Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

(SKKN HAY NHẤT) sử dụng một số câu chuyện để giảng dạy phần đạo đức GDCD lớp 10 trường THPT thường
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
MỤC LỤC.
1. MỞ ĐẦU.....................................................................................
1,1. Lí do chọn đề tài ................................................................................................
1,2. Mục đích nghiên cứu..........................................................................................
1,3. Đối tượng nghiên cứu.........................................................................................
1,4. Phương pháp nghiên cứu....................................................................................
2NỘI DUNG.............................................................................................................
2,1. Cơ sở lí luận.......................................................................................................
2.2. Thục trạng vấn đề...............................................................................................
2.1.2. Thục trạng chung.............................................................................................
2.2.2. Thực trạng ở Trường THPT Thường Xuân 2..................................................
2.3. Các giải pháp tiến hành......................................................................................
2,3.1. Để dạy phần “Lương tâm” – Bài 11: Một số phạm trù cơ bản của đạo đức
học (GDCD 10), giáo viên đưa ra câu chuyện: .....................................................
2.2.3.“Nhân phẩm và danh dự” - Bài 11: Một số phạm trù cơ bản của đạo đức học
(GDCD 10), giáo viên đưa ra câu
chuyện......................................................................................................................
2.2.3. Để dạy mục “Hạnh phúc” - Bài 11: Một số phạm trù cơ bản của đạo đức học
(GDCD 10), giáo viên đưa ra câu chuyện ngụ ngôn: ............................. ...............
3. Kết luận. .............................................................................................................
3.1. Kết luận............................................................................................................
3.2. Kiến nghị.........................................................................................................
4. Phụ Lục
Câu chuyện minh họa phần “ Hạnh phúc” - Bài 11: Một số phạm trù cơ bản của
đạo đức học (GDCD 10), giáo viên đưa ra câu chuyện ngụ
ngôn.........................................................................................................................
1
UAN VAN CHAT LUONG download : add [email protected]
1.MỞ ĐẦU.
1.1 Lí do chọn đề tài.
Từ khi nước ta chuyển sang nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế, việc giữ
gìn và phát huy các giá trị đạo đức truyền thống cũng như việc xây dựng hệ giá trị
đạo đức mới ở nước ta đã và đang đặt ra nhiều vấn đề cần phải được giải quyết.
Thực tế cho thấy, trong đời sống xã hội đã có những biểu hiện xem nhẹ những giá
trị văn hóa truyền thống của dân tộc, chạy theo thị hiếu không lành mạnh. Cuộc
đấu tranh giữa cái tiến bộ và cái lạc hậu, giữa lối sống lành mạnh trung thực, có lý
tưởng…với lối sống ích kỉ, thực dụng…đang diễn ra hàng ngày. Bên cạnh những
hệ giá trị mới được hình thành trong quá trình hội nhập, những cái tiêu cực cũng
đang xâm nhập vào đạo đức, lối sống của nhiều tầng lớp nhân dân, đặc biệt là đội
ngũ học sinh, sinh viên.
Trong những năm gần đây Giáo dục nước ta đang có sự đổi mới mạnh mẽ,
chúng ta đang thực hiện bước chuyển từ giáo dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận
năng lực của người học. Việc dạy học không chỉ trang bị cho học sinh một lượng
kiến thức tối đa làm nền tảng vững chắc cho cuộc sống sau này mà còn rèn luyện
cho các em những kĩ năng xử lý các vấn đề nảy sinh trong cuộc sống. Bởi vì với
lượng thông tin và tri thức ngày càng tăng và thay đổi nhanh chóng thì việc dạy
học nếu chỉ với mục đích trang bị kiến thức cho học sinh là chưa đủ mà cần dạy
cho các em cách học, cách tiếp cận, vận dụng tri thức vào trong cuộc sống và
sáng tạo tri thức mới. Do đó, nội dung giảng dạy ngày nay cần chú trọng kiến
thức cơ bản và cốt lõi là rèn luyện kĩ năng tự học, tự nghiên cứu để giúp các em
tự học tập trong tương lai và học tập suốt đời.
Trong nhà trường, môn Giáo dục công dân giữ vai trò quan trọng và trực
tiếp trong việc giáo dục học sinh ý thức và hình thành phát triển nhân cách con
người toàn diện.Việc đổi mới dạy học môn GDCD phải thể hiện rõ theo hướng
phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh trong quá trình học tập.
