Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

(SKKN HAY NHẤT) sử dụng tài liệu lịch sử địa phương thanh hóa trong dạy học lịch sử việt nam từ
PREMIUM
Số trang
45
Kích thước
8.2 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
782

(SKKN HAY NHẤT) sử dụng tài liệu lịch sử địa phương thanh hóa trong dạy học lịch sử việt nam từ

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

1. Mở đầu

1.1. Lí do chọn đề tài

Trong nhà trường trung học phổ thông(THPT), các môn khoa học tự nhiên

như: Toán, Lý, Hóa…, các môn khoa học xã hội như: Văn, Sử, Địa, Giáo dục công

dân…có vai trò to to lớn trong việc hình thành tri thức và nhân cách cho thế hệ trẻ

- chủ nhân tương lai của đất nước.

Quá trình dạy và học lịch sử Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung rất

dài, thật khó để nắm ngần ấy thông tin, bởi não chúng ta còn phải dung nạp vô số

kiến thức của những môn học khác. Bên cạnh đó, cũng do cơ hội để sau này tìm

kiếm việc làm từ bộ môn này còn hạn chế, bản thân nhiều phụ huynh học sinh

không muốn con em mình chuyên sâu học về lịch sử. Trước thực trạng học sinh có

sự nhận thức, hiểu biết về văn hóa, lịch sử dân tộc, lịch sử địa phương ngày càng

hạn chế.

Lịch sử địa phương là một bộ phận cấu thành của lịch sử dân tộc, có quan

hệ mật thiết với lịch sử dân tộc. Bất cứ một sự kiện lịch sử dân tộc cũng

đều mang tính địa phương vì nó diễn ra ở một địa phương cụ thể với

không gian và thời gian xác định. Tùy quy mô, tính chất của sự kiện mà có

thể ảnh hưởng đến từng địa phương, quốc gia và thậm chí cả thế giới.

Cho nên, tri thức lịch sử địa phương là một bộ phận hợp thành, là biểu

hiện cụ thể và phong phú của lịch sử dân tộc. Nó chứng minh sự phát triển

hợp quy luật của mỗi địa phương trong sự phát triển chung của cả dân tộc.

Trong quá trình dạy học của mình, nếu giáo viên tiến hành dạy học

lịch sử địa phương theo chương trình quy định hoặc liên hệ với lịch sử địa

phương khi giảng dạy lịch sử dân tộc và tổ chức công tác ngoại khóa lịch

sử thì sẽ làm cho học sinh say mê, hứng thú học tập bộ môn và nâng cao

hiệu quả của quá trình dạy học. Điều này cũng phù hợp với đặc điểm lứa

tuổi học sinh phổ thông. Các em đang độ tuổi thiếu niên hoặc bước sang

ngưỡng cửa của thanh niên, còn nặng tình cảm, quen nhận biết từ gần

đến xa, từ hẹp đến rộng, từ cụ thể đến trừu tượng. Dạy và học lịch sử địa

phương giúp học sinh hiểu về mảnh đất và con người nơi mình sinh ra và lớn lên,

hun đúc niềm tự hào, giáo dục truyền thống...

Với chức năng giáo dục đặc trưng của bộ môn Lịch sử, việc sử dụng tư liệu

lịch sử địa phương trong quá trình giảng dạy nội dung lịch sử dân tộc là rất cần

thiết. Tôi luôn xác định việc giảng dạy Lịch sử địa phương luôn song hành cùng

lịch sử dân tộc. Thông qua các tiết học lồng ghép trong các bộ môn khoa học xã

hội, kết hợp với chương trình ngoại khóa sẽ giúp các em học sinh(HS) có một sự

nhìn nhận đúng về giá trị văn hóa, lịch sử địa phương. Để học sinh ngày càng yêu

thích bộ môn này, các giáo viên(GV) trong Tổ khoa học xã hội luôn chủ động tìm

tòi các tư liệu từ sách, báo, trên mạng Intenet để bổ sung vào bài giảng. Đồng thời

tích cực ứng dụng công nghệ thông tin, đổi mới phương pháp giảng dạy; đưa ra

nhiều câu hỏi để các nhóm học sinh tự tìm hiểu tư liệu trước khi bước vào bài học

1

UAN VAN CHAT LUONG download : add [email protected]

mới… Từ việc tự tìm tòi các kiến thức liên quan đến bài giảng này giúp các em

khắc sâu kiến thức đã thu lượm được. Qua đó, khơi dậy, bồi đắp lòng tự hào truyền

thống lịch sử quê hương, đất nước trong mỗi một học sinh.

