Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

(SKKN HAY NHẤT) phương pháp dạy viết văn biểu cảm về sự vật và con người cho học sinh lớp 7 ở trường
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BÁ THƯỚC
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ GIẢI PHÁP DẠY CÁCH VIẾT VĂN BIỂU CẢM
VỀ SỰ VẬT VÀ CON NGƯỜI CHO HỌC SINH LỚP 7 Ở
TRƯỜNG THCS VĂN NHO HUYỆN BÁ THƯỚC
Người thực hiện: Nguyễn Thị Tươi
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường THCS Văn Nho
SKKN thuộc môn: Ngữ văn
THANH HÓA NĂM 2021
LUAN VAN CHAT LUONG download : add [email protected]
NỘI DUNG Số
trang
1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài. 1
1.2. Mục đích nghiên cứu. 2
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. 2
1.4. Phương pháp nghiên cứu. 2
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 2
2.1. Cơ sở lí luận. 3
2.2. Thực trạng vấn đề. 3
2.2.1. Đối với giáo viên giảng dạy. 3
2.2.2. Đối với học sinh học tập. 4
2.3. Các giải pháp tổ chức thực hiện. 5
2.3.1. Giải pháp 1: Hướng dẫn học sinh nắm vững kiến thức lí thuyết
tìm hiểu chung về văn biểu cảm.
5
2.3.2. Giải pháp 2: Hướng dẫn học sinh cách tìm ý, lập dàn ý. 6
2.3.3. Giải pháp 3: Hướng dẫn học sinh cách viết phần mở bài. 8
2.3.4. Giải pháp 4: Hướng dẫn học sinh cách viết phần thân bài. 10
2.3.5. Giải pháp 5: Hướng dẫn học sinh cách viết phần kết bài. 13
2.3.6.Giải pháp 6: Hướng dẫn cách liên kết các đoạn văn trong bài văn. 15
2.4. Hiệu quả của SKKN. 17
2.4.1. Đối với hoạt động giáo dục. 17
2.4.2. Đối với bản thân. 18
2.4.3. Đối với đồng nghiệp và nhà trường. 18
2.4.4. Đối với học sinh. 18
3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ 18
3.1. Kết luận 18
3.2. Đề xuất, kiến nghị 20
TÀI LIỆU THAM KHẢO 21
PHỤ LỤC 22
Ghi chú: Các từ viết tắt:
- GV: Giáo viên - HS: Học sinh
- SKKN: Sáng kiến kinh nghiệm - THCS: Trung học cơ sở
LUAN VAN CHAT LUONG download : add [email protected]
1
1. Mở đầu.
1.1. Lí do chọn đề tài
Căn cứ Điều 2 Luật Giáo dục năm 2019 (có hiệu lực từ 01/07/2020) quy
định về mục tiêu giáo dục“ nhằm phát triển toàn diện con người Việt Nam có
đạo đức, tri thức, văn hóa, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp; có phẩm chất,
năng lực và ý thức công dân; có lòng yêu nước, tinh thần dân tộc, trung thành
với lí tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội ; phát huy tiềm năng, khả năng
sáng tạo của mỗi cá nhân; nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng
nhân tài, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và hội nhập
quốc tế” [1]. Nằm trong mục tiêu chung đó, môn Ngữ văn trong trường phổ
thông có một vị trí quan trọng, góp phần hình thành những con người có trình độ
học vấn, có ý thức tự tu dưỡng, biết yêu thương quý trọng gia đình, bạn bè; biết
hướng tới những tình cảm cao đẹp như lòng nhân ái, tinh thần tôn trọng lẽ phải,
lòng căm ghét cái xấu cái ác; rèn luyện để tự lập, có tư duy sáng tạo bước đầu có
năng lực cảm thụ các giá trị chân- thiện- mĩ trong nghệ thuật trước hết là trong
văn học, có năng lực thực hành và năng lực sử dụng Tiếng Việt như một thứ
công cụ giao tiếp và tư duy phục vụ cho học tập ở trường và phục vụ cho đời
sống trong gia đình và ngoài xã hội.
Do nhu cầu phát triển mới của xã hội, môn Ngữ văn không còn bị xem nhẹ so
với các môn tự nhiên như những năm trước. Môn Ngữ văn đã có một vị trí xứng
đáng, được phụ huynh và học sinh quan tâm hơn. Vì thế mà chất lượng của môn
Ngữ văn trong các kì thi tốt nghiệp, thi vào các trường Đại học, Cao đẳng,
Trung học chuyên nghiệp được nâng cao.
Hơn nữa, chủ trương của Bộ giáo dục thông tư số 26/2020/TT- BGDĐT sửa
đổi ngày 26/8/2020 thể hiện rõ quan điểm đổi mới “ Đổi mới kiểm tra, đánh giá
chất lượng học tập ở tất cả các bộ môn theo hướng phát triển năng lực và phẩm
chất của người học” [2]. Do đó đề thi đánh giá học sinh ở bốn mức độ : nhận
biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Riêng môn Ngữ văn thì thi theo
hình thức tự luận. Nghĩa là khả năng viết, khả năng thực hành sử dụng tiếng Việt
phải được sử dụng triệt để ở mức độ cao nhất. Do vậy, việc dạy cách viết văn
cho học sinh ngay từ các lớp dưới là điều vô cùng cần thiết. Bởi phân môn Tập
làm văn vừa là nơi học sinh thể hiện kết quả học tập của hai phân môn: văn học
và tiếng Việt, vừa là nơi để học sinh thực hành kĩ năng nói và viết tiếng Việt
theo những yêu cầu gắn các em với môi trường xã hội. Nó còn là chìa khóa giúp
các em mở cánh cửa tương lai, giúp các em tiến xa hơn, làm chủ tương lai của
mình. Vì vậy, đổi mới phương pháp dạy cách viết văn là một điều vô cùng cần
thiết, phải làm ngay.
Là người giáo viên trực tiếp giảng dạy môn Ngữ văn, tôi rất băn khoăn về
việc học tập của các em. Làm thế nào để nâng cao chất lượng bộ môn, nâng cao
khả năng viết văn của học sinh, nhất là khả năng viết văn của đối tượng học sinh
trung bình- yếu là cả một vấn đề đặt ra với cả người học và người dạy. Trò phải
hứng thú, say mê viết văn mà không sợ khó, không lệ thuộc quá nhiều vào bài
văn mẫu. Thầy phải phát huy được tính tích cực, say mê học tập ở trò, đem đến
LUAN VAN CHAT LUONG download : add [email protected]