Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

(SKKN HAY NHẤT) phát triển tư duy học sinh lớp 9 trường THCS thị trấn cành nàng từ bài toán cực trị
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
1
1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn sáng kiến kinh nghiệm
Khi giải hoàn thành một bài toán nói chung hoặc một bài toán bất đẳng
thức nói riêng các em học sinh thường thoả mãn những gì đã làm được. Rất ít
em còn suy nghĩ trăn trở tiếp như:
- Còn có thể giải bằng cách nào nữa không? Còn có thể trình bày ngắn gọn
hơn nữa không?
- Cũng giả thiết ấy thì còn có thể kết luận được gì nữa không?
- Nếu thay đổi một vài điều kiện của giả thiết thì kết luận mới thu được có gì
đặc biệt.
Rõ ràng nếu tự giác làm được những công việc ấy sau khi giải một bài
toán bất đẳng thức thì vô cùng có ý nghĩa. Nó tạo cho các em một thói quen
tốt sau khi giải quyết xong một công việc nhằm đánh giá đúng mức những gì
đã làm, những gì chưa làm được từ đó rút ra bài học bổ ích cho chính mình.
Tuy nhiên trong thực tế đa số học sinh chưa có thói quen như vậy, mà nếu
có cũng chỉ là hình thức thôi. Do vậy người thầy giáo dạy toán cần phải hướng
dẫn cho học sinh thường xuyên thực hiện công việc này, đặc biệt là các em có
năng lực bộ môn Toán.
Từ suy nghĩ ấy tôi đã trăn trở và mạnh dạn đưa ra một hướng: “ Phát triển
tư duy học sinh lớp 9 trường THCS thị trấn Cành Nàng từ bài toán cực
trị đơn giản ” nhằm giúp các em tạo ra một thói quen tốt sau khi giải một bài
toán đồng thời giúp các em yêu thích bộ môn toán có thêm điều kiện để phát
triển thêm về năng lực tư duy. Ngoài ra việc khai thác có hiệu quả bài toán còn
đem lại cho học sinh lòng say mê hứng thú môn học bởi tâm lí các em luôn
muốn biết, muốn tìm tòi cái mới.
1.2. Mục đích của sáng kiến kinh nghiệm.
- Giúp học sinh nắm vững một cách có hệ thống các phương pháp cơ bản và
vận dụng thành thạo các phương pháp đó để giải bài tập.
- Nhằm nâng cao năng lực học toán, sự tìm tòi, sáng tạo, tư duy của học
sinh.
- Giải đáp những thắc mắc, sửa chữa những sai lầm hay gặp khi giải toán
bất đẳng thức, tìm cực trị trong quá trình dạy học.
- Bồi dưỡng học sinh khá giỏi trong trường
- Phát huy niềm đam mê yêu thích toán của học sinh
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
LUAN VAN CHAT LUONG download : add [email protected]
2
- Nghiên cứu thực trạng học tập học bất đẳng thức của nhóm đối tượng
học sinh giỏi lớp 9 trường THCS thị trấn Cành Nàng.
- Nghiên cứu một số phương pháp giải toán bất đẳng thức.
- Nghiên cứu phương pháp phát triển tư duy của nhóm đối tượng học sinh
giỏi lớp 9 trường THCS thị trấn Cành Nàng.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp khảo sát thực tế, thu thập thông tin: Điều tra khảo sát tâm lí
học sinh khi đứng trước bài toán bất đẳng thức.
- Phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh, thống kê, xử lý số liệu của học
sinh trước và sau khi áp dụng SKKN.
- Phương pháp nghiên cứu lí luận: Tìm hiểu, nghiên cứu tài liệu bồi dưỡng,
sách giáo khoa, sách tham khảo…
NỘI DUNG
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
Trong chương trình toán học phổ thông có rất nhiều dạng toán. Các bài
toán về bất đẳng thức chiếm vai trò quan trọng và có dung lượng tương đối lớn.
Nó là niềm say mê cho những người học toán và dạy toán. Trong bất kỳ đề thi
học sinh giỏi toán 8, 9 hay là các kỳ tuyển sinh vào lớp 10 trung học phổ thông,
thậm chí các kỳ thi tuyển chọn giáo viên giỏi các cấp nó luôn hiện hữu, thách
thức người dạy và người học. Tuy nhiên các bài toán bất đẳng thức là những bài
toán khó và rộng. Nhưng nhờ các bài toán về bất đẳng thức mà học sinh có thể
áp dụng để giải các dạng toán khác như giải phương trình, bất phương trình, tìm
giá trị lớn nhất, giá trị nhỏ nhất của một biểu thức, về mối liên hệ giữa các yếu
tố trong tam giác. Và trong quá trình đó tư duy người học được phát triển mạnh
mẽ.
Tuy nhiên để giải được các bài toán bất đẳng thức, cực trị không phải là
dễ dàng, bên cạnh việc nắm vững các khái niệm và các tính chất cơ bản của bất
đẳng thức còn phải nắm vững các phương pháp chứng minh bất đẳng thức. Có
rất nhiều phương pháp chứng minh bất đẳng thức, nhưng việc lựa chọn phương
pháp để áp dụng cho từng bài để tìm ra kết quả lại là việc làm khác. Và nhiều
khi để áp dụng được phương pháp nào đó chúng ta lại phải qua nhiều phương
pháp biến đổi và tạo ra bất đẳng thức mới để áp dụng. Việc làm này đòi hỏi
người dạy và người học cần có một thái độ nghiên cứu và học tập thực sự
nghiêm túc.
2.2. THỰC TRẠNG
Qua thực tế dạy học ở trường trung học cơ sở cùng với việc trao đổi chuyên
môn qua một số giáo viên, việc dạy học nói chung và việc bồi dưỡng cho đối
tượng học sinh khá và giỏi thông qua dạy học giải bài toán bất đẳng thức và cực
LUAN VAN CHAT LUONG download : add [email protected]