Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

(SKKN HAY NHẤT) sử dụng kỹ thuật các mảnh ghép trong dạy học qua bài 3 địa lý 11 ( cơ bản)
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài
Giáo dục là nền tảng của xã hội, là tiền đề quyết định sự phồn thịnh của
đất nước. Giáo dục không chỉ cung cấp những hiểu biết về khoa học và cuộc
sống trong kho tàng tri thức nhân loại, mà còn góp phần hình thành, bồi dưỡng
nhân cách tốt đẹp cho người học. Ngày nay, cùng với sự phát triển như vũ bão
của cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện đại, Việt Nam đang đẩy mạnh
công cuộc đổi mới và hội nhập vào nền kinh tế thế giới. Sự thành công trong sự
nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước phụ thuộc vào nhiều yếu tố, một
trong những yếu tố đóng vai trò then chốt là nguồn lực con người. Do vậy, để
phát huy tối đa nguồn lực này, đồng thời có thể đáp ứng được những yêu cầu
của đất nước trong thời kì đổi mới và hội nhập, đòi hỏi hệ thống giáo dục nước
nhà phải không ngừng đổi mới. Trong định hướng chiến lược phát triển sự
nghiệp giáo dục thời kì đổi mới đất nước cũng nêu rõ “tiếp tục đổi mới nội dung
và phương pháp giáo dục đào tạo...”
Để đáp ứng yêu cầu của đất nước nói chung và nền giáo dục nước nhà nói
riêng, Luật giáo dục Việt Nam năm 2005 đã qui định tại điều 2: Mục tiêu đầu
tiên của giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo
đức, sức khỏe, năng lực, trí tuệ, biết vận dụng xử lí linh hoạt và thích ứng với sự
phát triển nhanh chóng của khoa học kĩ thuật, kinh tế xã hội... Nhằm thực hiện
mục tiêu trên, Luật giáo dục nhấn mạnh “sự cần thiết phải đổi mới phương pháp
dạy học theo hướng tích cực” và đề ra: Phương pháp giáo dục phổ thông phải
phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo của người học, phù
hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học, bồi dưỡng năng lực tự học, khả
năng làm việc theo nhóm, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn;
tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập và ý chí vươn lên của
học sinh [1]1. Trong xu thế đổi mới phương pháp dạy học hiện nay, kĩ thuật dạy
học đóng vai trò rất quan trọng. Việc người dạy sử dụng những phương pháp, kĩ
thuật dạy học phù hợp với mục tiêu giáo dục đang là yêu cầu cấp thiết, đòi hỏi
người dạy phải đảm bảo học sinh trở thành trung tâm của quá trình nhận thức,
giáo viên trở thành người hướng dẫn cho học sinh tìm tòi chiếm lĩnh kiến thức.
Rèn luyện để nâng cao năng lực sử dụng các kĩ thuật dạy học khác nhau là
nhiệm vụ, là vấn đề cần thiết của mỗi giáo viên nhằm đáp ứng yêu cầu nâng cao
chất lượng dạy và học ở nhà trường.
Từ năm học 2020 – 2021, Bộ giáo dục và đào tạo đã ban hành một loạt
các văn bản mới như Thông tư 26 về đổi mới kiểm tra, đánh giá; Thông tư 32
điều lệ trường trung học; Công văn 2384,3280 về điều chỉnh nội dung dạy học,
…thúc đẩy việc dạy học và kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển phẩm
chất, năng lực học sinh. Vì vậy tôi nghĩ, bản thân mỗi giáo viên cần phải đẩy
mạnh việc dạy học theo hướng phát triển năng lực học sinh để nâng cao chất
lượng bộ môn trong đó trước hết là lựa chọn phương pháp và kỹ thuật dạy học
phù hợp.
