Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

(SKKN HAY NHẤT) quan hệ việt mỹ từ cựu thù đến hợp tác toàn diện
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
A. ĐẶT VẤN ĐỀ
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Sau Hiệp định Giơnevơ về Đông Dương năm 1954, thế giới được chứng kiến
cuộc đụng đầu lịch sử Việt – Mĩ. Đó là cuộc đụng đầu giữa một bên là siêu cường
số một thế giới, với âm mưu bá chủ toàn cầu; và một bên là dân tộc Việt Nam anh
hùng, đoàn kết đấu tranh bảo vệ độc lập. Cuộc đụng đầu lịch sử Việt – Mĩ, cũng là
cuộc chiến tranh cục bộ căng thẳng nhất của hai khối Đông – Tây được hình thành
sau Chiến tranh thế giới thứ hai.
Sau ngày Cách mạng tháng Tám thành công, thực dân Pháp trở lại xâm lược
Việt Nam, nhằm lập lại chế độ cai trị của chúng trên đất nước ta. Nhân dân Việt
Nam đoàn kết đứng lên kháng chiến chống Pháp bảo vệ độc lập. Năm 1949, Mĩ
từng bước can thiệp và bắt đầu dính líu trực tiếp đến cuộc chiến tranh xâm lược
Đông Dương của Pháp; Cũng từ năm 1950, nước các nước xã hội chủ nghĩa bắt
đầu công nhận và giúp đỡ Việt Nam kháng chiến bảo vệ độc lập. Quan hệ Việt –
Mĩ từ là đồng minh chống phát xít đã chuyển sang đối đầu.
Sau Hiệp định Giơnevơ về Đông Dương năm 1954, đế quốc Mĩ hất cẳng Pháp,
thi hành chính sách thực dân mới ở miền Nam, với âm mưu biến miền Nam thành
thuộc địa kiểu mới và là căn cứ quân sự của Mĩ ở Đông Nam Á. Nhân dân Việt
Nam, với tinh thần “ Không có gì quý hơn độc lập tự do ”, chiến đấu kiên cường
đập tan ý chí xâm lược của Mĩ, buộc Mĩ phải ký Hiệp định Pa ri công nhận các
quyền dân tộc cơ bản của nhân dân Việt Nam và phải rút quân về nước. Ngày 30 -
4- 1975, với chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, đất nước Việt Nam đã hoàn toàn
thống nhất, non sông thu về một mối, Bắc – Nam sum họp một nhà, cả nước cùng
đi lên chủ nghĩa xã hội.
Từ sau năm 1975, quan hệ Việt – Mĩ vẫn là đối đầu căng thẳng. Cuối những
năm 80 của thế kỷ XX, trong xu thế hòa bình và hợp tác quốc tế diễn ra mạnh mẽ,
quan hệ hai nước Việt – Mĩ bắt đầu có sự biển chuyển từ đối đầu sang hòa bình và
hợp tác. Hai nước đã cùng nhau nhất trí “ Khép lại quá khứ, hướng tới tương lai ”
vì nền hòa bình, an ninh thế giới và vì quyền lợi của nhân dân hai nước. Ngày 11
– 7 – 1995, Việt Nam và Mĩ chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao, sự kiện này
đã mở ra một chương mới trong quan hệ hợp tác của hai nước.
Là một giáo viên giảng dạy môn lịch sử, khi giảng dạy về phần lịch sử Việt
Nam sau năm 1954, tôi nhận thấy trách nhiệm của bản thân là giáo dục các em
niềm tự hào về truyền thống yêu nước của nhân dân Việt Nam; cũng như giúp các
em hiểu sâu và toàn diện mối quan hệ hai nước Việt – Mĩ, trong tiến trình phát
triển của lịch sử sau Hiệp định Giơnevơ về Đông Dương năm 1954 đến nay.
