Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

(SKKN HAY NHẤT) một số kinh nghiệm dạy đọc hiểu văn bản hai đứa trẻ thạch lam (SGK ngữ văn 11) nhằm
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
MỤC LỤC
Trang
1: MỞ ĐẦU
1.1.Lí do chọn đề tài.............................................................................................................................1
1.2.Mục đích nghiên cứu...................................................................................................................1
1.3.Đối tượng nghiên cứu..................................................................................................................1
1.4.Phương pháp nghiên cứu...........................................................................................................2
2.NỘI DUNG CỦA SKKN
2.1.Cơ sở lí luận của SKKN…………………..……………………....................2
2.2.Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến…...………………...............2
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề……………..........................4
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm...............................................................................16
3.KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
3.1.Kết luận...........................................................................................................................................19
3.2.Kiến nghị.........................................................................................................................................19
UAN VAN CHAT LUONG download : add [email protected]
1: MỞ ĐẦU
1.1 Lý do chọn đề tài
Luật giáo dục. Điều 28.2 đã ghi “ Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát
huy tính tích cực, tự giác, chủ động sáng tạo của học sinh phù hợp với đặc điểm
từng lớp học, môn học, bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theo
nhóm, rèn kĩ năng vận dựng kiến thức vào thực tiễn tác động đến tình cảm, đem
lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh”
Trong quan niệm dạy học mới (tổ chức) một giờ học tốt là một giờ học phát
huy được tính tích cực tự giác, chủ động, sáng tạo của cả người dạy và người
học nhằm nâng cao tri thức, bồi dưỡng năng lực hợp tác , năng lực vận dụng tri
thức vào thực tiễn, bồi dưỡng phương pháp tự học tác động đến tư tưởng tình
cảm, đem lại niềm vui hứng thú học tập cho người học.
Việc tạo hứng thú, say mê học tập cho học sinh trong học tập nói chung và
môn văn nói riêng đòi hỏi giáo viên phải đổi mới phương pháp dạy để phát huy
năng lực, tính tích cực chủ động, sáng tạo của học sinh.Từ đó làm cho giờ văn
trở nên sinh động, hấp dẫn, các em có hứng thú học tập. Luận ngữ có câu “ Biết
mà học không bằng thích mà học, thích mà học không bằng say mà học” sự say
mê hứng thú là động lực thúc đẩy các em nỗ lực cố gắng. Muốn các em có hứng
thú say mê học tập người giáo viên không được truyền thụ kiến thức áp đặt theo
kiểu truyền thụ một chiều thầy đọc trò chép mà phải phát huy tính tích cực chủ
động, sáng tạo của học sinh. Xuất phát từ những vấn đề trên. Tôi mong muốn
trong từng tiết dạy của mình luôn tạo được sự hứng thú, say mê học tập để giờ
văn đạt hiệu quả cao. Nên tôi đã không ngừng tìm tòi đổi mới trên từng tiết dạy
và cũng vì thế tôi chọn đề tài: Một số kinh nghiệm dạy đọc hiểu văn bản:
“Hai đứa trẻ” -Thạch Lam (SGK ngữ văn 11) nhằm phát huy năng lực, tính
tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh.
1.2. Mục đích nghiên cứu.
Với những trăn trở, tìm tòi của mình, tôi thực hiện đề tài này để tìm ra
phương pháp, cách thức tổ chức bài dạy tốt hơn, phù hợp với từng đối tượng
học sinh, giúp các em phát huy năng lực, tính tích cực, chủ động, biết vận dụng
những kiến thức đã học vào giải quyết các vấn đề trong thực tiễn. Và mục đích
cuối cùng là để góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập tại trường
THPT Cẩm Thủy 1 nói riêng và của ngành giáo dục nói chung.
