Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

(SKKN HAY NHẤT) sử dụng phương pháp dạy học tích hợp để nâng cao ý thức phòng tránh chấn thương cho
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
0
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ
PHÒNG GD&ĐT CẨM THỦY
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
TÊN ĐỀ TÀI :
SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH HỢP NÂNG CAO Ý
THỨC PHÒNG TRÁNH CHẤN THƯƠNG CHO HỌC SNH THÔNG
QUA BÀI HỌC:
"PHÒNG TRÁNH CHẤN THƯƠNG TRONG HOẠT ĐỘNG THỂ
DỤC THỂ THAO" MÔN THỂ DỤC LỚP 7, Ở TRƯỜNG THCS
Người thực hiện: Phan Thị Duyên
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường THCS Cẩm Long
Cẩm Thủy - Thanh Hóa
SKKN thuộc lĩnh vực (môn): Thể dục
THANH HOÁ NĂM 2021
UAN VAN CHAT LUONG download : add [email protected]
1
Mục lục
Nội dung
1. Mở đầu
11. Lí do chọn đề tài.
1.2. Mục đích nghiên cứu.
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
1.5. Những điểm mới của SKKN.
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo
dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường.
3. Kết luận, kiến nghị
3.1. Kết luận.
3.2. Kiến nghị.
UAN VAN CHAT LUONG download : add [email protected]
1
1. Phần mở đầu
1.1. Lí do chọn đề tài
Ngay từ thời xa xưa Thể dục thể thao đã được coi là một nền văn hoá
nhằm hoàn thiện con người: " Vận động là sức khoẻ, là sự sống", các nhà triết
học thời cổ đại đã đề cao cái đẹp trong sự phát triển hài hoà, luôn “trong sạch về
đạo đức, phong phú về tinh thần và hoàn thiện về thể chất” do thể dục thể thao
đem lại.
Giáo dục thể chất là một trong những mục tiêu giáo dục toàn diện của
Đảng và Nhà nước ta, và nằm trong hệ thống giáo dục quốc dân. Giáo dục thể
chất được hiểu là: “Quá trình sư phạm nhằm giáo dục và đào tạo thế hệ trẻ, hoàn
thiện về thể chất và nhân cách, nâng cao khả năng làm việc, và kéo dài tuổi thọ
của con người”.
“Giáo dục thể chất cũng như các loại hình giáo dục khác, là quá trình sư
phạm với đầy đủ đặc điểm của nó, có vai trò chủ đạo của nhà sư phạm, tổ chức
hoạt động của nhà sư phạm phù hợp với học sinh với nguyên tắc sư phạm. Giáo
dục thể chất chia thành hai mặt tương đối độc lập: Dạy học động tác (giáo
dưỡng thể chất) và giáo dục tố chất thể lực. Trong hệ thống giáo dục nội dung
đặc trưng của giáo dục thể chất được gắn liền với giáo dục, trí dục, đức dục, mỹ
dục và giáo dục lao động.” [1] Tác dụng của giáo dục thể chất và các hình thức sử
dụng , luyện tập TDTT có chủ đích áp dụng trong các trường học là toàn diện, là
phương tiện để hợp lý hoá chế độ hoạt động, nghỉ ngơi tích cực, giữ gìn và nâng
cao năng lực hoạt động, học tập của học sinh trong suốt thời kỳ học tập trong
nhà trường, cũng như đảm bảo chuẩn bị thể lực chung và chuẩn bị thể lực
chuyên môn phù hợp với những điều kiện của nghề nghiệp trong tương lai.