1[1]: Tham khảo tài liệu số 1
1
UAN VAN CHAT LUONG download : add [email protected]
Trong thực tiễn dạy học hiện nay, đa phần giáo viên đã cố gắng đổi mới
phương pháp dạy học, áp dụng nhiều phương pháp dạy học mới vào giảng dạy;
nhiều kĩ thuật dạy và học theo hướng tích cực được nghiên cứu triển khai và áp
dụng, tạo điều kiện để học sinh tích cực học tập, được nói nhiều hơn, được làm
việc nhiều hơn, học sinh đã tích cực thực hiện nhiệm vụ theo sự điều khiển của
giáo viên... Tuy nhiên, theo nhận định của nhiều đồng nghiệp và đánh giá một
cách nghiêm túc hiệu quả dạy và học theo hướng tích cực ở nhiều trường, nhiều
môn học chưa thật sự cao, đôi khi còn mang tính hình thức, rập khuôn máy móc,
ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục học sinh. Thậm chí nhiều giáo viên còn
dè dặt trong việc nghiên cứu và sử dụng các kĩ thuật dạy học mới, chưa thực sự
thông hiểu và nghiệp vụ triển khai kĩ thuật còn lúng túng. Để áp dụng các kĩ
thuật trong dạy học đạt hiệu quả cao, tích cực hóa học sinh, ngoài việc tuân thủ
các qui trình mang tính đặc trưng của kĩ thuật dạy học còn đòi hỏi sự thuần thục,
linh hoạt, sáng tạo và nghệ thuật sư phạm của giáo viên. Điều này không phải
giáo viên nào, trường nào cũng đã làm tốt.
Đối với môn Địa lí nói riêng, việc vận dụng các kĩ thuật dạy học tích cực
không phải là vấn đề đơn giản, nó phụ thuộc khá nhiều vào yếu tố khách quan
như: cơ sở vật chất, thiết bị dạy học, trình độ học sinh, …Vì vậy, với nhiều giáo
viên ở nhiều trường, nhiều địa phương (nhất là các trường ở miền núi thuộc
vùng đặc biệt khó khăn như Trường THCS & THPT Quan Hóa mà bản thân
đang trực tiếp giảng dạy) thì các kĩ thuật dạy học tích cực vẫn là vấn đề khá mới
mẻ, việc vận dụng chưa thật thường xuyên, nhiều khi vẫn mang tính hình thức
trong các tiết thao giảng dự giờ,…
Nhằm góp phần khắc phục những hạn chế trên, giải pháp của tôi là sử
dụng một trong số các kĩ thuật dạy và học tích cực đã được triển khai trong các
nhà trường thông qua chương trình dự án “Việt – Bỉ” vào các tình huống, các
hoạt động cụ thể. Thực tế bản thân đã áp dụng nhiều kĩ thuật dạy và học tích cực
vào các giờ học, trong đó có kĩ thuật các mảnh ghép, tôi nhận thấy việc sử dụng
tốt các kĩ thuật dạy học đã đem lại hiệu quả cao trong dạy và học, góp phần vào
quá trình đổi mới phương pháp dạy học. Dựa trên kinh nghiệm của bản thân
được rút ra trong quá trình giảng dạy, trong khuôn khổ một sáng kiến kinh
nghiệm tôi mạnh dạn chọn đề tài nghiên cứu: “Sử dụng kĩ thuật các mảnh ghép
trong dạy học qua bài 3 - Địa lí 11” (Cơ bản). Mặc dù đề tài chỉ nghiên cứu một
kĩ thuật dạy học nhỏ nhưng theo tôi là quan trọng và cấp thiết vì sự thành công
của một phương pháp dạy học mang bình diện vĩ mô cần có sự đóng góp của các
kĩ thuật dạy học mang bình diện vi mô.
1.2. Mục đích của đề tài
- Rèn luyện khả năng tự học, tự nghiên cứu, tăng cường tính độc lập, chủ
động, sáng tạo, tinh thần trách nhiệm của cá nhân học sinh.
- Tạo hứng thú, khơi dậy niềm đam mê, kích thích thúc đẩy sự tham gia
tích cực của học sinh trong các giờ học.
- Phát triển mô hình có sự tương tác giữa học sinh với học sinh
2
UAN VAN CHAT LUONG download : add [email protected]