Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

(SKKN HAY NHẤT) rèn kĩ năng hệ thống hóa kiến thức bằng cách lập bảng ở chương i   phần tiến hóa
MIỄN PHÍ
Số trang
22
Kích thước
238.1 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
737

(SKKN HAY NHẤT) rèn kĩ năng hệ thống hóa kiến thức bằng cách lập bảng ở chương i phần tiến hóa

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

I. MỞ ĐẦU

1.1. Lí do chọn đề tài

Theo Luật giáo dục 2005, khoản 2, điều 28 nêu rõ: “Phương pháp giáo

dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động sáng tạo của học

sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học: bồi dưỡng phương pháp

tự học, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình

cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh”.

Trong chương trình phổ thông, Sinh học là một bộ môn khoa học có kiến

thức vừa đa dạng vừa thực tế nhưng cũng có những phần rất trừu tượng. Trong

kì thi THPT Quốc gia thì môn Sinh đã và đang được thi dưới hình thức thi trắc

nghiệm. Trong quá trình dạy học, các giáo viên đều phải rèn cho học sinh các kĩ

năng học tập và làm bài sao cho phù hợp với hình thức thi. Cho dù thi dưới hình

thức nào thì vấn đề cốt lõi vẫn là học sinh phải nhớ, hiểu và biết vận dụng kiến

thức đã học.

Đa phần nội dung trong sách giáo khoa, đặc biệt là phần 6- Tiến hóa, nội

dung kiến thức được trình bày theo kiểu văn bản khiến cho học sinh khó nhớ,

khó hiểu và khó vận dụng những kiến thức cần thiết cũng như khó kết nối kiến

thức các phần với nhau. Học sinh muốn khám phá kiến thức, muốn biến kiến

thức trong sách giáo khoa thành kiến thức của mình để từ đó có thể vận dụng

giải quyết các vấn đề đặt ra trong cuộc sống cũng như hoàn thành các câu hỏi

trong các đề thi một cách dễ dàng thì phương pháp dạy học đóng vai trò quan

trọng. Nội dung kiến thức thì giống nhau còn chính phương pháp dạy, học khác

nhau là một trong những nguyên nhân đã tạo nên sự khác biệt giữa các học sinh.

Qua quá trình dạy học, tôi được biết: có nhiều giáo viên vẫn khá lúng túng khi

truyền đạt kiến thức phần này và rất nhiều học sinh không thể hiểu một cách

tường minh kiến thức phần này nên mặc dù số câu hỏi phần này trong đề thi

THPTQG là ít nhưng học sinh vẫn khó lấy điểm tuyệt đối cho phần này.

Nếu cứ học và ghi chép bài không theo hệ thống sẽ gặp phải những hạn

chế sau:

- Lãng phí thời gian vì khi ghi chép, nó buộc người học phải dành nhiều

thời gian để ghi thông tin, trong đó có những ghi chú không cần thiết và bản

thân người học khi đọc lại cũng tốn nhiều thời gian để truy tìm từ khóa.

- Khó nhớ nội dung vì ghi chú bằng một màu đơn điệu dễ gây nhàm chán

thị giác, khiến cho não quên chúng đi. Hơn nữa, lối ghi chú thông thường

thường là hàng dãy liệt kê bất tận và không có gì khác biệt so với SGK. Sự buồn

tẻ đưa não vào trạng thái bị thôi miên, nửa mê nửa tỉnh chẳng nhớ nội dung gì.

- Các từ khóa bị chìm khuất: Từ khóa truyền tải các ý tưởng quan trọng

thường là danh từ hay động từ giúp ta hồi ức những chùm tia ý tưởng liên kết

mỗi khi đọc hay nghe thấy nó. Theo lối ghi chú truyền thống, những từ khóa

1

LUAN VAN CHAT LUONG download : add [email protected]

thường trải ra trên nhiều dòng, nhiều trang giấy và bị chìm khuất trong một rừng

chữ không quan trọng. Điều này trở thành trở ngại khi bộ não tìm mối liên kết

có ích giữa các khái niệm trọng tâm.

- Mất khả năng tập trung, điều này hoàn toàn dễ hiểu vì não sẽ nổi loạn

khi nó bị lạm dụ ng quá mức.

- Đánh mất sự ham mê học hỏi và không khai thác được những tiềm năng

của bản.

Như vậy, phương pháp ghi chú chủ động hay thụ động hiện tại có tỉ lệ

nghịch với lượng công sức bỏ ra. Giáo viên cần tìm một phương pháp dạy học

có hiệu quả hơn, sao cho sử dụng phương pháp này sẽ có hiệu quả tỉ lệ thuận với

công sức của học sinh.

Để giúp các giáo viên có thể dạy học một cách nhẹ nhàng mà học sinh lại

có thể dễ hiểu, dễ nhớ và có kĩ năng làm bài trắc nghiệm thật nhanh với độ chính

xác cao gần như tuyệt đối thì việc hệ thống kiến thức một cách ngắn gọn, súc

tích và việc xây dựng hệ thống câu hỏi, bài tập trắc nghiệm sao cho phù hợp với

nội dung từng bài theo các mức độ sẽ giúp giáo viên và học sinh giải quyết được

vấn đề trên.

Mục tiêu tôi đề ra cho học sinh khi học phần này là phải làm đúng 100%

các câu hỏi phần này trong các đề thi, đặc biệt là đề thi THPTQG. Với mục tiêu

đó, trong nhiều năm qua, tôi đã xây dựng hệ thống kiến thức và câu hỏi bài tập để

học sinh làm và đạt kết quả khá cao khi kiểm tra cũng như kết quả thi TNTHPTQG

hằng năm. Với kết quả đó, năm nay, tôi viết thành sáng kiến kinh nghiệm này phổ

biến rộng rãi đến các đồng nghiệp và học sinh để vận dụng một cách hiệu quả. Sáng

kiến kinh nghiệm có tên là: "Rèn kĩ năng hệ thống hóa kiến thức bằng các lập

bảng ở chương I, phần Tiến hóa nhằm nâng cao hiệu quả dạy, học và ôn thi

THPT Quốc gia.”

Tôi tin rằng sẽ có khá nhiều giáo viên và học sinh cần sáng kiến kinh

nghiệm này sẽ nó sẽ góp phần giúp các thầy cô dạy Sinh học và các học trò vận

dụng có hiệu quả. Xin chúc các thầy cô và các trò có kết quả cao rõ rệt sau khi

vận dụng sáng kiến kinh nghiệm này.

1.2. Mục đích nghiên cứu

Đề tài được nghiên cứu nhằm góp phần nâng cao hiệu quả dạy học, ôn thi

trung học phổ thông Quốc gia trong phần kiến thức thuộc chương I, phần tiến

hóa cho giáo viên và học sinh lớp 12.

1.3. Đối tượng nghiên cứu

- Đề tài nghiên cứu về việc xây dựng hệ thống kiến thức, câu hỏi và bài tập

trắc nghiệm từng bài theo mức độ câu hỏi ở chương I, phần Tiến hóa - Sinh hoc 12.

2

LUAN VAN CHAT LUONG download : add [email protected]

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!