Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

(SKKN HAY NHẤT) một vài kinh nghiệm sân khấu hóa giờ học văn bản ngữ văn nhằm phát triển năng lực
PREMIUM
Số trang
62
Kích thước
831.0 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1375

(SKKN HAY NHẤT) một vài kinh nghiệm sân khấu hóa giờ học văn bản ngữ văn nhằm phát triển năng lực

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA

PHÒNG GD&ĐT HUYỆN CẨM THỦY

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

TÊN ĐỀ TÀI

MỘT VÀI KINH NGHIỆM SÂN KHẤU HÓA GIỜ HỌC VĂN

BẢN NGỮ VĂN NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC

SINH Ở TRƯỜNG THCS CẨM THẠCH HUYỆN CẨM THỦY

Người thực hiện: Nguyễn Thị Chung

Chức vụ: Giáo viên

Đơn vị công tác: Trương THCS Cẩm Thạch

SKKN thuộc lĩnh vực (môn): Ngữ văn

THANH HOÁ NĂM 2021

LUAN VAN CHAT LUONG download : add [email protected]

MỤC LỤC

Nội dung Trang

1. MỞ ĐÀU 1

1.1. Lí do chọn đề tài 1

1.2. Mục đích nghiên cứu 2

1.3. Đối tượng nghiên cứu 2

1.4. Phương pháp nghiên cứu 2

1.5. Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm 3

2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 3

2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm 3

2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm 5

2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề. 7

2.3.1. Giải pháp 1: Xác định các bước để tiến hành một giờ sân

khấu hóa

7

2.3.2. Giải pháp 2: Hệ thống những văn bản có thể chuyển hóa

thành kịch bản văn học

7

2.3.3. Giải pháp 3: Hình thành kịch bản 8

2.3.4. Giải pháp 4: Tiến hành đóng kịch và diễn kịch 13

2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo

dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường

16

3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 19

3.1. Kết luận 19

3.2. Kiến nghị 19

TÀI LIỆU THAM KHẢO

DANH MỤC SKKN ĐÃ ĐƯỢC XẾP HẠNG

LUAN VAN CHAT LUONG download : add [email protected]

BẢNG VIẾT TẮT SỬ DỤNG TRONG SKKN

TT Viết tắt Nội dung

1 HS Học sinh

2 HSG Học sinh giỏi

3 GV Giáo viên

4 GVDG Giáo viên dạy giỏi

5 SGK Sách giáo khoa

6 SGV Sách giáo viên

7 PP Phương pháp

8 PGD&ĐT Phòng Giáo dục và Đào tạo

9 SGD&ĐT Sở Giáo dục và Đào tạo

10 SKKN Sáng kiến kinh nghiệm

11 PHHS Phụ huynh học sinh

12 BGH Ban giám hiệu

13 THCS Trung học cơ sở

14 THPT Trung học phổ thông

15 SKH Sân khấu hóa

16 CSTĐ Chiến sĩ thi đua

17 VD Ví dụ

18 KHXH Khoa học xã hội

LUAN VAN CHAT LUONG download : add [email protected]

1

1. MỞ ĐẦU

1.1. Lí do chọn đề tài

Đề án đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông 2018 đã

được Thủ tướng chính phủ phê duyệt. Chương trình giáo dục phổ thông mới

được xây dựng theo định hướng phát triển phẩm chất và năng lực của học sinh;

tạo môi trường học tập và rèn luyện giúp học sinh phát triển hài hoà về thể chất

và tinh thần, trở thành người học tích cực, tự tin, biết vận dụng các phương pháp

học tập tích cực để hoàn chỉnh các tri thức và kĩ năng nền tảng, có ý thức lựa

chọn nghề nghiệp và học tập suốt đời; có những phẩm chất tốt đẹp và năng lực

cần thiết để trở thành người công dân có trách nhiệm, người lao động có văn

hoá, cần cù, sáng tạo, đáp ứng nhu cầu phát triển của cá nhân và yêu cầu của sự

nghiệp xây dựng, bảo vệ đất nước trong thời đại toàn cầu hoá và cách mạng

công nghiệp mới.

Mục tiêu của chương trình Ngữ văn mới cũng được xây dựng trên tinh thần

đó: vừa hình thành và phát triển cho học sinh những phấm chất cao đẹp vừa góp

phần giúp các em phát triển các năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học thông

qua hệ thống kiến thức phổ thông cơ bản về văn học, Tiếng việt.

Việc dạy học môn Ngữ văn theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực

chính là góp phần đắc lực vào quá trình hoàn thiện đổi mới phương pháp dạy

học theo chương trình mới. Từ đó xây dựng nên những thế hệ học sinh có kiến

thức, kĩ năng, thái độ, năng lực phù hợp với đòi hỏi của thời đại. Một số năng

lực chung, năng lực đặc thù được hình thành và phát triển cho học sinh thông

qua môn Ngữ văn đã được xác định đó là:

- Năng lực tự chủ và tự học

- Năng lực giao tiếp và hợp tác

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo

- Năng lực ngôn ngữ

- Năng lực văn học

Có một triết gia đã nói “Không có phương pháp thì người tài cũng có lỗi,

có phương pháp thì người bình thường cũng làm được những điều phi thường”.

