Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

(SKKN HAY NHẤT) sử dụng phương pháp dạy học theo dự án trong dạy học chủ đề tích hợp ancol và đời
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
A. ĐẶT VẤN ĐỀ
I. Lí do chọn đề tài .
Trong thời đại hội nhập như hiện nay, khi trí tuệ đã trở thành yếu tố hàng đầu
thể hiện quyền lực và sức mạnh của mỗi quốc gia thì đổi mới phương pháp dạy
đang là một mục tiêu quan trọng đối với nền giáo dục của nước ta. Cùng với sự
bùng nổ của khoa học công nghệ đã tạo cơ hội thúc đẩy giáo dục phát triển và cũng
đặt ra những yêu cầu ngày càng đảm bảo xây dựng nguồn nhân lực chất lượng.
Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện
GD–ĐT đã chỉ rõ: “Chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức
sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học. Tập trung phát triển
trí tuệ, thể chất, hình thành phẩm chất, năng lực công dân, phát hiện và bồi dưỡng
năng khiếu, định hướng nghề nghiệp cho học sinh (HS)”. [1]
Trong khi đó, dạy học theo dự án (DHTDA) – một trong những phương pháp
dạy học tích cực được rất nhiều nước tiên tiến trên thế giới như: Mĩ, Đức, Đan
Mạch, ... quan tâm và có nhiều công trình giá trị về lí luận cũng như thực tiễn đối
với phương pháp này. DHTDA có khả năng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng
tạo của người học và phù hợp với lộ trình tiến tới định hướng thay thế dần chương
trình định hướng nội dung bằng chương trình dạy học định hướng đầu ra trong xu
thế hiện nay.
Là giáo viên THPT thì việc nghiên cứu vận dụng các phương pháp dạy học
tích cực vào giảng dạy là một nhiệm vụ, một việc làm thiết thực, cần thiết, thường
xuyên và liên tục. Với những lí do trên, tôi đã chọn đề tài: “Sử dụng phương pháp
dạy học theo dự án trong dạy học chủ đề tích hợp “Ancol và đời sống”” làm đề
tài nghiên cứu và thực hiện.
II. Mục đích nghiên cứu .
- Sử dụng phương pháp DHTDA vào dạy học bài Ancol (SGK–Hóa học 11)
nhằm góp phần gắn lí thuyết với thực tế cuộc sống, phát triển kĩ năng giải quyết
vấn đề, kĩ năng tư duy bậc cao cho HS.
- Rèn luyện tính tích cực, chủ động tìm hiểu kiến thức cho HS.
- Giúp HS có cơ hội sử dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.
III. Đối tượng nghiên cứu
- Vận dụng DHTDA trong dạy học môn hóa học ở trường THPT nói chung và
dạy học bài Ancol nói riêng nhằm phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của
HS.
- Đối tượng áp dụng: Học sinh lớp 11B1 trường THPT Thường Xuân 2.
- Đối tượng đối chứng: Học sinh lớp 11B3 trường THPT Thường Xuân 2
IV. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu lí thuyết
- Phương pháp trải nghiệm thực hành: HS tham gia trải nghiệm thực hành để tìm
hiểu vấn đề mà mình nguyên cứu.
- Phương pháp thống kê, xử lí số liệu
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1
LUAN VAN CHAT LUONG download : add [email protected]
I. Cơ sở lí luận.
1. Khái niệm về dạy học theo dự án
Dạy học theo dự án (DHTDA) là một hình thức dạy học, trong đó người học
thực hiện một nhiệm vụ học tập phức hợp, có sự kết hợp giữa lý thuyết và thực
hành, có tạo ra các sản phẩm có thể giới thiệu. Nhiệm vụ này được người học thực
hiện với tính tự lực cao trong toàn bộ quá trình học tập, từ việc xác định mục đích,
lập kế họach, đến việc thực hiện dự án, kiểm tra, điều chỉnh, đánh giá quá trình và
kết quả thực hiện. Làm việc nhóm là hình thức cơ bản của DHTDA.
Học theo dự án là hoạt động học tập nhằm tạo cơ hội cho HS tổng hợp kiến thức
từ nhiều lĩnh vực học tập, và áp dụng một cách sáng tạo vào thực tế cuộc sống. Dự
án là một bài tập tình huống mà người học phải giải quyết bằng các kiến thức theo
nội dung bài học.
2. Quy trình tổ chức dạy học theo dự
án. a. Các bước trong dạy học dự án.
Bước 1: Chọn đề tài, chia nhóm
- Tìm trong chương trình học tập các nội dung cơ bản có liên quan hoặc có thể
ứng dụng vào thực tế.
- Giáo viên (GV) phân chia lớp học thành các nhóm, hướng dẫn HS đề xuất,
xác định tên đề tài.
Bước 2: Xây dựng đề cương dự án
- GV hướng dẫn HS xác định: mục đích, nhiệm vụ, cách tiến hành, kế hoạch
thực hiện dự án; xác định những công việc cần làm, thời gian dự kiến, vật liệu, kinh
phí…
- Xác định mục tiêu học tập cụ thể bằng cách dựa vào chuẩn kiến thức và kĩ
năng của bài học/chương trình, những kĩ năng tư duy bậc cao cần đạt được.
Bước 3: Thực hiện dự án
- Các nhóm phân công nhiệm vụ cho mỗi thành viên.
- Các thành viên trong nhóm thực hiện kế hoạch đã đề ra, để tạo ra sản phẩm
của dự án.
- HS thu thập dữ liệu từ nhiều nguồn khác nhau rồi tổng hợp, phân tích và tích
lũy kiến thức thu được qua quá trình làm việc. Như vậy kiến thức mà HS tích lũy
được thử nghiệm qua thực tiễn.
Bước 4: Thu thập kết quả
- Kết quả thực hiện dự án có thể được viết dưới dạng dạng ấn phẩm ( báo
tường, bài thu hoạch, brochure …) ,có thể được trình bày trên Power Point, hoặc
làm video,…
- GV cần tạo điều kiện để tất cả HS trình bày kết quả cùng với kiến thức mới
mà HS đã tích lũy thông qua dự án (theo nhóm hoặc cá nhân).
- Sản phẩm của dự án có thể được trình bày trước lớp.
Bước 5: Đánh giá dự án, rút kinh nghiệm
- GV và HS cùng đánh giá quá trình thực hiện và kết quả dự án dựa trên
những sản phẩm thu được và phiếu đánh giá đã được xây dựng.
2
LUAN VAN CHAT LUONG download : add [email protected]