Điều đó đã khẳng định vai trò quan trọng của giáo dục thể chất trong hệ
thống giáo dục hiện nay. Giáo dục sức khoẻ là một mặt không thể thiếu được
của nền giáo dục phổ thông toàn diện trong nhà trường xã hội chủ nghĩa, nó là
một bộ phận của nền văn hoá xã hội, một di sản quý hoá của loài người góp
phần tích cực hình thành nên mẫu người phù hợp với tiêu chuẩn do xã hội quy
định. Giáo dục sức khoẻ tồn tại và phát triển theo các bước tiến bộ của xã hội
loài người. Nó không bao giờ mất đi mà ngược lại ngày càng phát triển cả về
chiều rộng và chiều sâu. Thông qua giáo dục bộ môn thể dục thể thao đã bồi
dưỡng cho học sinh những phẩm chất đạo đức, đồng thời “giúp học sinh biết
được những kỹ năng cơ bản để tập luyện giữ gìn và nâng cao sức khỏe, nâng cao
thể lực , góp phần rèn luyện nếp sống lành mạnh, tác phong nhanh nhẹn, tính kỷ
luật thật thà, thói quen tự giác tập luyện thể dục thể thao, giữ gìn vệ sinh , có sự
tăng tiến về thể lực, thi đạt tiêu chuẩn rèn luyện thân thể và thể hiện khả năng
của bản thân về thể dục thể thao, biết vận dụng những kiến thức đã học vào nếp
sống sinh hoạt ở trong và ngoài nhà trường, góp phần chuẩn bị cho thế hệ trẻ có
nếp sống tác phong công nghiệp” .[2]
Trong chương trình học ở trường THCS bao gồm nhiều môn học khác
nhau. Tuy nội dung các môn học và nhiệm vụ của chúng có thể khác nhau, song
chúng vẫn có những mối quan hệ nhất định, nhiều khi là rất chặt chẽ. Chính đặc
trưng này của chương trình học ở bậc THCS đã giúp học sinh phát triển toàn
diện nhân cách của học sinh, cũng là biểu hiện quan trọng của chất lượng giáo
UAN VAN CHAT LUONG download : add [email protected]
2
dục phổ thông. Tuy nhiên, trong thực tế dạy học các môn học nói chung, việc
thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ của môn học, cũng như khai thác mối quan hệ
giữa các môn học đang gặp rất nhiều khó khăn. Điều đó dẫn đến chất lượng giáo
dục phổ thông, mà biểu hiện cụ thể là năng lực vận dụng kiến thức vào thực tế,
cũng như năng lực giải quyết vấn đề của học sinh bị hạn chế. Góp phần khắc
phục những hạn chế này của chất lượng giáo dục, nhiều nước có nền giáo dục
tiên tiến đã nghiên cứu và vận dụng lý thuyết sư phạm tích hợp hay dạy học tích
hợp vào quá trình giảng dạy.
Sự tích hợp này sẽ làm rõ được sự gắn kết giữa các kiến thức ấy, đồng
thời tránh được sự trùng lặp không cần thiết về nội dung của các môn học. Nói
cách khác, dạy học tích hợp giúp giảm được kiến thức không thực sự phù hợp
với mục đích giáo dục, để có điều kiện tăng kiến thức phù hợp. Tức là dạy học
tích hợp góp phầp đắc lực vào giáo dục toàn diện. Hơn nữa, khi mỗi sự vật, hiện
tượng được nhìn nhận trong mối quan hệ hữu cơ với các sự vật, hiện tượng khác
thì sẽ khơi dậy được cảm hứng tìm tòi, khám phá của người học
Đây là một yêu cầu cấp thiết đối với ngành giáo dục nói chung, trường
Trung học cơ sở tôi đang giảng dạy nói riêng. Thấy được sự thiết thực đối với
tình hình chung của xã hội hiện nay và thực tế đối với ngôi trường mà hiện nay
tôi đang công tác. Tôi đã áp dụng phương pháp dạy học tích hợp vào giảng dạy
đối với môn Thê dục lớp 7 tại trường Trung học cơ sở nơi tôi đang trực tiếp
công tác để nâng cao chất lượng bài học cho bộ môn của mình .
Môn Thể dục lớp 7 là một môn khoa học tự nhiên,có phạm trù rộng lớn,
nó vừa sử dụng các kiến thức cơ bản các môn như Toán học, vật lí, sinh học, Mỹ
thuật, Giáo dục công dân .... vừa là một môn học mang tính giáo dục cao về các
phẩm chất đạo đức, về giáo dục môi trường.... cho học sinh thông qua môn
học.Vì vậy học sinh phải biết tìm cách giải thích, phân tích, so sánh, tổng hợp
các kiến thức của các môn học khác nhau vào quá trình học tập của mình để thấy
được mối quan hệ giữa chúng với nhau. Có thể nói kiến thức của môn Thể dục
lớp 7 có liên quan đến rất nhiều các môn khoa học khác kể cả khoa học tự nhiên
và khoa học xã hội để giải quyết các tình huống, các nội dung trong quá trình
học tập của học sinh, vì vậy trong quá trình giảng dạy giáo viên phải biết lồng
ghép để đưa những kiến thức của các môn học khác vào môn học này, có như
thế học sinh mới thật sự hiểu một cách sâu sắc về nội dung bài học mà giáo viên
cần truyền đạt.
Tuy nhiên khi tập luyện thể dục thể thao các em thường phải những tai
nạn đáng tiếc xảy ra mà khi các tai nạn xảy ra sẽ làm ảnh hưởng đến việc học
tập, ảnh hưởng đến sức khỏe của người tập và nó đã đi ngược lại với mục đích
của việc tập luyện thể thao. Cho nên vấn đề đặt ra là tập luyện thể thao nâng cao
sức khỏe, nâng cao thành tích trong thi đấu mà không để xảy ra chấn thương ,
không gây ảnh hưởng đến học tập, lao động và sức khỏe đó là vẫn đề cần thiết.
Vì thế trong quá trình giảng giảng, giáo viên cần hướng dẫn để các em biết cách
tự phòng tránh những chân thương cho bản thân các em. Tuy nhiên, các em vẫn
thường lơ là, không biết cách tự phòng tránh cho mình trong quá trình tập luyện.
UAN VAN CHAT LUONG download : add [email protected]