tin có tác động mạnh mẽ, làm thay đổi phương pháp, phương thức
dạy và học. Công nghệ thông tin là phương tiện để tiến tới một xã hội học tập”.
Ở Việt Nam nói chung và trong ngành giáo dục nói riêng việc sử dụng
công nghệ thông tin đã trở nên phổ cập và mang tính thường nhật. Với việc giáo
dục bộ môn Âm nhạc trong nhà trường phổ thông cũng vậy, trong mỗi tiết học
Âm nhạc giờ đây để thoát khỏi cách dạy “chay” hoặc có chăng là với vài thứ đồ
dùng lạc hậu, tính trực quan và thẩm mĩ thấp, người giáo viên có thể khai thác
và sử dụng công nghệ thông tin như một công cụ hữu ích để việc giảng dạy Âm
nhạc trở nên hấp dẫn và mang tính chuyên nghiệp hơn. Mọi thông tin, tài liệu hỗ
trợ cho công việc giảng dạy Âm nhạc có thể khai thác được trên mạng Internet,
các bài dạy đều có thể thiết kế trên máy tính...để trong giờ dạy người giáo viên
sẽ không còn phải đưa những giáo cụ cũ mòn hay những bức tranh minh họa
tĩnh lặng với tính minh họa không cao, hay những bản nhạc với chất lượng thu
thanh kém cho học sinh nghe...
Đầu năm học tôi đã làm một cuộc khảo sát đối với 52 học sinh khối 8
trường THCS Nga Trung bằng cách tôi đã đưa ra một câu hỏi rằng: Em có yêu
thích môn Âm nhạc không? Em có cảm thấy hứng thú khi được học các tiết học
Âm nhạc không? Sau khi nhận được câu hỏi này đa số các em đều trả lời rằng:
Các em thích môn Âm nhạc nhưng các em chưa thực sự hứng thú với môn học
này, đặc biệt là với các tiết học Nhạc lí hay Âm nhạc thường thức.
Vì vậy, nhằm phát huy tính tích cực của công nghệ thông tin trong việc
giảng dạy môn Âm nhạc, đặc biệt là trong các tiết học Nhạc lí hay Âm nhạc
thường thức như: Giới thiệu nhạc sĩ nổi tiếng thế giới; Nghe nhạc; Giới thiệu
nhạc cụ dân tộc; Giới thiệu nhạc cụ nước ngoài; Tập đọc nhạc... người giáo viên
có thể thiết kế bài giảng với các phần mềm hỗ trợ trên máy tính như:
PowerPoint (Phần mềm thiết kế các dạng trình chiếu), Encore 4.5, Final 2010…
(Phần mềm chép và soạn nhạc), Internet (Mạng toàn cầu khai thác tất cả các
thông tin cần có)...
1
UAN VAN CHAT LUONG download : add luanvanchat@agmail.com