Nhận thức về tầm quan trọng, ý nghĩa thiết thực của tuyên truyền, giáo dục

lịch sử địa phương, những năm qua, các cấp học, bậc học trong tỉnh Thanh Hóa đã

xây dựng kế hoạch, thực hiện dạy học tích hợp, lồng ghép, kết hợp với các hoạt

động giáo dục ngoài giờ, giúp học sinh hiểu rõ hơn về giá trị văn hóa, lịch sử, góp

phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trong nhà trường. Nội dung giáo dục

lịch sử địa phương đã được cán bộ, giáo viên, học sinh đón nhận tích cực, tạo nên

một không khí dạy học hết sức sinh động.

Để góp phần vào việc đổi mới phương pháp dạy học nói chung, dạy học lịch

sử nói riêng, tôi xin trình bày một số vấn đề về việc: “Sử dụng tài liệu lịch sử

địa phương Thanh Hóa trong dạy học lịch sử Việt Nam từ nguồn gốc

đến giữa thế kỉ XIX ở trường Trung học phổ thông Lê Lợi”. Với việc

nghiên cứu đề tài này, tôi mong muốn sẽ góp phần giúp giáo viên lịch sử có một

giờ dạy học hiệu quả, học sinh lĩnh hội kiến thức tích cực, chủ động, ngày càng

yêu thích môn học.

1.2. Mục đích nghiên cứu:

1. Tìm hiểu thực trạng sử dụng tài liệu lịch sử địa phương Thanh Hóa

trong dạy học lịch sử Việt Nam giai đoạn từ nguồn gốc đến giữa thế kỉ XIX

ở trường Trung học phổ thông.

2. Nhận thức đúng mối quan hệ giữa lịch sử địa phương với lịch sử

dân tộc. Lịch sử địa phương phải được xem là một bộ phận hữu cơ, có

quan hệ mật thiết với lịch sử dân tộc. Sử dụng tài liệu lịch sử địa phương

trong dạy học lịch sử dân tộc, giáo viên cần quán triệt các nguyên tắc của

phương pháp luận sử học và phương pháp dạy học bộ môn.

3. Giáo viên phổ thông cần hiểu rõ tầm quan trọng, ý nghĩa của việc

sử dụng tài liệu lịch sử địa phương trong dạy học lịch sử dân tộc từ nguồn

gốc đến giữa thế kỉ XIX.

4. Đề xuất một số giải pháp sử dụng tài liệu lịch sử địa phương Thanh Hóa

trong dạy học lịch sử Việt Nam giai đoạn từ nguồn gốc đến giữa thế kỉ XIX ở

trường Trung học phổ thông, nhằm góp phần đổi mới phương pháp dạy và học;

vận dụng linh hoạt, sáng tạo các nguyên tắc dạy học nâng cao chất lượng bộ môn

lịch sử trong các trường THPT nói chung, trường THPT Lê Lợi nói riêng.

Trong phạm vi đề tài “Sử dụng tài liệu lịch

sử địa phương Thanh

Hóa trong dạy học lịch sử Việt Nam từ nguồn gốc đến giữa thế kỉ XIX ở

trường Trung học phổ thông Lê Lợi”, tôi sử dụng tài liệu lịch sử địa phương

Thanh Hóa trong một số bài giảng nhất định ở chương trình lịch sử Việt Nam lớp

10. Đối tượng nghiên cứu mà tôi áp dụng cho đề tài này là lớp 10a1 và 10a2 năm

học 2020 - 2021 trường THPT Lê Lợi – Thọ Xuân – Thanh Hóa.

