Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

(SKKN HAY NHẤT) sử dụng tài nguyên trên mạng internet để hướng dẫn và định hướng học sinh học online
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài
Dịch Covid 19 đang hoành hành vô cùng dữ dội. Cả thế giới chao đảo, quay
cuồng và hoang mang tận độ trong vòng xoáy khủng khiếp của nó. Covid 19 cho
đến nay vẫn đang là nỗi ám ảnh khủng khiếp với nhân loại. Mọi người, mọi ngành,
mọi vùng đất, mọi quốc gia đều bị ảnh hưởng và mất thăng bằng. Giáo dục cũng
không nằm ngoài vòng xoáy đáng sợ ấy.
Hơn một năm gần đây, để ứng chiến với Covid 19, ngành giáo dục đã từng
phải cho học sinh nghỉ học, thậm chí có lần phải nghỉ trong một thời gian dài. Và
chúng tôi, những “người thầy thời Covid19” buộc phải thích ứng với đại dịch -
chúng tôi phải dạy học trực tuyến. Mục tiêu của chúng tôi là dù các em ở nhà
nhưng vẫn không nghỉ học - “vui học ở nhà”, “nghỉ học không ngừng học”.
Là một giáo viên yêu nghề, tự nhận thấy mình là người có trách nhiệm với
công việc, với trường lớp, tôi cũng rất nhiệt tình hưởng ứng chủ trương dạy học
online của nhà trường, của ngành. Thế nhưng, cá nhân tôi, với tư cách là “người
trong cuộc”, tôi nhận thấy việc làm này chưa thật sự hiệu quả. Vì vậy tôi đã tìm ra
một hướng đi cho riêng mình: “Sử dụng tài nguyên trên mạng internet để
hướng dẫn và định hướng học sinh học online môn Ngữ văn tại nhà một cách
hiệu quả ở Trường THPT Triệu Sơn 2 trong đại dịch Covid 19”. Tôi xin trân
trọng chia sẻ với các bạn đồng nghiệp. Mong nhận được những ý kiến đóng góp
chân thành để tôi hoàn thiện hơn sáng kiến của mình.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Với sáng kiến kinh nghiệm này, tôi mong muốn giúp học sinh tiếp cận được
chân trời kiến thức rộng lớn một cách chủ động, đầy hào hứng dù không đến
trường, dù không có thầy cô trực tiếp đứng lớp, dù đại dịch Covid 19 vẫn đang
hoành hành hay khi đại dịch đã qua đi…
Thông qua sáng kiến của mình, tôi cũng đã góp phần định hướng các em sử
dụng một cách hiệu quả, tích cực nguồn tài nguyên vô tận của mạng xã hội, của
internet. Tạo cho các em niềm say mê trong học tập. Tự học, tự hoàn thiện bản
thân, tự nâng cao kĩ năng sử dụng nguồn tài nguyên vô tận của mạng xã hội.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Học sinh những lớp tôi đang giảng dạy tại Trường THPT Triệu Sơn 2:
- Học sinh lớp 10C4 và 11B6 năm học 2019 – 2020
- Học sinh lớp 11C4 và 12B6 năm học 2020 – 2021.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài của tôi sử dụng các phương pháp:
- Phương pháp nghiên cứu lí luận
- Phương pháp quan sát
- Phương pháp điều tra, khảo sát thực tế, thu thập thông tin
- Phương pháp thực nghiệm
1
LUAN VAN CHAT LUONG download : add luanvanchat@agmail.com
1.5. Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm
- Rèn luyện kĩ năng, truyền cảm hứng tự học của học sinh khi không trực tiếp
gặp thầy cô.
- Tránh được tâm lí chủ quan của của thầy khi cho rằng mình là kênh thông tin
duy nhất, quan trọng và đúng nhất
- Tránh được tâm lí chủ quan của trò khi cho rằng thầy, cô đang trực tiếp giảng
dạy tại lớp của mình đã có thể cung cấp kiến thức đầy đủ của môn học.
2. NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
Là người có hơn 20 năm trực tiếp dạy học môn Ngữ văn ở trường THPT, tôi
rất tâm đắc với những quan điểm giáo dục tiến bộ: "Đừng ép trẻ học bằng sự bắt
buộc hay hà khắc; mà hãy hướng trẻ học bằng điều thu hút tâm trí trẻ, để bạn có thể
phát hiện tốt hơn năng khiếu đặc biệt của trẻ". Đó là quan điểm dạy học vượt tầm
thời đại của Plato- triết gia Hy Lạp cổ đại. Cũng về vấn đề này, nhà giáo dục vĩ đại
người Ý, Maria Montessori , cũng cho rằng: "Môi trường phải phong phú về động
lực, có thể khơi dậy sự hứng thú hoạt động và mời gọi trẻ nhỏ tự có trải nghiệm của
riêng mình". Và, “Nhà giáo không phải là người nhồi nhét kiến thức mà đó là công
việc của người khơi dậy ngọn lửa cho tâm hồn” Uyliam Batơ Dit [1]. Đó không
phải chỉ là quan điểm của rất nhiều những nhà nghiên cứu giáo dục mà nó còn là
kim chỉ nam cho những người trên bục giảng như chúng tôi - những người luôn
tâm niệm "mỗi bài giảng, cuốn sách mà chúng ta soạn đều hướng tới học sinh, mỗi
đổi mới chúng ta thực hiện đều vì những điều mà phụ huynh học sinh kỳ vọng và
phụng sự cho sự phát triển của đất nước" (Nguyễn Kim Sơn- Bộ trưởng bộ Giáo
dục)[2]. Đó chính là những động lực mạnh mẽ để chúng tôi nỗ lực tìm kiếm những
hướng tiếp cận mới nhằm không ngừng đem đến hứng thú học tập cho học sinh của
mình.
Trong thời điểm hiện tại, tình hình đại dịch Covid 19 diễn biến cực kì phức
tạp. Học sinh luôn có nguy cơ phải nghỉ học giữa chừng. Bởi vậy, dạy học online là
một giải pháp được nhiều trường học lựa chọn. Trường THPT Triệu Sơn 2 nơi tôi
công tác cũng không phải là ngoại lệ. Trường tôi, ban lãnh đạo luôn khích lệ giáo
viên dạy học online khi buộc phải nghỉ dịch, hoặc tương tác online với học sinh để
“nối dài thời gian trên lớp” giữa thầy và trò, để kịp hỗ trợ các em trong bất kì
khoảng thời gian nào. Với tôi, đó là một chủ trương rất đúng đắn và rất nhiều điểm
ưu việt trong xã hội hiện đại, đặc biệt là trong đại dịch Covid hiện nay. Bởi vậy bản
thân tôi đã hưởng ứng rất nhiệt tìnhthậm chí hưởng ứng một cách sáng tạo.
Hưởng ứng chủ trương của nhà trường, đồng thời cũng là để hỗ trợ học sinh
lớp mình dạy tôi đã tiến hành dạy online- dạy học bằng phần mềm Zoom. Tuy
nhiên, qua khảo sát thực tế, tôi nhận thấy việc dạy online của mình không mang lại
hiệu quả như kì vọng. Vì vậy, tôi đã tìm hiểu nguyên nhân và tìm cách thay đổi cho
phù hợp với nhu cầu của các em, phù hợp với điều kiện học tập của đa số các em
mà vẫn đạt được mục tiêu dạy học của mình. Và phương án tôi lựa chọn là “Sử
2
LUAN VAN CHAT LUONG download : add luanvanchat@agmail.com