Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

(SKKN HAY NHẤT) một vài kinh nghiệm vận dụng bảng kiểm, rubrics vào kiểm tra đánh giá trong dạy học
MIỄN PHÍ
Số trang
40
Kích thước
336.0 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
934

(SKKN HAY NHẤT) một vài kinh nghiệm vận dụng bảng kiểm, rubrics vào kiểm tra đánh giá trong dạy học

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA

TRƯỜNG THPT THẠCH THÀNH 3

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

TÊN ĐỀ TÀI: MỘT VÀI KINH NGHIỆM VẬN DỤNG

BẢNG KIỂM, RUBRICS VÀO KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ

TRONG DẠY HỌC NGỮ VĂN Ở NHÀ TRƯỜNG TRUNG

HỌC PHỔ THÔNG

Người thực hiện: Nguyễn Thị Hạnh

Chức vụ: Giáo viên

Đơn vị công tác: Trường THPT Thạch Thành 3

SKKN thuộc lĩnh vực (môn) : Ngữ Văn

THANH HÓA NĂM 2020-2021

LUAN VAN CHAT LUONG download : add [email protected]

MỤC LỤC Trang

I- MỞ ĐẦU 1

1.1. Lí do chọn đề tài: 1

1.2. Mục đích nghiên cứu: 2

1.3. Đối tượng nghiên cứu 3

1.4. Phương pháp nghiên cứu: 3

1.5. Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm: 3

II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 3

2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm

2.1.1. Bảng kiểm 3

2.1.2. Rubrics: 3

2.2. Thực trạng của vấn đề vận dụng bảng kiểm, rubrics vào kiểm tra đánh giá

khi dạy học môn Ngữ Văn (trước khi áp dụng SKKN) 4

2.3. CÁC GIẢI PHÁP VÀ BIỆN PHÁP TỔ CHỨC THỰC HIỆN 7

* CÁC GIẢI PHÁP: 7

2.3.1. Giới thuyết chung về bảng kiểm7

2.3.2. Các bước xây dựng bảng kiểm 8

2.3.2.1. Cách thiết kế bảng kiểm: 8

2.3.2.1.1. Chọn tên cho bảng kiểm 8

2.3.2.1.2. Phân tách các nhiệm vụ thành thao tác cụ thể

2.3.2.1.3. Nêu ý nghĩa của mỗi thao tác 9

2.3.2.1.4. Xác định yêu cầu (tiêu chuẩn) phải đạt của mỗi thao tác 9

2.3.2.2. Cấu trúc của bảng kiểm 9

2.3.2.2.1. Phần đầu

2.3.2.2.1. Lập bảng 10

2.3.3. Sử dụng bảng kiểm để dạy học

2.3.3.1. Thao tác chuẩn bị

2.3.3.2. Triển khai dạy học bằng bảng kiểm

2.3.4. Kiểm tra, đánh giá sau luyện tập, thực hành 11

2.3.5. Xác định những bài Đọc Văn, Làm Văn có thể vận dụng bảng kiểm,

Rubrics theo từng khối để giáo viên thiết kế giáo án sát hợp và vận dụng

linh hoạt, có hiệu quả cho từng lớp

2.3.6. Rèn kĩ năng tóm tắt văn bản bằng bảng kiểm môn Ngữ Văn cho học sinh

2.3.7. Xác định những bài Đọc Văn, Làm Văn có thể vận dụng bảng kiểm,

Rubrics theo từng khối để giáo viên thiết kế giáo án sát hợp và vận

dụng linh hoạt, có hiệu quả cho từng lớp

* CÁC BIỆN PHÁP TỔ CHỨC THỰC HIỆN

3.3.1. Cung cấp cho học sinh hệ thống các câu hỏi chuẩn bị bài ở nhà để sẵn sàng

cho một giờ dạy học theo hướng nghiên cứu bài học tại lớp có sử dụng bảng kiểm

LUAN VAN CHAT LUONG download : add [email protected]

3.3.2. Xây dựng Phiếu học tập sử dụng câu hỏi căn cứ vào Mục tiêu bài học và

Hướng dẫn học bài phù hợp với các tiêu chí đánh giá rubrics.

