Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

(SKKN HAY NHẤT) sử dụng yếu tố văn học trong dạy học lịch sử phần lịch sử việt nam ở trường THCS ba
MIỄN PHÍ
Số trang
32
Kích thước
312.7 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
721

(SKKN HAY NHẤT) sử dụng yếu tố văn học trong dạy học lịch sử phần lịch sử việt nam ở trường THCS ba

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

I. MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài

Trong điều kiện nền kinh tế thị trường đang phát triển, trước tác động

ngày càng mạnh của xu thế toàn cầu hóa, chúng ta đang gặp nhiều khó khăn trở

ngại do chất lượng, hiệu quả giáo dục và đào tạo còn thấp hơn so với yêu cầu.

Hơn thế nữa khi hòa nhập vào nền kinh tế thế giới thì cũng kéo theo đó có nhiều

nền văn hóa du nhập vào nước ta, hơn bao giờ hết chúng ta hiểu rằng những tinh

hoa, văn hóa dân tộc đang bị lung lay khi bản sắc dân tộc đang dần mất đi. Khi

chính những con người Việt Nam lại quên đi nguồn gốc, lịch sử dân tộc. Đặc

biệt là những năm gần đây, khi kết quả thi tốt nghiệp Phổ thông và thi vào Đại

học của môn Lịch sử quá thấp đã đặt ra cho chúng ta một vấn đề là vì sao lại

như vậy?

Đặc thù của bộ môn Lịch sử là dài, nhiều sự kiện với những mốc lịch sử

khác nhau nên khó ghi nhớ, một thực tế đáng buồn là học sinh không thích học

môn Lịch sử, xem nhẹ môn Lịch sử. Các em tiếp thu kiến thức một cách hời hợt,

thiếu chính xác, thiếu hệ thống, vì đa phần các em cho rằng đó chỉ là môn phụ,

không quan trọng, lịch sử phải ghi nhớ quá nhiều sự kiện khô khan. Lịch sử là

một môn học nghiên cứu về quá khứ mà quá khứ là cái đã qua không thể thay

đổi nên chỉ học cho qua chứ không có gì vận dụng vào thực tế và ngay cả ngoài

xã hội cũng không coi trọng đối với môn học này.

Vậy thì phải làm sao để thu hút được học sinh có hứng thú và chuyên tâm

hơn trong môn Lịch sử. Từ năm 2002 Bộ Giáo dục - Đào tạo bắt đầu triển khai

chương trình thay sách giáo khoa và đổi mới phương pháp dạy học cấp THCS.

Vậy mục tiêu của chương trình đổi mới là gì? Đó là nhằm thay đổi cách học và

học theo hướng tích cực hóa hoạt động của học sinh mà một trong những

phương pháp để tích cực hóa hoạt động dạy và học là dạy học liên môn.

Dạy học liên môn là một trong những nguyên tắc quan trọng của dạy học

ở trường phổ thông nói chung và môn Lịch sử nói riêng. Phương pháp này góp

phần bổ sung lượng kiến thức các môn học khác cho bài học, giúp học sinh hứng

thú say mê học tập, góp phần nâng cao hiệu quả bài học. Một trong những cách

thực hiện phương pháp dạy học liên môn là lồng ghép thơ, văn vào bài giảng

lịch sử nhằm giúp cho bài giảng thêm sinh động, các tri thức khô cứng sẽ được

“mềm hóa”hơn và tạo thêm “chất xúc tác”trong hứng thú của người học, đưa

đến hiệu quả bất ngờ là học sinh tham gia tiết học sáng tạo, tiết học thêm hấp

dẫn hơn và học sinh hứng thú nhiều hơn trong học môn Lịch sử.

