Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

(SKKN HAY NHẤT) nghiên cứu ứng dụng một số bài tập phát triển thể lực chung cho học sinh trường THCS
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO YÊN ĐỊNH
TRƯỜNG THCS YÊN TRƯỜNG
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
TÊN ĐỀ TÀI
NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG MỘT SỐ BÀI TẬP PHÁT TRIỂN
THỂ LỰC CHUNG CHO HỌC SINH TRƯỜNG THCS YÊN
TRƯỜNG, HUYỆN YÊN ĐỊNH, TỈNH THANH HÓA
Người thực hiện: Đỗ Bá Việt
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường THCS Yên Trường
SKKN thuộc lĩnh vự môn: Thể dục
YÊN ĐỊNH, NĂM 2021
UAN VAN CHAT LUONG download : add [email protected]
TT
1 I. MỞ ĐẦU
2 1. Lý do chọn đề tài
3 2. Mục đích nghiên cứu
4 3. Nhiệm vụ nghiên cứu
5 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứ
6 5. Phương pháp nghiên cứu
7 II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
8 1. Cơ sở lý luận
9 2. Thực trạng
10 3. Kết quả nghiên cứu
12 III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
13 1. Kết luận
14 2. Kiến nghị
15
UAN VAN CHAT LUONG download : add [email protected]
A. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Giáo dục thể chất cho thế hệ trẻ là một bộ phận cơ bản trong hệ thống giáo
dục toàn dân, trong đó các bài tập thể dục thể thao là một biện pháp quan trọng,
hữu hiệu và đặc trưng đem lại sức khỏe cho mọi người và thể chất cường tráng cho
thế hệ mai sau. Giáo dục thể chất trong các nhà trường là một bộ phận không thể
thiếu của nền giáo dục xã hội chủ nghĩa. GDTC có tác dụng tích cực tới sự hoàn
thiện nhân cách, thể chất cho học sinh, nhằm đào tạo con người mới phát triển toàn
diện, phục vụ đắc lực cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước góp
phần bảo về và giữ vững an ninh quốc phòng. Đáp ứng nhu cầu đòi hỏi ngày càng
cao của sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước đòi hỏi phải nâng cao
chất lượng nguồn nhân lực, mà trong đó yếu tố sức khoẻ là quan trọng nhất.
Qua thực tiễn công tác tổ chức, quản lý phong trào TDTT cho thấy, muốn
phát triển phong trào TDTT, thì không thể thiếu được vai trò của GDTC trong nhà
trường, từ bậc mẫu giáo, học sinh trung học đến bậc đại học. Vì vậy, việc nâng cao
chất lượng giáo dục thể chất trong các trường học rất cần đội ngũ thầy, cô giáo làm
công tác GDTC có trình độ chuyên môn, kiến thức sư phạm vững vàng đáp ứng
yêu cầu của xã hội hiện nay. Tuy nhiên để xem xét một cách nghiêm túc công tác
GDTC ở trường học nhất là ở cấp THCS chúng ta còn khá nhiều bất cập. Như
nhận thức của nhiều ngành, nhiều cấp ngay cả giáo viên ở trường THCS chưa nhận
thức đầy đủ và coi trọng đúng mức về công tác GDTC.
Trường Yên Trường, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa có 310 học sinh được
biên chế với 8 lớp học. Nhiệm vụ chính của nhà trường là đáp ứng công tác dạy
học và yêu cầu đổi mới giáo dục. Là một trường có số lượng học sinh tương đối
đông trong huyện, do điều kiện đông đảo học sinh là con em nông dân, nguồn kinh
tế chính là làm nghề nông, nên thu nhập theo đầu người còn thấp, điều kiện tập
luyện thể dục thể thao còn rất thiếu, chất lượng chưa cao. Hiện nay, các điều kiện
đảm bảo để học tập môn GDTC của nhà trường còn nhiều thiếu thốn như chưa có
nhà tập, sân tập theo đúng tiêu chuẩn quy định. Với điều kiện thiếu thốn như vậy,
nhiều em học sinh vẫn tích cực tham gia tập luyện, rèn luyện thân thể. Bên cạnh
đó, còn nhiều em chưa tự giác tập luyện, dẫn đến không đủ sức khỏe để đảm bảo
học tập môn GDTC nói riêng và các môn khác nói chung. Bởi qua quan sát thực tế
giảng dạy, nhận thấy vấn đề thể lực của các em học sinh trong các giờ học thể dục
còn yếu kém, dẫn tới không hoàn thành mục tiêu của môn học, chưa đạt kết quả
xếp loại thể lực. Điều này đã ảnh hưởng ít nhiều đến kết quả học tập của học sinh
và thành tích thi đua của nhà trường.
