Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

(SKKN HAY NHẤT) tiếp cận bài thơ tràng giang của huy cận từ điểm nhìn không gian nghệ thuật
MIỄN PHÍ
Số trang
25
Kích thước
133.7 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
756

(SKKN HAY NHẤT) tiếp cận bài thơ tràng giang của huy cận từ điểm nhìn không gian nghệ thuật

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

1

1. MỞ ĐẦU

1.1. Lí do chọn đề tài

1.1.1. Huy Cận là nhà thơ tiêu biểu của phong trào thơ mới 1932 – 1945.

Trong bài tiểu luận “Một thời đại trong thi ca” nhà phê bình Hoài Thanh đã viết

rằng: “Đời chúng ta nằm trong vòng chứ Tôi. Mất bề rộng ta đi tìm bề sâu nhưng

càng đi càng lạnh. Ta thoát lên tiên cùng Thế Lữ, ta phiêu liêu trong trường tình

cùng Lưu Trọng Lư, ta điên cuồng với Hàn Mặc tử, Chế Lan Viên, ta đắm say cùng

Xuân Diệu. Nhưng động tiên đã khép, tình yêu không bền, điên cuồng rồi tỉnh, say

đắm vẫn bơ vơ. Ta ngẩn ngơ buồn trở về hồn ta cùng Huy Cận”. Nhận xét của Hoài

Thanh đã khái quát đặc trưng cơ bản, nét đặc trưng đã hình thành phong cách thơ

Huy Cận – Nỗi buồn ảo não. Nỗi buồn ấy Huy Cận gửi cả vào không gian. Nếu

Xuân Diệu là nhà thơ luôn nhạy cảm với thời gian thì Huy Cận là nhà thơ của

không gian. Không gian nghệ thuật thơ Huy Cận là cả một thế giới bên trong sâu

lắng, bàng bạc mông mênh cảm xúc. Lấy cảm hứng từ vũ trụ và thiên nhiên, thơ

Huy Cận là cõi bao la trong nỗi buồn mênh mang, là sự cảm nhận thân phận bé nhỏ

cô độc của con người trước vũ trụ, là cái hữu hạn đời người trước vô tận của đất

trời…

Đi tìm những nét đặc trưng trong thi pháp nghệ thuật của Huy Cận, thế giới

nội tâm sâu lắng qua hình ảnh của không gian là hướng tiếp cận đúng đắn, sẽ giải

mã được những vấn đề cốt lõi trong thơ Huy Cận. Không gian trong thơ Huy Cận

hiện hữu như: Dòng sông, bầu trời, con đường, biển cả… Song tất cả cũng để toát

lên nỗi buồn thiên cổ, nỗi buồn như từ thuở con người cảm nhận được kiếp người,

cảm nhận cái tôi bé nhỏ của một linh hồn lạc loài chấp chới. Phải đến sau Cách

mạng tháng Tám, cuộc sống mới đã thổi vào hồn thơ Huy Cận một nguồn gió mới

làm thay đổi điểm nhìn, cách nhìn của nhà thơ. Vẫn bút pháp tài hoa lãng mạn, vẫn

cảm hứng về vũ trụ nhưng hồn thơ thi nhân căng tràn nhựa sống, đầy ắp niềm tin

“Trời mỗi ngày lại sáng”. Điểm nhìn đã thay đổi tất yếu tứ thơ cũng thay đổi, hình

LUAN VAN CHAT LUONG download : add [email protected]

2

tượng thiên nhiên, vũ trụ cũng thay đổi và tạo nên thông điệp mới về con người,

cuộc sống.

1.1.2. Bắt đầu từ những vần thơ trong tập Lửa thiêng, không gian nghệ thuật

của Huy Cận thường gắn liền với những dòng sông mênh mông nước: “Nắng đã xế

về bên xứ bạn/ Chiều mưa trên bãi, nước sông đầy” (Vạn lý tình). Sông nước cứ

dềnh lên, mênh mông không tìm thấy đâu là bến bờ. Đó chính là dòng cảm xúc.

Không gian nghệ thuật của nhà thơ như kéo dài vô tận: “Sóng gợn tràng giang

buồn điệp điệp/ Con thuyền xuôi mái nước song song/ Thuyền về nước lại sầu trăm

ngả/ Củi một cành khô lạc mấy dòng” (Tràng giang). Giữa cái mênh mông của

sông dài trời rộng, một con thuyền trôi xuôi, một cành củi khô lạc giữa dòng, đó là

biểu tượng thân phận con người bơ vơ giữa dòng đời, giữa thiên nhiên. Cái cảm

giác cô đơn của con người trong thơ Huy Cận không chỉ đặt trong không gian ba

chiều mênh mông bát ngát mà còn có cả chiều thứ tư: Chiều thời gian vô tận (sóng

gợn tràng giang), đó là nỗi buồn nhân thế từ ngàn xưa vọng về theo cơn sóng gợn

để lay động tâm thức nhà thơ. Không gian vô định, thời gian vô tận chỉ con người

nhỏ bé hữu hạn. Giáo sư Phan Cự Đệ đã gọi đó là “Cái buồn trong cuộc đời thực

thành những dòng lệ trong văn chương”.

1.1.3. Theo quan niệm mỹ học của các nhà thơ mới, cái đẹp luôn gắn với cái

buồn, cái buồn trong Tràng giang cứ chất chồng tầng tầng lớp lớp, cứ luôn hiện hữu

như từng cơn sóng gợn mặt nước sông dài, và thiên nhiên được cá thể hóa thành

“Củi một cành khô” lạc giữa dòng trôi vô định, thành những cánh bèo dật dờ nước

cuốn: “Bèo dạt về đâu hàng nối hàng/ Mênh mông không một chuyến đò ngang/

Không cầu gợi chút niềm thân mật/ Lặng lẽ bờ xanh tiếp bãi vàng” (Tràng giang).

Thân phận bọt bèo, trôi về đâu? Không gian với tính ước lệ tượng trưng qua

hình ảnh những cánh bèo trôi. Nhà thơ mang cả nỗi buồn thời thế, mang cả tâm

trạng cô độc trong thế giới nội tâm sâu thẳm trong không gian hiu quạnh. Không

một con đò, không một chiếc cầu, không chợ, không khói chiều, chỉ có thi nhân cô

LUAN VAN CHAT LUONG download : add [email protected]

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!