2

1.3. Đối tượng nghiên cứu

UAN VAN CHAT LUONG download : add [email protected]

1.4. Phương pháp nghiên cứu

+ Nghiên cứu các tài liệu về phương pháp, nguyên tắc trong dạy học bộ môn

lịch sử.

+ Nghiên cứu sách giáo khoa, sách bài tập, sách giáo viên lịch sử lớp 10…

+ Sưu tầm các tài liệu lịch sử địa phương có liên quan.

+ Tài liệu học tập lịch sử địa phương Thanh Hóa do sở giáo dục xuất bản.

+ Thao giảng, dự giờ đồng nghiệp trao đổi rút kinh nghiệm qua từng tiết

dạy.

+ Hướng dẫn học sinh sưu tầm, chọn lọc và sử dụng tài liệu lịch sử địa

phương trong học tập.

+ Sử dụng phương pháp điều tra; phương pháp tổng hợp, phân tích, thống

kê, xử lý số liệu… Kiểm tra kết hợp giữa hình thức tự luận và trắc nghiệm khách

quan để đánh giá kết quả học tập của học sinh từ đó điều chỉnh và bổ sung hợp lí

cách vận dụng tài liệu lịch sử địa phương Thanh Hóa trong giảng dạy và học tập

chương trình lịch sử Việt Nam lớp 10 khoa học và hiệu quả.

2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm

2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm

Sử dụng tài liệu lịch sử địa phương Thanh Hóa trong giảng dạy và học

tập lịch sử Việt Nam giai đoạn từ nguồn gốc đến giữa thế kỉ XIX ở trường

Trung học phổ thông rất cần thiết.

Chỉ thị số 14/2000/CT-TT về đổi mới giáo dục nhấn mạnh mục tiêu của

chương trình đổi mới giáo dục là đổi mới cách dạy và học theo cách tích cực hóa

hoạt động, sử dụng những phương pháp để tích cực hóa hoạt động dạy và dạy học

liên môn.

Để đổi mới phương pháp dạy học và tích cực sử dụng một số nguyên tắc

dạy học trong bộ môn lịch sử ở trường phổ thông như dạy học liên môn, tích hợp,

dạy học nêu vấn đề…, để nâng cao hiệu quả giờ học, người giáo viên lịch sử ở

trường phổ thông cần phải đáp ứng được những yêu cầu sau: có tư tưởng, tình cảm

đúng đắn lành mạnh, trong sáng, có lòng nhiệt thành đối với nghề nghiệp, có thế

giới khách quan khoa học và nhân sinh quan tiến bộ để góp phần đào tạo thế hệ trẻ

theo mục tiêu của Đảng trong thời kì hội nhập. Giáo viên lịch sử không ngừng

nâng cao sự hiểu biết kiến thức bộ môn, có phương pháp dạy tốt, không ngừng

hoàn thiện cải tiến phương pháp giảng dạy và nghiệp vụ…

Giảng lịch sử là giảng về quá khứ của xã hội loài người, quá khứ của dân

tộc, quá khứ của địa phương… Những quá khứ đó lại có quan hệ mật thiết với hiện

tại và tương lai. Trong bài giảng, bài học lịch sử, giáo viên phải hướng HS cách tư

duy và tình cảm với những sự kiện, nhân vật lịch sử... rất gần gũi đó là những con

người thật những con người cụ thể chứ không phải là những con người hư cấu, xa

rời thực tế .

Lịch sử địa phương là một bộ phận cấu thành của lịch sử dân tộc . Vì vậy,

giữa lịch sử dân tộc và lịch sử địa phương có mối quan hệ biện chứng

không thể tách rời. Dạy học lịch sử địa phương có khả năng rất to lớn

trong việc cung cấp cho học sinh những tri thức lịch sử

3

UAN VAN CHAT LUONG download : add [email protected]

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!
(SKKN HAY NHẤT) sử dụng tài liệu lịch sử địa phương thanh hóa trong dạy học lịch sử việt nam từ | Siêu Thị PDF