3.3.3. Vận dụng bảng kiểm để rèn kĩ năng đọc hiểu văn bản cho học sinh 15

2.4. HIỆU QUẢ CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC, VỚI

BẢN THÂN, ĐỒNG NGHIỆP VÀ NHÀ TRƯỜNG

III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ

3.1. Kết luận 19

3.2. Kiến nghị

LUAN VAN CHAT LUONG download : add [email protected]

MỘT VÀI KINH NGHIỆM VẬN DỤNG BẢNG KIỂM, RUBRICS VÀO KIỂM

TRA ĐÁNH GIÁ TRONG DẠY HỌC NGỮ VĂN Ở NHÀ TRƯỜNG TRUNG

HỌC PHỔ THÔNG

I- MỞ ĐẦU

1.1. Lí do chọn đề tài:

Đê - Cac - ter đã nói: “Không phương pháp thì người tài cũng lạc

lối. Có phương pháp thì người thường cũng làm được những việc phi thường”.

Phương pháp là chìa khoá mở đầu, là con đường đưa ta đến với chân lí. Việc đổi mới

phương pháp dạy học đòi hỏi những phương tiện, cơ sở vật chất, tổ chức dạy học,

cách thức quản lí và cả kinh nghiệm của giáo viên nữa! “Đây là một công việc mang

tính chất lâu dài và phải được tiến hành theo một lộ trình riêng...”[2]. Trong đó, đổi

mới phương pháp dạy học được xem là một khâu then chốt và đổi mới kiểm tra đánh

giá trong dạy học môn Ngữ Văn chính là động lực thúc đẩy quá trình dạy học Ngữ

Văn ở nhà trường phổ thông.

Sự phát triển kinh tế - xã hội hiện nay đang đặt ra những yêu cầu

cấp thiết đối với giáo viên dạy Ngữ Văn ở nhà trường THPT. Đổi mới dạy học Ngữ

Văn nhằm phát huy tính tích cực, tự giác ở người học; thúc đẩy khả năng cộng tác của

các em. Học sinh biết làm chủ, biết lắng nghe, ghi chép, quan sát, sử dụng SGK, tìm

kiếm công cụ thông tin... để từ đó “Học sinh tự mình hoàn thành nhiệm vụ nhận thức

với sự tổ chức, hướng dẫn của giáo viên”[2].

Trong Hướng dẫn đổi mới kiểm tra đánh giá ở nhà trường phổ

thông, Bộ GDĐT đã yêu cầu ba phương diện chính cần tiến hành, đó là: Đổi mới mục

đích đánh giá( để phân loại học sinh; điều chỉnh chương trình giáo dục, phát triển

năng lực người học); Đa dạng hóa công cụ đánh giá(Trắc nghiệm khách quan; Tự

luận; Quan sát của giáo viên); Đổi mới chủ thể đánh giá( Giáo viên đánh giá; Học

sinh đánh giá...)[2]. Ba phương diện đổi mới kiểm tra đánh giá trong dạy học trên đây

dựa trên quan điểm xây dựng chương trình giáo dục theo định hướng tiếp cận năng

lực mà nước ta đang bắt đầu thực hiện và sẽ được tiến hành thực sự bốn năm nữa sau

khi hoàn tất chương trình thay SGK ba cấp học.

Việc sử dụng phương pháp dạy học gắn chặt với các hình thức tổ

chức dạy học, các phương tiện phù hợp đặc thù của phân môn, bài dạy. Tuỳ theo mục

tiêu, nội dung, đối tượng và điều kiện cụ thể mà có hình thức tổ chức thích hợp. Giáo

viên cần biết sử dụng đủ và có hiệu quả các thiết bị dạy học tối thiểu cho bài – phân

môn đó( kể cả Công nghệ thông tin). Bên cạnh những phương pháp dạy học truyền

thống như đàm thoại, thuyết trình, giáo viên cần sử dụng những phương pháp mới

như làm việc nhóm.[2]. Dẫu sao đây mới chỉ là hoạt động bên ngoài. Còn vận dụng

bảng kiểm, rubrics đánh giá, chúng ta mới thực sự giúp học sinh hoạt động từ bên

trong và thu được kết quả khả quan hơn nhiều.

Chúng ta cũng đã biết: Đối với môn Ngữ Văn, Đọc Văn đóng một

vai trò quan trọng. Thực tiễn dạy học môn Ngữ Văn hiện nay ở nhà trường THPT cho

thấy Hoạt động Kiểm tra đánh giá trong phân môn Đọc Văn cần phải được quan tâm

LUAN VAN CHAT LUONG download : add [email protected]

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!