Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

(SKKN HAY NHẤT) sử dụng bảng gợi ý trong dạy học môn địa lý THPT năm học 2020 2021
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
TRƯỜNG THPT LÊ LỢI
SỬ DỤNG BẢNG GỢI Ý TRONG DẠY VÀ HỌC
MÔN ĐỊA LÝ TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
NĂM HỌC : 2020 - 2021
Giáo viên : Phạm Bích Hường
Thanh Hóa , tháng 5 năm2021
0
UAN VAN CHAT LUONG download : add [email protected]
PHẦN I : MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài:
Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XI, đặc biệt là Nghị quyết
Trung ương số 29-NQ/TW ngày 04 tháng 11 năm 2013 về đổi mới căn bản,
toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá
trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập
quốc tế, giáo dục phổ thông trong phạm vi cả nước đang thực hiện đổi mới
đồng bộ các yếu tố: mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức, thiết
bị và đánh giá chất lượng giáo dục.
Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo các địa phương, cơ sở giáo dục tiếp
tục đổi mới phương pháp dạy học nhằm phát huy tính tích cực, chủ động,
sáng tạo, rèn luyện phương pháp tự học và vận dụng kiến thức, kỹ năng của
học sinh theo tinh thần Công văn số 3535/BGDĐT- GDTrH ngày 27/5/2013
về áp dụng phương pháp "Bàn tay nặn bột" và các phương pháp dạy học tích
cực khác; đổi mới đánh giá giờ dạy giáo viên, xây dựng tiêu chí đánh giá giờ
dạy dựa trên Công văn số 5555/BGDĐT- GDTrH ngày 08/10/2014 của Bộ
GDĐT; đẩy mạnh việc vận dụng dạy học giải quyết vấn đề, các phương pháp
thực hành, dạy học theo dự án trong các môn học; tích cực ứng dụng công
nghệ thông tin phù hợp với nội dung bài học; tập trung dạy cách học, cách
nghĩ; bảo đảm cân đối giữa trang bị kiến thức, rèn luyện kỹ năng và định
hướng thái độ, hành vi cho học sinh; chú ý việc tổ chức dạy học phân hoá
phù hợp các đối tượng học sinh khác nhau; khắc phục lối truyền thụ áp đặt
một chiều, ghi nhớ máy móc; tăng cường tổ chức dạy học thí nghiệm -
thực hành của học sinh. Việc đổi mới phương pháp dạy học như trên cần
phải được thực hiện một cách đồng bộ với việc đổi mới hình thức tổ chức
dạy học. Cụ thể là:
Đa dạng hóa các hình thức dạy học, chú ý các hoạt động trải nghiệm sáng
tạo, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong tổ chức dạy
học thông qua việc sử dụng các mô hình học kết hợp giữa lớp học truyền thông
với các lớp học trực tuyến nhằm tiết kiệm thời gian và chi phí cũng như tăng
cường sự công bằng trong việc tiếp cận các dịch vụ giáo dục chất lượng cao...
Ngoài việc tổ chức cho học sinh thực hiện các nhiệm vụ học tập ở
trên lớp, cần coi trọng giao nhiệm vụ và hướng dẫn học sinh học tập ở nhà,
ở ngoài nhà trường.
1
UAN VAN CHAT LUONG download : add [email protected]
Là một giáo viên trực tiếp giảng dạy, tôi nhận thấy việc hướng dẫn học
sinh tự học, tự khai thác các thông tin trong SGK phục vụ cho việc tìm hiểu kiến
thức, nhằm đạt được mục tiêu của bài học là rất quan trọng. Việc làm này sẽ
thuận lợi hơn nếu người dạy có một bộ (hệ thống) công cụ gợi ý, để hướng dẫn
học sinh trong từng bài học cụ thể, trong từng nhiệm vụ học tập. Qua việc đã sử
dụng các bảng gợi ý trong giảng dạy, tôi nhận thấy có thể sử dụng bảng gợi ý
trong giao nhiệm vụ học tập cho học sinh. Cách làm này bản thân tôi đã thực
hiện trong nhiều năm cũng như đã thấy nhiều đồng nghiệp áp dụng trong các bài
giảng của mình. Với SKKN này tôi mong muốn được cùng tổng hợp, trao đổi,
chia sẻ, nhân rộng, làm phong phú thêm cách thức tổ chức dạy học,để việc dạy
và học môn Địa lí đạt kết quả tốt hơn.
2.Tình hình nghiên cứu:
+ Về phía giáo viên: Trong quá trình giảng dạy địa lí cấp THPT, giáo viên
đã sử dụng nhiều phương pháp dạy học, trong đó phương pháp theo đổi mới sử
dụng công cụ gợi ý cho học sinh là phù hợp với tình hình Thực hiện Nghị quyết
Đại hội Đảng lần thứ XI, đặc biệt là Nghị quyết Trung ương số 29-NQ/TW ngày
4 tháng 11 năm 2013 về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.
+ Về phía học sinh: Chưa thực sự chăm học và chú ý trong vận dụng công
cụ gợi ý này, nhiều em còn ngại kẻ bẳng và chỉ trình bày theo ý từ đó dẫn tới
khó nhìn, khó học nên không đạt kết quả cao.
Từ thực tiễn trên tôi nhận thấy đề tài có ý nghĩa lí luận và thực tiễn cấp bách.
3.Phạm vi và đối tượng nghiên cứu:
- Đối tượng nghiên cứu: học sinh lớp 10, 11, 12 Trường THPT Lê Lợi.
- Phương pháp nghiên cứu: điều tra, phân tích, nhận xét, tổng kết, đánh giá.
- Giới hạn phạm vi nghiên cứu: việc sử dụng bảng gợi ý trong dạy kiến
thức mới trên lớp, trong giao nhiệm vụ học tập về nhà, trong tiết ôn tập hệ thống
kiến thức (tại lớp).
4.Mục đích:
Tổng kết, phân tích, chia sẻ kinh nghiệm về một cách làm, cách hướng
dẫn học sinh học tập, góp phần tiếp tụcthực hiện đổi mới phương pháp, hình
thức dạy học.
2
UAN VAN CHAT LUONG download : add [email protected]