Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

(SKKN HAY NHẤT) tích hợp lịch sử địa phương ở thanh hóa vào dạy bài 19 những cuộc đấu tranh chống
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
1. MỞ ĐẦU
1.1 Lý do chọn đề tài
“Dân ta phải biết sử ta
Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam”
Lịch sử không chỉ đóng vai trò quan trọng trong đời sống xã hội mà còn là
công cụ giáo dục tư tưởng, tình cảm, phẩm chất đạo đức của con người. Đó là
giáo dục lòng yêu nước, trung thành tổ quốc, với dân tộc, với cách mạng, với
Đảng…. là việc noi gương người xưa để hành động cho hôm nay.
Trong hệ thống các môn học ở trường Trung học phổ thông (THPT) dạy học
lịch sử có ưu thế và ý nghĩa quan trọng, trong việc góp phần đào tạo nhân cách con
người. Để nâng cao chất lượng môn học, khắc phục tình trạng chán nản của học
sinh đối với môn học, đặc biệt trong những năm gần đây, qua các kỳ thi tốt nghiệp
và đại học thì chất lượng môn lịch sử là một trong những bộ môn có điểm thi thấp.
Vì vậy cải tiến, đổi mới, áp dụng phương pháp dạy học mới nhằm thu hút sự đam
mê của học sinh đối với môn học lịch sử là điều cần thiết.
Ở trường THPT Lê Lai phần lớn các em học sinh chỉ xem môn học lịch sử
là môn học phụ, đứng sau các môn: ngữ văn, toán, lý, hóa…nên các em chưa
giành nhiều thời gian cho việc học tập và nghiên cứu môn học. Hơn thế nữa
trong dạy học lịch sử hiện nay, chúng ta vẫn còn khan hiếm đồ dùng trực quan
sinh động, các em học sinh lĩnh hội kiến thức chủ yếu ở mức độ tư duy trừu
tượng, chưa tạo cho các em được sự lôi cuốn, sức hấp dẫn, dẫn đến sự mệt mỏi,
chán nản và tiếp thu kiến thức mới một cách thụ động.
Là một giáo viên trực tiếp dạy học lịch sử, trong tôi cũng đang có những
suy nghĩ về việc dạy học lịch sử hiện nay. Tôi cũng mong tìm ra con đường biện
pháp tích cực để áp dụng trong công việc của mình đang làm và tìm ra nhiều
hướng đi hơn cho tư duy của bản thân trong quá trình dạy lịch sử.
Hiện nay ở trường tôi đã áp dụng rất nhiều phương pháp dạy học, nhiều
phương tiện kĩ thuật mới và bước đầu mang lại những hiệu quả thiết thực cho
quá trình dạy và học lịch sử, quá trình sử dụng công nghệ thông tin trong dạy
học là một xu thế hiện nay đã mang lại hiệu quả đáng kể. Hay áp dụng nguyên
tắc dạy học liên môn, dạy học theo vấn đề, dạy học theo nhóm, dạy học theo qua
các chương trình học lịch sử... đã góp phần tích cực vào quá trình tìm ra con
đường biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học môn lịch sử.
Thanh hóa là vùng đất địa linh nhân kiệt, cái nôi của nhiều cuộc khởi nghĩa,
trong đó có khởi nghĩa Lam Sơn và nhiều những di tích lịch sử qua các triều đại mãi
vẫn lưu danh cho đến ngày nay. Trong chương trình lịch sử Việt Nam lớp 10 THPT,
các em học rất nhiều bài lịch sử việt Nam thời phong kiến qua các triều đại Lý, Trần,
Hồ, Lê sơ…thì trong đó có nhà Tiền Lê, Nhà Hồ, Nhà Lê Sơ ở Thanh Hóa.
Vì vậy tôi nghĩ rằng di tích lịch sử không chỉ là tài liệu lịch sử quý hiếm, mà
còn là một bằng chứng khoa học trung thực về quá khứ, một phương tiện dạy
học hiệu quả nhằm thu hút sự đam mê của học sinh đối với môn học
UAN VAN CHAT LUONG download : add [email protected]
Với những lý do cấp thiết nói trên tôi đã mạnh dạn chọn đề tài: “Tích hợp
lịch sử địa phương ở Thanh Hóa vào dạy Bài 19: Những cuộc đấu tranh
chống ngoại xâm ở các thế kỷ X- XV lớp 10 trung học phổ thông” (chương
trình chuẩn).
1.2. Mục đích nghiên cứu
Giới thiệu hệ thống các di tích có mặt trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, nhằm
giúp các em hiểu được gía trị, trách nhiệm, niềm tự hào về quê hương và trách
nhiệm của bản thân mình trong việc giữ gìn và bảo vệ các khu di tích của lịch sử
dân tộc nói chung và của tỉnh Thanh Hóa nói riêng.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các khu di tích lịch sử, để dạy học lịch
sử Việt Nam lớp 10 THPT chương trình cơ bản.
Những di tích được lựa chon trong đề tài: Đền thờ Lê Hoàn,Thành Nhà
Hồ, Khu di tích Lam kinh (Lê Lợi) và những di tích khác như đền thờ nhà Tiền
Lê, Bà Triệu … có liên quan đến bài dạy.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu của đề tài chủ yếu là vận dụng các phương pháp
nghiên cứu bộ môn: Đọc, phân tích các tài liệu về lý luận môn học, tâm lý học,
các tài liệu văn hóa có liên quan, tham quan thực tế.
2. NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lý luận của đề tài
Nhận thức lịch sử là một yếu tố quan trọng để hành động có hiệu quả trong
hiện tại. Như Ph.Enghen đã nói: “Lịch sử bắt đầu từ đâu thì quá trình tư duy bắt
đầu từ đấy”. Các nhà sử học cổ đã khẳng định: “Lịch sử là cô giáo của cuộc”,
“Lịch sử là bó đuốc soi đường đi đến tương lai”. Vậy ở trường THPT học sinh
nhận thức lịch sử như thế nào?
Trong học tập lịch sử ở trường THPT học sinh không chỉ biết mà còn phải
hiểu lịch sử để rút ra bài học kinh nghiệm cho hoạt động thực tiễn. Cũng như
việc học các môn học khác ở trường THP, học tập lịch sử là một quá trình nhận
thức, một quá trình thu nhận thông tin và sử dụng thông tin, mà mỗi học sinh
phải tự thực hiện cùng với dự hướng dẫn của các thầy cô giáo và những phương
tiện học tập khác.
V.L.Lênin đã nêu : “Từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng và từ tư
duy trừu tượng đến thực tiễn”.
Trước hết học sinh phải nhận thức những sự kiện, quá trình cụ thể của lịch sử
(thế giới, dân tộc và địa phương). Sự tiếp xúc của học sinh với quá khứ mang tính
chất gián tiếp (thông qua giáo viên, tài liệu..) tạo nên những biểu tượng lịch sử. Đó
là giai đoạn nhận thức cảm tính trong học tập lịch sử. Ở giai đoạn tiếp theo, bằng
sức mạnh của tư duy trừu tượng, học sinh sẽ tự hình thành trong đầu óc mình
những tri thức trừu tượng khái quát nhờ hoạt động “xử lí” những tri thức cụ thể.
Đây là giai đoạn nhận thức lí tính của học tập lịch sử. Ở đây học sinh tiến hành việc
hình thành các khái niệm, nắm hệ thống khái niệm. Trong giai đoạn tiếp theo nữa,
học sinh học cách vận dụng tri thức đã học (kể cả tri thức trừu tượng khái quát) để
UAN VAN CHAT LUONG download : add [email protected]