Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

(SKKN HAY NHẤT) phương pháp rèn luyện kĩ năng vẽ và nhận xét biểu đồ hình tròn cho học sinh lớp 9
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
PHẦN I – MỞ ĐẦU
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Biểu đồ có ý nghĩa như một công cụ trực quan đắc lực, một thành tố rất
quan trọng thúc đẩy quá trình dạy và học Địa lí. Chúng rất hiệu quả trong việc
lôi kéo hoạt động của người học, tăng cường tính độc lập trong tư duy tạo cho
người học khả năng tự phân tích, đánh giá, tổng hợp một vấn đề hay nội dung
nào đó.
Biểu đồ địa lí có nhiều dạng khác nhau, mỗi dạng biểu đồ đều có vai trò, ý
nghĩa riêng trong việc thể hiện đối tượng địa lí. Nhưng biểu đồ hình tròn được
xem là một trong những dạng biểu đồ thường gặp nhất, học sinh được tiếp xúc
nhiều nhất trong chương trình Địa lí THCS, đặc biệt là đối với học sinh lớp 9 và
chuyên đề Địa lí kinh tế - xã hội.
Tuy nhiên, trong quá trình giảng dạy, đặc biệt là công tác bồi dưỡng học
sinh giỏi, tôi nhận thấy nhiều học sinh còn rất lúng túng, sai, chưa khoa học và
thiếu thẩm mĩ trong thực hành vẽ và nhận xét biểu đồ hình tròn. Bằng kinh
nghiệm giảng dạy nhiều năm, tôi đã tự đúc rút cho bản thân môt số biện pháp
khắc phục khó khăn trên trong việc rèn luyện kĩ năng vẽ biểu đồ hình tròn cho
học sinh qua đề tài: Phương pháp rèn kĩ năng vẽ và nhận xét biểu đồ hình tròn
cho học sinh lớp 9 trong dạy và học Địa lí.
Hi vọng với đề tài này, tôi mong muốn được chia sẻ kinh nghiệm thực
tiễn với các thầy cô giáo cùng bộ môn nhằm góp phần đem lại chất lượng và
hiệu quả giảng dạy, thu hút học sinh thêm yêu mến bộ môn khoa học Địa lí đầy
bổ ích này.
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Nhằm tìm ra phương pháp giúp học sinh lớp 9, đặc biệt là đối tượng học sinh
giỏi rèn kĩ năng nhận diện, vẽ và nhận xét biểu đồ hình tròn thành thục góp phần
nâng cao chất lượng giảng dạy bộ môn đặc biệt trong công tác bồi dưỡng mũi
nhọn tại đơn vị trường học.
Muốn chia sẻ cùng với đồng nghiệp – các thầy cô giáo giảng dạy bộ môn Địa
lí tại địa phương một vài kinh nghiệm giảng dạy qua nhiều năm học hỏi và tìm
tòi ở một khía cạnh nhỏ trong phương pháp giảng dạy bộ môn – kĩ năng biểu đồ
và nhận xét số liệu.
III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Phương pháp rèn luyện kĩ năng nhận diện, vẽ và nhận xét biểu đồ hình tròn
cho học sinh lớp 9, đặc biệt là học sinh giỏi môn Địa lí tại đơn vị tôi trực tiếp
giảng dạy.
IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Phương pháp xây dựng cơ sở lí thuyết
2. Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin
1
LUAN VAN CHAT LUONG download : add [email protected]
3. Phương pháp thống kê, xử lí số liệu
PHẦN II – NỘI DUNG ĐỀ TÀI
I. CƠ SỞ LÍ LUẬN
1. Khái niệm biểu đồ
Biểu đồ là cấu trúc đồ họa dùng để biểu hiện một cách trực quan số liệu
thống kê về qui trình phát triển của hiện tượng, cấu trúc của hiện tượng, mối
quan hệ về không gian và thời gian của các hiện tượng địa lí.
Xét về vai trò, biểu đồ còn là nguồn tri thức để học sinh khai thác và
khám phá, lĩnh hội kiến thức cơ bản. Đồng thời trong quá trình sử dụng, biểu đồ
còn là phương tiện trực quan giúp học sinh rèn luyện kĩ năng xử lí và phân tích
số liệu thống kê. Mà số liệu thống kê lại là thành phần không thể thiếu được
trong nội dung kiến thức Địa lí, vừa dùng để minh họa, chứng minh cho kiến
thức đồng thời vừa là nguồn kiến thức Địa lí tự nhiên hoặc kinh tế - xã hội.
Chính vì vậy trong dạy học Địa lí, không thể thiếu biểu đồ.
2. Dạng biểu đồ hình tròn
Chương trình Địa lí THCS xuất hiện khá nhiều dạng biểu đồ từ lớp 6 đến
lớp 9 như: biểu đồ cột, biểu đồ thanh ngang, biểu đồ đồ thị - đường biểu diễn,
biểu đồ cột, biểu đồ hình tròn, biểu đồ kết hợp, biểu đồ miền…Nhưng trong đó,
biểu đồ hình tròn là một trong những dạng được sử dụng nhiều nhất và cũng đã
có nhiều bài thực hành dành riêng vẽ và nhận xét biểu đồ hình tròn (Địa lí 7,8 và
Địa lí 9). Vậy biểu đồ hình tròn là dạng biểu đồ như thế nào?
Biểu đồ tròn là phần trình bày đồ họa thông tin định lượng bằng phương
tiện là hình tròn được chia thành các phần, trong đó kích thước của các phần có
liên quan tương ứng với tỷ lệ số lượng. Trên thực tế, biểu đồ này hiển thị mối
quan hệ theo phần trăm giữa các phần khi so với tổng thể.
Trong bộ môn Địa lí THCS, biểu đồ hình tròn thường được dùng để biểu
thị cơ cấu (%) của một đối tượng địa lí hoặc tỉ lệ (%) của các thành phần trong
một tổng thể của đối tượng địa lí (tổng thể = 100%)
Hiểu được điều này rất quan trọng đối với cả giáo viên và học sinh trong
việc rèn kĩ năng nhận diện, vẽ và nhận xét biểu đồ từ bảng số liệu đã cho.
II. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ TRƯỚC KHI ÁP DỤNG SKKN
1. Một số lỗi học sinh thường gặp trong thực hành vẽ và nhận xét biểu đồ
hình tròn.
Qua các tiết dạy thực hành trên lớp cũng như trong các buổi phụ đạo học
sinh giỏi môn Địa lí – phần kĩ năng vẽ và nhận xét biểu đồ hình tròn trước đây,
tôi nhận thấy đa số học sinh mắc phải một hoặc một số lỗi sau:
a. Biểu đồ
2
LUAN VAN CHAT LUONG download : add [email protected]