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
- Việc dạy và học bài “ hai đứa trẻ” của Thạch Lam trong chương trình ngữ
văn lớp 11
- Học sinh lớp 11 trường THPT Cẩm thủy 1 ( lớp 11A2, 11A6, 11A10, 11A11)
năm học 2020- 2021
1
UAN VAN CHAT LUONG download : add [email protected]
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
Trong chuyên đề này tôi sử dụng: Phương pháp phân tích và tổng hợp lý
thuyết, phương pháp phân tích và tổng hợp kinh nghiệm. Kết hợp những lý
thuyết về các phương pháp dạy học tích cực, lý thuyết về dạy học theo định
hướng năng lực và thực tiễn giáo dục tại trường THPT Cẩm Thủy1. Ngoài ra,
tôi còn sử dụng phương pháp điều tra, khảo sát thực tế, thu thập thông tin,
phương pháp thống kê, xử lý số liệu…
2.NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM.
2.1 Cơ sơ lý luận của sáng kiến kinh nghiệm.
Chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2011- 2020 ban hành kèm theo
quyết định 711QĐ-TTg ngày13/6/2012 của thủ tướng chính phủ chỉ rõ “ Tiếp
tục đổi mới phương pháp dạy học và đánh giá kết quả học tập rèn luyện theo
hướng phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo và năng lực tự học của
người học”
Tài liệu bồi dưỡng cán bộ quản lí và giáo viên về biên soạn đề kiểm tra, xây
dựng thư viện câu hỏi và bài tập cũng đã viết “ Hoạt động giáo dục chỉ đạt hiệu
quả cao khi tạo lập được môi trường sư phạm lành mạnh, bầu không khí thân
thiện, phát huy ngày càng cao vai trò tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh”
( Theo từ điển Tiếng Việt – Nhà xuất bản Đà Nẵng, năm 2000). Muốn học sinh
tích cực, chủ động, sáng tạo trong học tập, tiếp thu kiến thức giáo viên phải biết
truyền cảm hứng. Willam A Ward đã nói: “Người thầy vĩ đại biết cách truyền
cảm hứng”. Muốn truyền cảm hứng cho học trò trong từng bài giảng, từng tiết
học để học sinh hứng thú học tập và yêu thích môn học của mình đòi hỏi giáo
viên phải nghiên cứu, tìm tòi đổi mới cách dạy cho phù hợp với đối tượng học
sinh. Giáo viên không được dạy học áp đặt, thầy đọc trò chép, ghi nhớ kiến thức
một cách máy móc ... dẫn đến giờ học nhàm chán, kết quả học tập không cao.
Với vai trò là người tổ chức, hướng dẫn quá trình học tập của học sinh người
giáo viên phải tìm tòi, xây dựng hướng tiếp cận mới, phương pháp mới như linh
hoạt trong kiểm tra bài cũ và dẫn dắc vào bài học mới sao cho học sinh có tâm
thế thoải mái tiếp cận kiến thức, sử dụng công nghệ thông tin hỗ trợ bài giảng,
tổ chức thảo luận nhóm, tổ chức các trò chơi trong giờ học ...Có như vậy mới
phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh đúng như định
hướng giáo dục hiện nay.
2.2 Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
Trong quá trình dạy học ở trường THPT Cẩm Thủy 1. Tôi thấy các em không
thích học môn văn, do thực trạng xã hội, nền kinh tế thị trường phát triển làm
cho học sinh thực dụng trong việc lựa chọn nghề của mình cho tương lai. Nên
các em thường chọn những môn tự nhiên để làm kinh tế và kĩ thuật có thu nhập
cao. Môn văn bị xem nhẹ , các em chỉ học đối phó đủ để tốt nghiệp vì thế không
hứng thú học văn, Giờ học văn trở nên gò bó, học sinh không hợp tác. Và giáo
viên cũng xuất phát từ những thực tế nêu trên, nên cũng không chú trọng đến
phát triển năng lực học sinh, tính tích cực chủ động , sáng tạo của học sinh,
2
UAN VAN CHAT LUONG download : add [email protected]