Để giúp học sinh ham học môn Lịch sử, góp phần nâng cao chất lượng

giáo dục toàn diện, trong quá trình giảng dạy, với sự tích luỹ kinh nghiệm của

bản thân, tôi mạnh dạn đưa ra giải pháp “Sử dụng yếu tố Văn học trong dạy

học Lịch sử: Phần lịch sử Việt Nam”ở trường THCS Ba Đình - Nga Sơn. Hy

vọng đề tài này sẽ góp phần tích cực giúp giáo viên có thể áp dụng vào giảng

dạy môn Lịch sử một cách sinh động, giúp cho học sinh hứng thú hơn với bộ

môn Lịch sử trong chương trình Lịch sử cấp THCS.

2. Mục đích nghiên cứu

Mục đích của tôi nghiên cứu đề tài này nhằm góp phần nâng cao chất

lượng dạy và học bộ môn Lịch sử ở trường THCS Ba Đình - Nga Sơn theo

1

UAN VAN CHAT LUONG download : add [email protected]

hướng tích cực. Giúp giáo viên biết sưu tầm, nghiên cứu tài liệu, sử liệu trong

văn học để lồng ghép nội dung vào bài giảng lịch sử. Đưa các nội dung lồng

ghép vào chương trình một cách hợp lí nhằm làm cho bài giảng của mình thêm

sinh động, hấp dẫn.

Giúp học sinh biết sưu tầm thơ, văn có sử liệu để phục vụ bài học, vận

dụng hợp lí thơ, văn có sử liệu vào minh họa lịch sử, giúp các em có hứng thú

trong học tập môn Lịch sử và lĩnh hội kiến thức tốt hơn, nhớ lâu hơn các sự

kiện, một thời kì lịch sử của dân tộc ta.

3. Đối tượng nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu giảng dạy và học tập xoay quanh việc “Sử dụng yếu tố

Văn học trong dạy học Lịch sử: Phần lịch sử Việt Nam” ở trường THCS Ba

Đình - Nga Sơn. Nên đối tượng nghiên cứu mà tôi áp dụng cho đề tài này là:

học sinh trường THCS Ba Đình - Nga Sơn, tiếp nhận tri thức lịch sử thông qua

việc sưu tầm và tổ chức dạy học có sử dụng yếu tố Văn học của giáo viên.

4. Phương pháp nghiên cứu

Để thực hiện đề tài tôi áp dụng các phương pháp sau:

4.1. Phương pháp nghiên cứu lí luận

Nghiên cứu một số tài liệu về phương pháp dạy học, đổi mới phương pháp

dạy học ở trường THCS và dạy học tích hợp của Sở GD&ĐT, Bộ GD&ĐT.

4.2. Phương pháp điều tra sưu tầm

Điều tra những thuận lợi, khó khăn của giáo viên, học sinh trong quá trình

giảng dạy và học tập môn Lịch sử, sinh hoạt chuyên môn của giáo viên. Chất

lượng giảng dạy môn Lịch sử của giáo viên như thế nào, đạt hiệu quả ra sao?

Tìm hiểu kĩ việc sử dụng yếu tố tích hợp liên môn trong dạy học môn Lịch sử ở

nhà trường, đặc biệt là dạy phần Lịch sử Việt Nam

4.3. Phương pháp phỏng vấn

Trao đổi với giáo viên dạy bộ môn, đặt câu hỏi với đồng nghiệp cùng dạy,

học sinh học tập để có những câu trả lời, giải pháp tốt nhất trong quá trình

nghiên cứu, thực hiện đề tài.

4.4. Phương pháp tổng hợp

Đây là khâu cuối cùng thu lượm tất cả các vấn đề, các ý kiến tham gia của

giáo viên, học sinh tổng hợp lại. Nghiên cứu và đưa ra kết luận về đề tài nghiên

cứu khoa học “Sử dụng yếu tố Văn học trong dạy học Lịch sử: Phần lịch sử

Việt Nam” ở trường THCS Ba Đình - Nga Sơn.