Xuất phát từ những lý do trên, với mục đích nâng cao thể lực cho học sinh
trường THCS Yên Trường với mong muốn đóng góp một phần vào sự phát triển
của nhà trường, nâng cao thể lực cho học sinh, tôi mạnh dạn nghiên cứu đề tài:
“Nghiên cứu ứng dụng một số bài tập phát triển thể lực chung cho học sinh
trường THCS Yên Trường, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa”
2. Mục đích nghiên cứu
1
UAN VAN CHAT LUONG download : add [email protected]
Thông qua viêc phân tích lý luận và thực tiễn công tác giáo dục thể chất của
Trường THCS Yên Trường, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa, đồng thời lựa chọn
và ứng dụng nhóm giải pháp thích hợp, có tính khả thi theo hướng tích cực hóa
việc tập luyện của học sinh nhằm góp phần nâng cao thể lực cho học sinh trường
THCS Yên Trường, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích nghiên cứu, đề tài xác định các mục tiêu cụ thể sau:
Nhiệm vụ 1: Nghiên cứu thực trạng trình độ thể lực của học sinh Trường
THCS Yên Trường, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa.
- Đánh giá thực trạng về thái độ học tập, rèn luyện thể lực của học sinh.
- Đánh giá thực trạng về cơ sở vật chất phục vụ công tác GDTC
- Đánh giá thực trạng về việc sử dụng bài tập phát triển thể lực chung.
- Đánh giá thực trạng trình độ thể lực chung của học sinh trường THCS Yên
Trường, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa (theo tiêu chuẩn đánh giá, xếp loại thể
lực học sinh, sinh viên hiện nay do Bộ GD&ĐT quy định).
Nhiệm vụ 2: Lựa chọn và ứng dụng các bài tập phát triển thể lực chung
cho học sinh trường THCS Yên Trường, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa.
- Cơ sở thực tiễn để lựa chọn các bài tập phát triển thể lực cho học sinh.
- Tiến hành phỏng vấn các giáo viên nhằm lựa chọn các bài tập hiệu quả,
phù hợp.
- Lựa chọn và ứng dụng các bài tập phát triển thể lực chung cho học.
- Xây dựng kế hoạch thực nghiệm
- Tổ chức thực nghiệm các bài tập phát triển thể lực cho học sinh.
- Đánh giá hiệu quả bài tập phát triển thể lực cho học.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
- Các bài tập phát triển thể lực chung cho học sinh trường THCS Yên
Trường, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa
- Là học sinh của trường THCS Yên Trường, huyện Yên Định, tỉnh Thanh
Hóa
4.2. Phạm vị nghiên cứu
- Các bài tập phát triển thể lực chung cho học trường THCS Yên Trường,
huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa
- Học sinh trường THCS Yên Trường, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa
4.3. Địa điểm nghiên cứu.
Đề tài được tiến hành nghiên cứu tại: Trường THCS Yên Trường, huyện Yên
Định, tỉnh Thanh Hóa
5. Phương pháp nghiên cứu
Để giải quyết các mục đích, mục tiêu nghiên cứu trong quá trình nghiên cứu
đề tài đã sử dụng các phương pháp sau:
5.1. Phương pháp tổng hợp và phân tích các tài liệu có liên quan
Phương pháp tổng hợp và phân tích tài liệu được sử dụng rộng rãi trong hầu
hết các công trình nghiên cứu khoa học. Phương pháp này giúp cho việc hệ thống
2
UAN VAN CHAT LUONG download : add [email protected]