Điều đó có nghĩa là trong dạy học, giáo viên phải biết tổ chức các hoạt động của
học sinh và sử dụng các phương pháp dạy học như thế nào để kích thích học sinh
nỗ lực hoạt động, suy nghĩ và tự tìm tòi, phát hiện. Những chuẩn mực đạo đức và
pháp luật cần hình thành ở học sinh không được xem như những khuôn mẫu cho
sẵn, có tính chất áp đặt, mà được tổ chức trong những cấu trúc mở, mềm mại và
linh hoạt. Do đây là môn học gắn liền với cuộc sống của xã hội nên trong quá trình
học tập, học sinh còn phải biết vận dụng nó vào giải quyết các vấn đề trong thực
tiễn cuộc sống. Đặc biệt, trong xu thế phát triển của thời đại ngày nay ngoài
trí thông minh thì con người phải hình thành cho mình trí tuệ xã hội. Cả hai
yếu tố này quyết định đến sự thành công của một con người, trong đó trí
tuệ xã hội mang tính quyết định vì trong thực tế
2
UAN VAN CHAT LUONG download : add [email protected]
chúng ta thấy rằng có những người học rất giỏi nhưng khi bước vào xã hội
lại không phát huy hết khả năng hoặc đó lại là những người không thành
đạt. Trong khi đó một số người trí thông minh họ bình thường nhưng họ lại
có trí tuệ xã hội thì họ lại thành đạt. Tất nhiên, nếu một người vừa có trí
thông minh, vừa có trí tuệ xã hội thì điều đó sẽ là sức mạnh giúp người đó
thành công trong cuộc sống. Những yêu cầu trên đặt ra cho giáo dục phải
đổi mới toàn điện để đáp ứng tốt hơn nhu cầu giáo dục của xã hội và cá
nhân, từ học chế đào tạo, cách thiết kế chương trình, tìm tòi những
phương thức, cách thức giáo dục thích hợp hơn.
Giáo dục đạo đức trong nhà trường chúng ta xưa nay luôn được tôn trọng,
tuy mức độ đầu tư có khác nhau. Có giai đoạn nội dung giáo dục đạo đức chỉ được
tích hợp vào các môn học khác hay thể hiện qua hoạt động ngoại khóa, hoạt động
đoàn thể.
Giai đoạn gần đây đạo đức được thể hiện thành môn học ở tiểu học và giáo
dục công dân ở trung học. Lực lượng giáo viên dần dần được xây dựng, ban đầu
dạy ghép, sau đó trở thành chính quy, hầu hết giáo viên được đào tạo đúng chuyên
môn.
Về nội dung chương trình, thực hiện qua bộ sách giáo khoa do Bộ GD&ĐT
ban hành, cung cấp khá đầy đủ các phẩm chất cần có của con người, tuy cách thể
hiện chưa hấp dẫn và chưa làm nổi bật trọng tâm cốt lõi của nhân cách con người
ngày nay nên chưa tạo được hiệu quả cao trong quá trình đào tạo.
Điều khác biệt về phương pháp giáo dục hiện nay so với trước đây là xu thế
đổi mới phát triển, người giáo viên đã giảm bớt lý thuyết hàn lâm, dành thời gian
nhiều hơn cho học sinh trải nghiệm, giải quyết tình huống và tương tác nhiều hơn
thông qua thầy cô, bè bạn về những vấn đề mà bài học nêu ra, nâng cao hơn tính
vững chắc trong quá trình hình thành nhân cách của trẻ.
Với những lý do đó tôi đã mạnh dạn sử dụng những câu chuyện để
thông qua đó học sinh có thể liên hệ kiến thức với thực tế cuộc sống, đồng
thời sẽ rút ra được ý nghĩa và bài học cho bản thân.
1.2. Mục đích.
Đi sâu vào việc giúp giáo viên biên soạn và sử dụng những câu chuyện để
giải quyết các vấn đề thực tiễn trong giảng dạy đạo đức ở môn GDCD THPT.
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
Trong phạm vi nghiên cứu tôi tập trung vào nội dung thức hiện chuẩn
mực đạo đức cho ch o học sinh và đối tượng là học sinh lớp 10 Trường
THPT Thường Xuân 2
3
UAN VAN CHAT LUONG download : add [email protected]