Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

(SKKN HAY NHẤT) phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo cho học sinh thông qua hoạt động giáo dục
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
TRƯỜNG THPT TRIỆU SƠN 4
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC, CHỦ ĐỘNG,
SÁNG TẠO CHO HỌC SINH THÔNG QUA
HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO
TRONG DẠY HỌC MÔN CÔNG NGHỆ 10
Người thực hiện: Lê Thị Huế
Chức vụ: Giáo viên
SKKN thuộc lĩnh vực (môn): Công nghệ nông nghiệp
THANH HÓA, NĂM 2021
LUAN VAN CHAT LUONG download : add [email protected]
MỤC LỤC
Nội dung Trang
1. MỞ ĐẦU 1
1.1. Lí do chọn đề tài 1
1.2. Mục đích nghiên cứu 1
1.3. Đối tượng nghiên cứu 1
1.4. Phương pháp nghiên cứu 2
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 2
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm 2
2.1.1. Phương pháp dạy học chủ động 2
2.1.2. Tìm hiểu hoạt động trải nghiệm sáng tạo 3
2.1.2.1.Khái niệm về hoạt động trải nghiệm sáng tạo 3
2.1.2.2.Đặc trưng của hoạt động trải nghiệm sáng tạo 3
2.1.2.3. Ưu, nhược điểm của hoạt động trải nghiệm sáng tạo 4
2.1.2.4. Một số hình thức của hoạt động trải nghiệm sáng tạo 4
2.2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng Sáng kiến kinh nghiệm 5
2.2.1. Thực trạng dạy học môn Công Nghệ 10 trong trường THPT 5
2.2.2. Thực trạng giáo viên 6
2.2.3. Thực trạng học sinh 6
2.3. Giải pháp và tổ chức thực hiện 7
2.3.1. Cách bước để xây dựng dạy học thông qua các hoạt động trải nghiệm
sáng tạo
7
2.3.2. Tiến trình thực hiện 7
2.3.3. Vận dụng dạy học thông qua các hoạt động trải nghiệm sáng tạo dạy học
phần Đất trồng và phần Tạo lập doanh nghiệp – SGK Công nghệ 10
8
2.3.3.1. Dạy thực hành bài số 5: Làm giá đỗ 8
2.3.3.2. Phần đặc điểm của kinh doanh hộ gia đình 10
2.3.3.3. Phần mô hình cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp 14
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, bản
thân, đồng nghiệp và nhà trường
16
3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 19
3.1. Kết luận 19
3.2. Kiến nghị 20
TÀI LIỆU THAM KHẢO 21
LUAN VAN CHAT LUONG download : add [email protected]
1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài
Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII đã xác định "Đổi mới căn
bản, toàn diện giáo dục, đào tạo phát triển nguồn nhân lực là một trong mười ba
định hướng phát triển lớn để hiện thực hóa mục tiêu phấn đấu sớm đưa nước ta
cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại" và "Giáo dục là quốc
sách hàng đầu, phát triển giáo dục và đào tạo nhằm nâng cao dân trí, đào tạo
nhân lực, bồi dưỡng nhân tài”[1], trong đó phải kể đến việc đổi mới chương trình
giáo dục phổ thông.
Giáo dục hiện nay không chỉ cung cấp cho học sinh các kiến thức hàn
lâm, mà phải đồng hành cùng với các em trong thực tiễn cuộc sống. Trước
những thách thức đó, chương trình giáo dục phổ thông đòi hỏi phải đổi mới
đồng bộ từ mục tiêu, nội dung, phương pháp, phương tiện dạy học đến cách thức
đánh giá kết quả dạy học, trong đó khâu đột phá là đổi mới phương pháp dạy
học(PPDH). Chỉ có đổi mới PPDH, chúng ta mới có thể tạo ra được sự đổi mới
thực sự trong giáo dục, mới có thể đào tạo ra lớp người năng động, sáng tạo, có
tiềm năng cạnh tranh trí tuệ trong bối cảnh nhiều nước trên thế giới đang hướng
đến nền kinh tế tri thức
Nhận thức một cách sâu sắc về tầm quan trọng của việc giáo dục thế hệ
trẻ thời đại 4.0 là những con người có sự tâm huyết, nhiệt tình, đam mê, sáng
tạo, nhiều ý tưởng, sẵn sàng đối mặt và chinh phục các thử thách mới. Cho nên,
đổi mới tư duy dạy học và PPDH để đáp ứng tình hình giáo dục thời đại hiện
nay là vô cùng cấp thiết và quan trọng. Tuy nhiên, dạy học trong trường THPT
nói chung, đặc biệt là bộ môn Công nghệ 10 từ trước tới nay trong nhận thức
của phụ huynh HS cũng như của HS đây là môn học có vai trò thứ yếu và mờ
nhạt trong nhà trường. Việc dạy và học thường diễn ra một cách khô khan, nặng
nề, ít gây hứng thú cho HS, do đó hiệu quả giáo dục còn gặp nhiều hạn chế chưa
đem lại những kết quả như mong đợi của các nhà quản lý giáo dục cũng như các
GV giảng dạy bộ môn
Là một GV môn Công nghệ 10, tôi luôn ý thức nhiệm vụ của mình là
phải đổi mới phương pháp để nâng cao chất lượng dạy học đồng thời phát huy
tính tích cực, vận dụng vào đời sống thực tế, để các em được tự do sáng tạo, tự
do trình bày ý tưởng, quan điểm của bản thân. Trong suốt một năm học qua, tôi
đã áp dụng phương pháp dạy học theo dự án vào trong quá trình giảng dạy của
mình. Tôi nhận thấy, hiệu quả và chất lượng dạy học tăng lên rất nhiều. Chính vì
thế, tôi chọn đề tài “Phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo cho học sinh
thông qua hoạt động giáo dục trải nghiệm sáng tạo trong dạy học Môn Công
Nghệ 10”, góp phần thực hiện việc đổi mới tư duy và PPDH phát huy tích cực
của HS trong trường THPT hiện nay.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Thiết kế và xây dựng kịch bản cho quá trình dạy học diễn ra theo đúng
chủ đích.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
1
LUAN VAN CHAT LUONG download : add [email protected]