Đây cũng chính là lý do để tôi chọn đề tài sáng kiến kinh nghiệm của mình
trong năm học 2020 – 2021 là : “ Quan hệ Việt – Mĩ: từ cựu thù đến hợp tác
toàn diện ”
- 1 -
LUAN VAN CHAT LUONG download : add [email protected]
II. §èi t îng vµ ph¹m vi nghiªn cøu cña ®Ò tµi
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài diễn ra trong một đơn vị thời gian
từ năm 1954 đến năm 2021. Tuy nhiên, phạm vi nghiên cứu của đề tài còn được
mở rộng từ khi kháng chiến chống Pháp của nhân dân Việt Nam, cho đến khi
cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp thành công, mục đích nhằm giúp các em
học sinh hiểu sâu hơn về quan hệ Việt – Mĩ trước khi hai nước chuyển sang đối
đầu sau năm 1954.
III. NHIỆM VỤ VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
- Về nhiệm vụ :
Đề tài “ Quan hệ Việt – Mĩ, từ cựu thù đến hợp tác toàn diện ”, đưa vào
giảng dạy, nhằm giúp học sinh nắm được một cách khái quát các kiến thức sau :
+ Tham vọng của Mĩ sau Chiến tranh thế giới thứ hai;
+ Sự can thiệp trực tiếp của Mĩ vào công việc nội bộ của Việt Nam, gây ra cuộc
chiến tranh xâm lược Việt Nam kéo dài 21 năm ( 1954 – 1975 ).
+ Cuộc đụng đầu lịch sử giữa đế quốc Mĩ trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt
Nam và cuộc chiến đấu bảo vệ độc lập, chủ quyền của nhân dân Việt Nam;
+ Mối quan hệ Việt – Mĩ từ sau ngày Việt Nam độc lập, lập thống nhất đến nay.
- Về phương pháp nghiên cứu
Nhằm giúp học sinh hiểu biết về quan hệ Việt – Mĩ, từ sau Cách mạng tháng
Tám đến nay, đề tài đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau :
+ Phương pháp hoạt động nhóm, bằng việc đưa ra các câu hỏi chứa đựng
những thông tin mang tính hệ thống để các nhóm thảo luận, trả lời. Việc sử dụng
phương pháp hoạt động dạy học này, học sinh có điều kiện cùng nhau thảo luận
trao đổi, làm sáng tỏ những vấn đề liên quan đến quan hệ Việt – Mĩ. Lý do đưa
quan hệ Việt – Mĩ từ đối đầu sang hợp tác và phát triển toàn diện.
+ Hình thức dạy học, sử dụng công nghệ thông tin, máy chiếu, tranh ảnh, các tư
liệu liên quan để làm sinh động và hiểu sâu và toàn diện quan hệ Việt – Mĩ, từ khi
Chiến tranh thế giới thứ hia bùng nổ, nhất là quan hệ Việt – Mĩ từ ngày hai nước
thiết lập quan hệ ngoại giao và các thành tựu hợp tác trên các mặt chính trị, kinh,
tế, văn hóa, quân sự…
IV. ĐIỂM MỚI VÀ ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI
- Điểm mới và đóng góp của đề tài được thể hiện ở các điểm sau :
+ Đề tài giúp các em học sinh trường THPT Lê Lợi có điều kiện hiểu một cách có
hệ thống về quan hệ Việt – Mĩ, từ sau Hiệp định Giơnevơ năm 1954 đến năm
1975. Đó là thời kỳ, đế quốc Mĩ xâm lược miền Nam Việt Nam và đánh phá miền
Bắc xã họi chủ nghĩa.
+ Học sinh trường THPT Lê Lợi biết được những thành tựu hai nước đạt được
trong quá trình hợp tác; hiểu được ý nghĩa của vệ hai nước chuyển từ đối đầu sang
đối thoại hợp tác.
- 2 -
LUAN VAN CHAT LUONG download : add [email protected]