2

UAN VAN CHAT LUONG download : add [email protected]

II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN

1.Cơ sở lí luận của sáng kiến

1.1. Cơ sở khoa học

Văn học và Lịch sử có mối quan hệ gắn bó mật thiết với nhau. Vì thế

trong dạy học lịch sử, tài liệu văn học rất cần thiết cho việc tiếp thu tri thức học

tập cho học sinh, đồng thời làm cho bài giảng thêm sinh động hấp dẫn hơn.

Văn học là một tài liệu tham khảo quan trọng trong dạy học lịch sử ở

trường phổ thông. Do đặc trưng của việc học tập lịch sử, các loại tài liệu tham

khảo nói chung và tài liệu văn học nói riêng góp phần nhất định vào việc khôi

phục, tái hiện hình ảnh quá khứ.

Tuy nhiên, một vấn đề đặt ra song song với việc xác định tầm quan trọng

của tài liệu văn học là cần phải có quan niệm đúng đắn về việc sử dụng tài liệu

văn học trong dạy học lịch sử. Một số người cho rằng, trong dạy học lịch sử chỉ

cần cung cấp cho học sinh những kiến thức đã có trong sách giáo khoa, việc sử

dụng tài liệu tham khảo nói chung và tài liệu văn học nói riêng không cần thiết,

không phù hợp với trình độ và yêu cầu về trình độ của học sinh. Nhiều người lại

sử dụng quá nhiều tài liệu tham khảo này trong việc cụ thể hoá, làm sâu sắc

thêm kiến thức lịch sử. Điều đó đã dẫn đến tình trạng quá tải. Do vậy, việc xác

định đúng mức của việc sử dụng tài liệu văn học trong dạy học lịch sử cũng là

một việc làm hết sức quan trọng. Các tác phẩm văn học rất gần gũi với lịch sử vì

mọi sáng tác văn học đều phản ánh trực tiếp hay gián tiếp cuộc sống, số phận

con người và hiện thực xã hội. Nhưng văn học cũng có những đặc trưng khác

biệt so với lịch sử. Nói tới văn chương, người ta thường thiên về giá trị nghệ

thuật. Vì thế không phải tất cả mọi sự kiện, nhân vật lịch sử được phản ánh

trong văn học đều chân thực, khách quan mà đôi khi còn có yếu tố hư cấu,

hoang đường để tạo nên sự hấp dẫn, cuốn hút, thể hiện giá trị văn chương cho

các tác phẩm đó. Cho nên khi sử dụng các tác phẩm văn học trong dạy học lịch

sử, giáo viên phải biết chắt lọc những tác phẩm, chi tiết văn học phản ánh khách

quan nhất, chân thực nhất hiện thực xã hội để minh họa cho bài giảng thêm sinh

động, hấp dẫn.

Quan niệm đúng đắn về tài liệu văn học trong dạy học lịch sử là một vấn

đề vô cùng quan trọng. Từ đó, tài liệu văn học mới phát huy được vai trò to lớn

của nó trong dạy học lịch sử, góp phần quan trọng vào việc nâng cao chất

lượng dạy học bộ môn.

1.2. Cơ sở thực tiễn

1.2.1. Về phía giáo viên

Hiện nay chất lượng dạy và học bộ môn lịch sử ở trường phổ thông đang

là một vấn đề đáng báo động. Thể hiện rõ nhất ở kết quả thi tốt nghiệp Phổ

thông cũng như thi tuyển sinh vào các trường Cao đẳng và Đại học trong những

năm gần đây. Những bài thi môn lịch sử điểm dưới trung bình trở nên phổ biến,

đồng thời điểm 8 trở lên đối với bộ môn này thì lại vô cùng hiếm. Vì thế hơn lúc

nào hết, ngành giáo dục đang rất quan tâm tới việc nâng cao chất lượng dạy học

bộ môn nói chung và môn lịch sử nói riêng.

3

UAN VAN CHAT LUONG download : add [email protected]

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!