Câu nói ấy chính là sự khẳng định vai trò của giáo viên trong việc làm mới mỗi

bài dạy, vận dụng linh hoạt mỗi phương pháp, kĩ thuật dạy học để học sinh được

học, được chơi, được làm việc mà không thấy áp lực, nặng nề, chán môn học

như thực trạng đang báo động hiện nay. Có nhiều phương pháp dạy học mới

theo định hướng phát triển năng lực học sinh như dạy học theo dự án, trạm,

phương pháp hoạt động nhóm, tạo tình huống có vấn đề, và sân khấu hóa giờ

học văn bản cũng là một hình thức dạy học mới.

Phương pháp này do Tiến sĩ Nguyễn Quang Trung (Đại học Quốc gia Hà

Nội) sáng tạo và được áp dụng ở nhiều trường học trên cả nước. Với mô hình

sân khấu hóa tác phẩm văn học, thay vì những giờ giảng “thầy đọc, trò chép”,

những tiết mục sân khấu hóa sinh động, giúp học sinh dễ học, dễ nhớ, nhập tâm

hơn với những tác phẩm văn học. Mô hình “Sân khấu hóa tác phẩm văn học” sẽ

giúp học sinh có thêm nhiều kỹ năng trong cuộc sống. Cách học văn này đã tạo

thói quen cho mỗi học sinh luôn chủ động tìm hiểu, nhập tâm vào tác phẩm, cảm

LUAN VAN CHAT LUONG download : add [email protected]

2

nhận rõ nét về nội dung, tư tưởng, chủ đề của mỗi tác phẩm văn học, hướng con

người tới những giá trị chân - thiện - mỹ trong cuộc sống…”.

Từ năm 2013 đến nay nhiều trường học trên cả nước áp dụng mô hình này.

Bằng hình thức kịch ngắn, phim ngắn, múa dân gian, múa đương đại, ngâm thơ,

kể chuyện, nhạc kịch... đã thu hút sự quan tâm của tất cả học sinh tham gia.

Nhóm Văn trường chúng tôi cũng đã áp dụng mô hình này từ trước 2013, tuy

nhiên còn nhỏ lẻ, thưa thớt, chưa đồng bộ, mạnh ai nấy làm, chưa có sự đấu mối,

rút kinh nghiệm sau mỗi giờ dạy văn bản có sân khấu hóa. Giờ dạy - học môn

Ngữ văn dù có sôi nổi hơn, song vẫn chưa có sức hấp dẫn, lôi cuốn thực sự đối

với học sinh.

Khi đề án đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông 2018

đã được Thủ tướng chính phủ phê duyệt, không chỉ riêng nhóm Văn mà cả tổ

KHXH ở trường chúng tôi đã có nhiều lần đưa vấn đề sân khấu hóa văn bản văn

học ra thảo luận trong các buổi sinh hoạt chuyên môn, nhằm tìm ra giải pháp

cho việc nâng cao chất lượng bộ môn và phát triển năng lực người học thì mô

hình này mới bắt đầu được chú trọng và thực sự đem lại kết quả đáng mừng

trong việc dạy - học. Chúng tôi nhận thấy, không chỉ những em học sinh học khá

giỏi bị lôi cuốn mà ngay cả những học sinh trước đây không thích học Văn, kết

quả học tập luôn ở mức trung bình, thậm chí yếu kém cũng tham gia rất nhiệt

tình, có em vào vai còn tốt hơn cả những bạn học khá, giỏi. Con đường đón

nhận kiến thức của các em đã mở ra một lối đi mới, việc ghi nhớ bài học không

còn là nỗi lo lắng thường trực nữa. Giờ học Văn bắt đầu đã được học sinh háo

hức mong chờ.

Năm học 2020-2021, tôi được phân công dạy Ngữ văn lớp 8, tôi tiếp tục sử

dụng phương pháp này trong các giờ dạy - học các trích đoạn văn bản truyện,

hồi kí, tiểu thuyết (Ngữ văn 8 - tập 1) và tôi nhận thấy sân khấu hóa giờ học văn

bản là một phương pháp hữu hiệu trong dạy học theo định hướng phát triển

năng lực học sinh. Thông qua hình thức sân khấu hóa đã đưa những tác phẩm

ngữ văn, trích đoạn văn học đến gần hơn với các em học sinh; giúp các em có

thể đồng sáng tạo với nhà văn và tạo ra sân chơi bổ ích cho các em; làm cho

những tiết học văn thú vị, hấp dẫn hơn rất nhiều.

Đó chính là lí do tôi mạnh dạn đưa ra đề tài “ Một vài kinh nghiệm sân

khấu hóa giờ học văn bản Ngữ văn nhằm phát triển năng lực học sinh trường

THCS Cẩm Thạch huyện Cẩm Thủy”

1.2. Mục đích nghiên cứu

Chọn sáng kiến “ Một vài kinh nghiệm sân khấu hóa giờ học văn bản Ngữ

văn nhằm phát triển năng lực học sinh trường THCS Cẩm Thạch huyện Cẩm

Thủy” tôi muốn đưa ra một số giải pháp đã làm và thấy hiệu quả trong việc SKH

văn bản văn học, qua đó để truyền tải những kiến thức và kỹ năng từ văn bản

văn học đến học sinh một cách dễ hiểu nhất, sinh động nhất, từ đó giúp học sinh

nắm vững, nắm chắc các kiến thức về văn bản văn học đồng thời phát triển năng

lực cho học sinh.

Sáng kiến kinh nghiệm này còn nhằm giúp các em hứng thú hơn, tích cực

hơn khi học các văn bản văn học và sẽ yêu thích, học tốt môn Ngữ văn hơn.

LUAN VAN CHAT LUONG download : add [email protected]

3

Ngoài ra nghiên cứu đề tài này nhằm đánh giá thực trạng việc thực hiện

các hoạt động dạy học theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực HS trong

môn Ngữ văn ở trường THCS Cẩm Thạch huyện Cẩm Thủy.

1.3. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là: Các giải pháp, biện pháp để sân khấu

hóa một cách hiệu quả các văn bản Ngữ văn trong SGK Ngữ văn bậc THCS.

1.4. Phương pháp nghiên cứu

Trong quá trình thực hiện đề tài, tôi sử dụng các phương pháp cơ bản sau:

- Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết

- Phương pháp điều tra, khảo sát thực tế, thu thập thông tin

- Phương pháp thống kê, xử lý số liệu

- Phương pháp so sánh, phân tích và tổng hợp.

1.5. Điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm

1.5.1. Về phạm vi: Nếu năm học 2012-2013, phạm vi nghiên cứu của

SKKN là “ Một vài kinh nghiệm sân khấu hóa giờ học văn bản Ngữ văn 6 nhằm

phát triển năng lực học sinh trường THCS Lương Nội huyện Bá Thước” thì

năm nay SKKN của tôi mở rộng cho cả bậc THCS - “ Một vài kinh nghiệm sân

khấu hóa giờ học văn bản Ngữ văn nhằm phát triển năng lực học sinh trường

THCS Cẩm Thạch huyện Cẩm Thủy”

1.5.2.Về nội dung: Tôi phát triển thêm các giải pháp đã trình bày ở

SKKN năm học 2012-2013, đồng thời đề ra thêm 1 giải pháp và 2 biện pháp

mới mà bản thân tôi đúc rút ra được trong quá trình dạy học từ năm 2012-2013

đến nay. Đó là: Giải pháp 1: Xác định các bước để tiến hành một giờ sân khấu

hóa; mục 2.3.3.1. biện pháp 1của giải pháp 3. Chọn hình thức sân khấu hóa văn

bản; mục 2.3.4.3. biện pháp 3 của giải pháp 4. Sân khấu hóa trong trải nghiệm

hoạt động sáng tạo, ngoại khóa ngoài trời (trình bày trong phần nội dung)

2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

2.1. Cơ sở lí luận

Với mục tiêu “chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến

thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học. Học đi đôi với

hành; lý luận gắn với thực tiễn…” [3] của Nghị quyết TƯ 29 về đổi mới căn bản

và toàn diện GD&ĐT đã đặt ra cho các nhà lý luận dạy học về đổi mới nội dung,

hình thức và phương pháp tổ chức dạy học sao cho hiệu quả nhất. “Dự thảo

chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn được công bố tháng 1 năm 2018

có thể nói đã phản ánh định hướng đổi mới chương trình và sách giáo khoa theo

hướng hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất người học. Trong dự thảo

chương trình môn Ngữ văn quy định, bậc THCS có tổng số 105 tiết chia đều

mỗi lớp 35 tiết để dạy học các chuyên đề tự chọn. Nội dung các chuyên đề tự

chọn do Nhà trường và giáo viên thiết kế xây dựng sao cho phù hợp với tình

hình thực tế về đội ngũ, cơ sở vật chất, điều kiện đặc thù của nhà trường và địa

phương. Hình thức và phương pháp tổ chức các chuyên đề tự chọn có thể là dạy

học dự án theo hướng vận dụng các kiến thức đã học kết hợp kiến thức tìm hiểu

mở rộng để xây dựng một ý tưởng dự án có tính khả thi. Ví dụ như sân khấu hóa

các tác phẩm văn học hay trích đoạn tác phẩm, viết kịch bản và xây dựng một

LUAN VAN CHAT LUONG download : add [email protected]

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!